trong thời gian tới
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động Factoring đối với sự phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới, năm 2015 các NHTM đều có những định hướng phát triển cụ thể trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh phát triển Factoring cả về chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng dịch vụ, hạn chế những rủi ro.
Số lượng các tổ chức cung ứng dịch vụ: các ngân hàng ở Việt Nam có hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại đều phải nhanh chóng triển khai nghiệp vụ Factoring. Bên cạnh các NHTM, các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng có thể cung cấp dịch vụ Factoring tạo sự cạnh tranh tích cực trên thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ Factoring: Tập trung cung cấp những gói sản phẩm Factoring là thế mạnh riêng của Ngân hàng mình nhằm hạn chế tối đa những rủi ro. Đồng thời tiếp tục và nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới trong gói sản phẩm dịch vụ Factoirng có tính chất hỗn hợp những thuận tiện nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
Nâng cao chất lượng dịch vụ: đầu tư, hiện đại hóa quy trình xử lý nghiệp vụ nhanh chóng và chính xác. Đơn giản hóa thủ tục thực hiện trong quy trình nhưng vẫn cần đảm bảo hiệu quả, tránh những rủi ro. Quy trình đầy đủ, thống nhất, nhanh chóng, tiện lợi giúp cho việc thưc hiện hoạt động Factoring diễn ra hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao sự hài long của khách hàng, nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Doanh số thực hiện: các NHTM khi thực hiện triển khai cung ứng sản phẩm Factoring cần phấn đấu tăng trưởng doanh số bình quân đạt từ 40 - 50% trong thời gian tới. Bên cạnh đó cần phát triển đồng đều cả Factoring nội địa và Factoring quốc tế.
Khách hàng mục tiêu: tập trung vào nhóm khách hàng trọng yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng vẫn quan tâm đúng mức đến các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Ưu tiên đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu các mặt hàng trọng lực của Việt Nam, thận trọng với các ngành nghề nhiều rủi ro. Đấy mạnh các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm Factoring đến
tất cả các thành phần kinh tế, nâng cao nhận thức về lợi ích của sản phầm. Đối với các khách hàng truyền thống, lâu năm cần có chính sách uu đãi, thuởng.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: bổ sung nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng với yêu cầu công việc.
Hạn chế rủi ro trong hoạt động Factoring: chú trọng tới khâu lựa chọn khách hàng có uy tín, năng lực tài chính, chất luợng khâu thẩm định khách hàng, nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, thuờng xuyên theo dõi, giám sát nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Ngân hàng cần tăng cuờng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động Factoring.
Mô hình tổ chức: các NHTM cần tạo điều kiện mở một phòng Factoing độc lập, chủ động về hoạt động marketing và công tác đánh giá tín dụng khách hàng.
Các Ngân hàng thuơng mại Việt Nam có mục tiêu phát triển và mở rộng hoạt động Factoring không chỉ về số luợng mà còn về số luợng. Để đạt đuợc mục tiêu này, các ngân hàng cần thực hiện tốt những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động này để đạt đuợc những kết quả tốt nhất.
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNGFACTORING CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM