Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 59 - 62)

2.3.2.1. Quy trình nghiệp vụ chưa rõ ràng

Dựa trên những quy định của NHNN về Quy chế hoạt động của Factoring, các NHTM đã tự xây dựng quy chế riêng riêng quy định hướng dẫn việc thực hiện nghiệp vụ. Tuy nhiên, quy định vẫn còn chung chung, thường chồng chéo lên nhau, chưa thể hiện rõ quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận thực hiện giao dịch. Vì vậy, mỗi giao dịch phát sinh lại cần có những quy trình phê duyệt riêng, làm mất thời gian phát sinh. Trình độ đội ngũ nhân viên kiến thức chuyên môn không cao, chỉ dựa vào những quy định của ngân hàng khiến cho việc thực hiện nghiệp vụ gặp nhiều khó khăn, không tránh khỏi những sai sót dẫn đến rủi ro trong quá trình thực hiện.

Liên quan đến nghiệp vụ Factoring, có liên quan đến rất nhiều phòng ban khác nhau như tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kế toán, quan hệ đại lý, xử lý thu hồi nợ,..đòi hỏi yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ từ các phòng ban, chi nhánh. Tuy nhiên, giữa các phòng ban, các chi nhánh chưa có sự phối hợp chặt chẽ, quy định, quy trình nghiệp vụ một cách thống nhất, gây nhiều khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

2.3.2.2. Năng lực quản lý

Năng lực quản lý yếu kém, nhất là trong khả năng quản lý tín dụng khiến cho các ngân hàng Việt Nam thường gặp nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Đặc biệt đối với nghiệp vụ Factoring, nhiều ngân hàng không thực hiện nhiều, đội ngũ cán bộ không được tiếp xúc nhiều dẫn đến những lúng túng, sai sót khi chỉ đạo quá trình thực hiện.

2.3.2.3. Chất lượng hoạt động thẩm định chưa đáp ứng yêu cầu

Kết quả hoạt động thẩm định chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động Factoring. Ngân hàng cần nghiêm túc nhìn nhận và tìm ra những hạn chế của công tác thẩm định tín dụng để có những giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro, tránh cho ngân hàng phải đối mặt với những khả năng không thu hồi được các khoản đã ưng trước.

a. Tổ chức thẩm định chưa hợp lý

Việc phân tách thẩm quyền ra quyết định tín dụng và công tác thẩm định tín dụng chưa có sự gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với quyết định tín dụng, dẫn dến chưa

khai thác được triệt để năng lực, tính chủ động, sáng tạo của cán bộ tín dụng. Từ đó làm giảm chất lượng công tác thẩm định.

b. Thông tin phục vụ công tác thẩm định còn tương đối bị động, hạn chế thiếu sót, phụ thuộc chủ yếu vào thông tin khách hàng cung cấp

Thẩm định tín dụng là một yếu tố phức tạp, chất lượng thẩm định tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định có thực hiện nghiệp vụ hay không cũng như có quyết định đến rủi ro của ngân hàng. Thực tế, công tác thẩm định khách hàng của các ngân hàng vẫn chủ yếu dựa trên nguồn thông tin do khách hàng cung cấp là chủ yếu nên cơ sở không đáng tin cậy, dễ dẫn đến những sai sót cho ngân hàng.

2.3.2.4. Trình độ đội ngũ nhân viên

Đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tài trợ thương mại của các NHTM Việt Nam nói chung và nghiệp vụ Factoring nói riêng thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn, chưa thực sự chuyên sâu trong lĩnh vực chuyên môn, trình độ, thiếu cán bộ đã trải qua thực tế có kinh nghiệm và đào tạo một cách bài bản. Đồng thời, nhân viên Factoring Việt Nam cũng thường không nắm bắt rõ về nghiệp vụ, luật pháp, thông lệ quốc tế và đặc biệt ngoại ngữ thường yếu. Chính vì vậy, gây khó khăn cho công tác tư vấn, tiếp thị khách hàng, quá trình thực hiện nghiệp vụ cũng gặp rất nhiều sai sót, lung túng làm tăng nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.

2.3.2.5. Trình độ công nghệ thông tin

Trình độ công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động Factoring hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc xử lý các giao dịch liên quan đến Factoring chưa có phần mềm xử lý riêng biệt mà vẫn sử dụng với chung với các phần mềm của mảng tín dụng, thanh toán hoặc vẫn xử lý thủ công, gây nhiều khó khăn cho quá trình thưc hiện nghiệp vụ cũng như quá trình theo dõi, giám sát.

Các tổ chức cung cấp dịch vụ Factoring chuyên nghiệp trên thế giới đều có sử dụng phần mềm chuyên dụng cho việc thực hiện hoạt động Factoring, giúp cho việc hỗ trợ các nghiệp vụ thông thường, theo dõi tình hình giao dịch, giúp cảnh báo những giao dịch có vấn đề.. .giúp cho việc thực hiện quy trình đơn giản, tiết kiệm chi phí thời gian và góp phần hạn chế rủi ro hơn cho đơn vị cung cấp dịch vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những lý luận đã trình bày ở chương 1, khóa luận đã tập trung phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động Factoring. Khóa luận rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, phân tích những kết quả trong thực trạng hoạt động Factoring sau hơn 10 năm triển khai.

Thứ hai, bên cạnh những kết quả đạt được, khóa luận đã phân tích được thực trạng rủi ro bảo lãnh mà ngân hàng gặp phải và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Đây là cơ sở để chương 3 đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động Factoring tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG FACTORING CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIVIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động FACTORING của các ngân hàng thương mại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 59 - 62)