Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh Huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu 0631 hoạt động huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạch thất hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50)

2.1 Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh Huyện Thạch Thất

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THẠCH THẤT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN THẠCH THẤT

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Chi nhánh Huyện ThạchThất Thất

Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Huyện Thạch Thất.

Tên viết tắt tiếng Việt: NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Thạch Thất.

Tên tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Branch Tên viết tắt tiếng Anh: Agribank Thach That Branch

Trụ sở: Đường 419 - Thị trấn Liên Quan - Huyện Thạch Thất - TP. Hà Nội

Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị

định số 53/HĐBT về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam - là ngân hàng chuyên doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)

ban hành Quyết định số 400/CT về việc thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (viết tắt là NHNo).

Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số

603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh các tỉnh thành phố trực thuộc NHNo gồm 3 Sở giao dịch, 43 chi nhánh NHNo tỉnh, thành phố và 475 chi nhánh NHNo quận, huyện, thị xã. Do đó, NHNo Huyện Thạch Thất ra đời và là một đơn vị trực thuộc NHNo Tỉnh Hà Tây cũ.

Ngày 15/10/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết

định số 280/QQD-NH5 đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (viết tắt là NHNo&PTNT). Do đó,

NHNo Huyện Thạch Thất cũng được đổi tên thành NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Thạch Thất - trực thuộc NHNo&PTNT Chi nhánh Tỉnh Hà Tây cũ.

NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thạch Thất là NHTM đa dạng, có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các thành phần kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và kinh tế ở nông thôn.

Huyện Thạch Thất thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía tây bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 40 km về hướng đơng; diện tích: 18.459 ha, dân số: 192.391 người; có 01 thị trấn và 22 xã. Có vị trí thuận lợi với rất nhiều trục đường giao thơng quan trọng chạy qua như: quốc lộ 32 (phía Bắc), quốc lộ 21 (phía Tây), đường cao tốc Láng - Hồ Lạc (phía Nam) chạy qua huyện đã tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, là một huyện được nhà nước quy hoạch các dự án lớn như Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khu Cơng nghệ cao Hồ Lạc,.. .và huyện có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế, nhất là kinh tế công nghiệp - tiêu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ.

Bên cạnh đó hiện nay huyện có 8 cụm công nghiệp phần lớn đã được đầu tư sản xuất ổn định và có hệ thống làng nghề phong phú, đa dạng, trong đó 9 làng được công nhận làng nghề truyền thống. Lực lượng sản xuất cơng nghiệp phát triển cả về quy mơ và trình độ sản xuất đang từng bước tiếp cận với kỹ thuật sản xuất hiện đại, đây sẽ nhân tố quyết định để huyện phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn theo như chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã đề ra.

NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Thạch Thất hoạt động trên một địa bàn nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đang được chú trọng. Hiện nay, chi nhánh có tổng số là 42 nhân viên. Với sự cố gắng của tập thể cán bộ và chi nhánh cùng sự chỉ đạo sát sao của NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây nên từ khi thành lập và đi vào hoạt động và nhất là từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hoạt động của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Thạch

Thất nói riêng đã có những chuyển biến rất đáng kể, vượt qua nhiều bước thăng trầm, thử thách, khó khăn và đã từng bước đi lên.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Agribank Chi nhánh Huyện Thạch Thất

2.1.2.1 Cơ cấu và mơ hình tổ chức

Hiện tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Thạch Thất có tổng số là 42 nhân viên. Mơ hình tổ chức hiện tại là mơ hình hiện đại, việc phân chia các Phịng, Ban chủ yếu dựa trên các nghiệp vụ mà phòng đảm nhiệm. Về cơ cấu tổ chức bộ máy gồm có: Ban giám đốc, 3 phịng nghiệp vụ. Trong đó, số lao động định biên là 29 cán bộ viên chức và số cán bộ làm công tác quản lý là 13 cán bộ. Cụ thể như sau:

• Ban lãnh đạo: gồm 03 người. + Giám đốc: 01

+ Phó giám đốc: 02

• Phịng Kế toán - Ngân quỹ có số lao động là 9 cán bộ, trong đó có 1 trưởng phịng và 2 phó phịng

• Phịng kế hoạch và kinh doanh là 15 cán bộ trong đó có 1 trưởng phịng và 2 phó phịng.

• Phịng hành chính nhân sự có 3 cán bộ trong đó có 1 trưởng phịng.

Tại trụ sở NHNo phụ trách cho vay các DN và 9 xã: Đại Đồng, Phú Kim, Liên Quan, Hương Ải, Canh Nậu, Dị Nậu, Cẩm Yên, Kim Quan, Lại Thượng.

• Số lượng PGD: 01 Phịng giao dịch.

