3.1.1. Sự cần thiết phát triển hoạt động Factoring ở Việt Nam
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế mà trong thời gian tới, hoạt động Factoring hứa hẹn sẽ đuợc đẩy mạnh triển khai trong những năm tiếp theo.
> Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế
Trong cả giai đoạn 2007 -2011, xuất khẩu đã tăng 2,4 lần từ 39,8 tỷ USD lên 96,9 tỷ USD. Tốc độ tăng truởng xuất khẩu bình quân đạt 19,5%/năm, cao hơn chỉ tiêu 16%/năm trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Năm 2012, mặc dù nền tình hình kinh tế thế giới và trong nuớc có rất nhiều khó khăn, nhung tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của cả nuớc đạt hơn 200 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2011 và gấp 3,5 lần năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu/GDP đạt khoảng 81,7%, cao hơn mức kỷ lục 80,8% của năm 2011. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng GDP (lên đến 3,6 lần). Tỷ lệ xuất khẩu/GDP và hệ số tốc độ tăng đạt cao nhu trên đã cho thấy, xuất khẩu là lối ra, động lực phát triển của nền kinh tế. Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2013 đã có buớc phát triển khá ấn tuợng với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 132 tỷ USD. So với năm 2012, mức tăng truởng đạt 17,64 tỷ USD tuơng đuơng với 15,4%, vuợt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra với mức tăng truởng 10% - gần 6 tỷ USD. Điểm nổi bật hơn nữa, kết quả xuất khẩu cả năm 2013 đạt mức cao nhất từ truớc tới nay đã đua xuất khẩu vuợt truớc 2 năm mục tiêu kế hoạch 5 năm. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa/GDP uớc đạt 75,4%, duy trì đạt đuợc vào năm 2012.
Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nuớc đạt hơn 298,24 tỷ USD, tăng 12,9%, tuơng ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD, tăng 13,7%, tuơng ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD; và nhập khẩu đạt hơn 148,05 tỷ USD, tăng 12,1%, tuơng ứng tăng hơn 16,02 tỷ USD. Cán cân thuơng mại hàng hóa năm 2014 đạt mức thặng du 2,14 tỷ USD, mức cao nhất từ truớc đến nay.
Năm 2014 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 150,1 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nuớc đạt 48,5 tỷ USD, tăng 10,4% mức tăng cao nhất từ năm 2012 chiếm
32,31% tổng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp 3,5% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tu nuớc ngoài đạt 101,6 tỷ USD, tăng 15,2% chiếm 67,69% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nguồn: Tổng cục Hãi quan
Biểu đồ 3.1: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại giai đoạn 2004 — 2014
Truớc sự tăng truởng và mở rộng quy mô xuất nhập khẩu của nuớc ta nhu hiện nay, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn. Điều đó đòi hỏi các Ngân hàng nhanh chóng phát triển các phuơng thức tài trợ mới nhu Factoring để đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
> Xu hướng dịch chuyển của các phương thức thanh toán quốc tế
Trong những năm gần đây, cơ cấu các phuơng thức thanh toán sử dụng trong thanh toán quốc tế có nhiều sự thay đổi. Đối với hàng xuất, phuơng thức chuyển tiền là phuơng thức chiếm tỷ trọng rất cao khoảng 80%, trong khi đó L/C chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số thanh toán của NHTM. Đặc biệt đối với một số mặt hàng dệt may, da giầy của Việt Nam xuất khẩu vào thị truờng EU thì phuơng thức chuyển tiền chiếm gần nhu 100%. Đối với hàng nhập, truớc đây phuơng thức L/C chiếm tỷ trọng lớn nhung đang có xu huớng giảm xuống, thay thế dần bằng phuơng thức chuyển tiền, phuơng thức thanh toán ghi sổ hay nhờ thu. Sự dịch chuyển là do các doanh nghiệp
Việt Nam dần khẳng định được uy tín của mình trên trường quốc tế. Trong xu hướng chuyển dịch như vậy, các NHTM Việt Nam cần gia tăng các tiện ích đi kèm trong thanh toán quốc tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa được sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền trả sau, vừa có nguồn tiền mặt nhanh chóng đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh. Factoring là một sự lựa chọn hoàn hảo đáp ứng nhu cầu các bên.
> Xuất phát từ sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng nước ngoài
Hiện nay, các ngân hàng đều phải tham gia vào cạnh tranh thị trường. Muốn tồn tại trong thị trường đó, các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, kiểm soát rủi ro và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới đang được các ngân hàng hết sức quan tâm nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Điều này mang lại cho nền kinh tế Việt Nam những thuận lợi cũng như rất nhiều những khó khăn. Sự mở cửa hệ thống Ngân hàng với những quy định nới lỏng hơn và lộ trình giảm dần sự bảo hộ của Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng nước ngoài tham gia, mở động hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các NHTM Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt với các NHTM nước ngoài khi mà họ có nhiều ưu thế về nguồn lực tài chính, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý đặc biệt là về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Cùng với các dịch vụ ngân hàng quốc tế, các ngân hàng nước ngoài sẽ cung ứng các dịch vụ đi kèm nhằm thu hút khách hàng, gia tăng thị phần, gia tăng lợi nhuận. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển, các NHTM Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, nhất là những sản phẩm mới, hiện đại như Factoring.
> Xuất phát từ yêu cầu phát triển dịch vụ ngân hàng đa năng
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và phát triển dịch vụ ngân hàng đa năng là yêu cầu cấp thiết của hệ thống NHTM. Các ngân hàng không chỉ cung cấp những dịch vụ truyền thống như nhận tiền gửi, cho vay thông thường mà cần phải kinh doanh tổng hợp, chuyên sâu, đa năng hóa các hoạt động ngân hàng phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Chính vì vậy, việc phát triển dịch vụ có nhiều tiện ích như Factoring là rất cần thiết.