Bài học đối với các ngânhàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 33)

Việt Nam đang trong quá trình phát triển nghiệp vụ Factoring, vì vậy kinh nghiệm về việc phát triển nghiệp vụ Factoring, kinh nghiệm về hạn chế rủi ro trong hoạt động này rất cần được học hỏi để áp dụng vào thực tiễn nền kinh tế Việt Nam. Bài học chung nhất cho các NHTM Việt Nam để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động Factoring là phải biết cách phân loại khách hàng, tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên cũng như không ngừng phát triển công nghệ thông tin khách hàng

Thứ nhất: Pháp luật cần cho phép chuyển nhượng nợ và người được chuyển nhượng nợ phải có quyền đối với tài sản phát mại khi người chuyển nhượng nợ và con nợ bị phá sản. Luật pháp cần bắt buộc người mua phải thanh toán tiền hàng cho công

ty Factoring chứ không phải trực tiếp cho người bán nhằm hạn chế những bất lợi, hạn chế rủi ro đối với những tổ chức thực hiện hoạt động Factoring.

Thứ hai: Các đơn vị thực hiện hoạt động Factoring cần thường xuyên nâng cao nghiệp vụ để tránh bị lừa đảo, không nên tách rời chức năng bảo hiểm hoặc tài trợ với chức năng theo dõi và thu nợ.

Thứ ba: Các đơn vị thực hiện hoạt động Factoring cần xác định khách hàng mục tiêu, có những tiêu chí lựa chọn, đánh giá khách hàng để hạn chế rủi ro trong hoạt động Factoring xuất phát từ phía khách hàng.

Thứ tư: Các công ty Factoring cần có sự tài trợ từ các Quỹ bảo hiểm tín dụng giúp cho việc đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho hoạt động, hạn chế rủi ro tốt hơn nhờ kinh nghiệm của các Quỹ bảo hiểm.

Thứ năm: Cần xây dựng hiệp hội liên kết mang tầm cỡ quốc gia nhằm hỗ trợ các đơn vị thực hiện Factoring về mặt thông tin, bổ trợ về mặt kiến thức, cập nhật những thay đổi của thị trường kịp thời đồng thời cũng tư vấn về mặt luật pháp cho các đơn vị thực hiện nghiệp vụ Factoring.

***

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động Factoring đang ngày được nhiều các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp nhiều. Cũng như các phương thức thanh toán khác, hoạt động Factoring chứa đựng những rủi ro nhất định. Do đó, việc nhận biết và kiểm soát được các rủi ro trong hoạt động Factoring rất có ý nghĩa đối với các nhà quản trị thanh toán xuất nhập khẩu cũng như đối với đội ngũ nhân viên đang thực hiện nghiệp vụ này, có thế các ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động Factoring mới mong đạt được sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Trong chương 1, khóa luận đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận sau:

Thứ nhất, khái quát chung về hoạt động Factoring bao gồm: khái niệm, quy trình, chức năng, phân loại và vai trò.

Thứ hai, trình bày các vấn đề về rủi ro trong hoạt động Factoring, đưa ra một số rủi ro thường gặp và nguyên nhân dẫn đến rủi ro.

Thứ ba, trình bày kinh nghiệm hạn chế rủi ro của một số quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Những nội dung đề cập trong chương 1 là cơ sở nhận thức nền tảng để từ đó đi sâu phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động Factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam được đề cập ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG FACTORING TẠI CÁC

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w