Tại phòng giao dịch trực thuộc có cơ cấu tổ chức được thực hiện theo VB 640/QĐ/HĐQT- TCCB gồm Ban giám đốc, 2 bộ phận nghiệp vụ: Kế tốn - Ngân quỹ và tín dụng. Điểm giao dịch có 12 cán bộ, bao gồm 01 giám đốc, 01 phó giám đốc kiêm trưởng phịng tín dụng, 01 tổ trưởng kế tốn và nhân viên. Điểm giao dịch Bình Phú phụ trách 06 xã: Hữu Bằng, Phùng Xá, Thạch Xá, Cần Kiệm, Bình Phú, Chàng Sơn.

• Số lượng máy ATM: 02 máy (01 tại trung tâm huyện, 01 tại PGD Bình Phú). • Số lượng máy POS: 01 (tại PGD Bình Phú).

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu và mơ hình tổ chức NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Thạch Thất

2.1.2.2 Chức năng của các bộ phận • Ban giám đốc:

Giám đốc Chi nhánh: Là người đứng đầu Chi nhánh, điều hành mọi hoạt

động của Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về các hoạt động của chi nhánh.

Phó giám đốc: được giám đốc ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ và quyền

hạn nhất định.

Có 01 Giám đốc, 02 PGĐ với những chức năng, nhiệm vụ chính là:

+ Điều hành các hoạt động hằng ngày của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị, có trách nhiệm tạo hành lang pháp lý thể hiện bằng các quy chế đồng bộ về các mặt cơng tác. Có nhiệm vụ quản lý toàn diện, chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động kinh doanh và đời sống của ngân hàng, thực hiện công tác đối ngoại, ngoại giao.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của ngân hàng, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ ngân hàng.

+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

+ Tạo mọi điều kiện để các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Thực hiện cuộc họp định kì để kiểm tra và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

+ Có quyết định chính thức cho một khoản vay. • Phịng kế hoạch và kinh doanh:

Nhiệm vụ của phòng là cho vay đối với mọi tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất. Đây là phịng chủ lực của ngân hàng vì lợi nhuận phần lớn được tạo ra từ bộ phận này. Hơn nữa phòng kế hoạch và kinh doanh còn tập trung nghiên cứu chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng từ đó tham mưu cho ban giám đốc về mục tiêu, chiến lược kinh doanh nhằm mở rộng hoạt động đầu tư có hiệu quả.

• Phịng Kế tốn - Ngân quỹ:

Nhiệm vụ của phịng là huy động vốn, nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp; huy động ngoại tệ và các dịch vụ chi trả kiều hối. Thực hiện nhiệm vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt như: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán chuyển tiền.. .Cập nhật tích lũy số liệu hoạch tốn thu nợ, thu lãi chính xác và kịp thời.

• Phịng hành chính - nhân sự:

Đây là bộ phận làm cơng tác hành chính như tiếp khách, văn thư, lễ tân, cơng tác lưu trữ, tham mưu mở rộng mạng lưới kinh doanh, định mức lao động, trực tiếp phục vụ quản lý hỗ trợ cán bộ thực hiện công tác thi đua khen thưởng, trả lời và giải thích thắc mắc về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của NHNo&PTNT Việt Nam.

Chỉ tiêu

Năm

2015 Năm2016 Năm2017 Chênh lệch

Số tiền Số tiền Số tiền 2016/2015 2017/2015 Số tiền Tốc độ tăng trưởng (%) Số tiền Tốc độtăng trưởng (%)

1.Dư nợ phân theo thời hạn

Hoạt động dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT trung tâm, cũng có cơ cấu tổ chức các nghiệp vụ tín dụng, kế tốn kho quỹ song quy mô nhỏ hơn và hoạt động cũng rất hiệu quả.

2.1.3 Ket quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Huyện Thạch Thất

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố hết sức quan trọng đối với hoạt đông kinh doanh của ngân hàng. Là một đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và của Agribank Việt Nam nói riêng, Agribank Chi nhánh Thạch Thất luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động đã đề ra “nhanh chóng, an tồn, hiệu quả”.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh Huyện Thạch Thất giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị: Tỷ đồng, %

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh Huyện Thạch Thất năm 2015-2017)[6]

Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta có thể nhận thấy quy mơ nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh Thạch Thất đều có sự tăng trưởng qua các năm, nhưng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động lại đang có xu hướng giảm chủ yếu là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên thị trường.

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, phù hợp với các nguồn huy động được ln là bài tốn khó với các ngân hàng. Mà hoạt động chính của ngân hàng là tìm kiếm các khoản vốn với chi phí thấp để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Với số vốn huy động được, ngân hàng phải đảm bảo cho việc sử dụng vốn của mình đạt được mục đích an tồn vốn, thúc đẩy kinh tế phát triển và thu lãi cao.

Bảng 2.1. Tình hình dư nợ tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Thạch Thất giai đoạn 2015 - 2017

Dư nợ Ngắn hạn 9 664,7 1 731,2 3 853,5 66,42 9,99 32122. 1 16,7

2.Dư nợ phân theo đối tượng vay vốn

Dư nợ cá nhân, hộ sx 1 657,2 5 708,6 9 809,6 51,44 7,83 04101, 6 14,2

Dư nợ Công ty, DN 6 197,6 4 233,1 3 287,0 35,48 17,95 89 53, 1 23,1

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy chỉ tiêu tổng dư nợ có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2015, dư nợ toàn chi nhánh đạt 854,87 tỷ đồng (tương ứng tăng 4,25% so với năm 2014) thì đến năm 2016 tăng 10,17% so với năm 2015 lên mức 941,79 tỷ đồng và đến năm 2017 tăng mạnh lên mức 1096,72 tỷ đồng (tương ứng tăng 16,45% so với năm 2016). Trong giai đoạn này thì tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn ngành đạt mức từ 17%-20%, nên xét chung so với mặt bằng ngành thì Agribank chi nhánh huyện Thạch Thất đang có tốc độ tăng trưởng tín dụng tốt dần lên qua các năm.

Ta thấy, tỷ lệ tín dụng ngắn hạn vẫn đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ do tình hình kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi nên các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp vẫn còn thận trọng trong việc vay vốn. Hơn nữa tỷ lệ dư nợ trung dài hạn còn hơi thấp so với định hướng của chi nhánh và đây là những lí do khiến cho dư nợ cùa chi nhánh không được ổn định. Do vậy, Chi nhánh đã triệt để triển khai một số giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng như: Áp dụng các mức lãi suất cho vay linh hoạt và thấp hơn so với các NHTM khác trên địa bàn nhằm giữ khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ đến từng đơn vị, cá nhân cán bộ làm cơng tác tín dụng, có các cơ chế thi đua khen thưởng phù hợp, kịp thời động viên những đơn vị, cá nhân có mức tăng trường dư nợ cao, chất lượng tín dụng đảm bảo.

Bên cạnh đó, Chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn, cho vay hộ sản xuất, cho vay các DN nhỏ và vừa. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ cho các khách hàng cũ gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, mở rộng cho vay khách hàng mới, phát triển tín dụng tiêu dùng. Vì vậy cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể.

Dư nợ tín dụng của chi nhánh chủ yếu tập chung ở dư nợ các nhân, hộ sản xuất, tăng dần qua các năm và năm 2017 đạt 809,69 tỷ đổng, tăng 14,26 % so với năm 2016. Dư nợ theo hộ sản xuất vẫn tăng đều mặc dù lạm phát có xảy ra nhưng vì các hộ sản xuất là nhỏ lẻ và chủ yếu là nông nghiệp nên không chịu ảnh hưởng nhiều từ biến động trên thị trường.

Dư nợ theo cơng ty, DN cũng có xu hướng tăng dần qua các năm cho thấy sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế đã tác động tích cực đến hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, minh chứng là đến năm 2017 dư nợ theo công ty, DN đạt mức 287,03 tỷ đồng so với năm 2016 (tương ứng giảm 23,11%).

Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ xấu tại Agribank - Chi nhánh Huyện Thạch Thất giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị: %

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh Huyện Thạch Thất giai đoạn 2015-2017)[6]

Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu tương đối cao ở mức 3,24% tổng dư nợ nên hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng trưởng chậm là do một mặt vừa phải tăng trưởng tín dụng an toàn, mặt khác phải thực hiện xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh và tránh để nợ xấu phát sinh mới. Nhờ vào những nỗ lực của chi nhánh trong việc xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng mà năm 2016 tỷ lệ nợ xấu đã giảm rõ dệt xuống còn 1,93% tổng dư nợ. Tuy nhiên năm 2017 thì tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên 2.43% tổng dư nợ tuy chưa vượt ngưỡng cho phép nhưng chi nhánh cần có những biện pháp phù hợp để duy trì tỷ lệ nợ xấu về mức quy định của NHNN là dưới 3%.

2.1.3.3 Một số hoạt động và dịch vụ khác a) Kinh doanh ngoại tệ

Biểu đồ 2.3. Kết quả kinh doanh ngoại tệ tại Agribank - Chi nhánh Huyện Thạch Thất giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị: VND

■ Thu từ HDKD NT ■ Chi phí HDKD NT

(Nguồn: Báo cáo tổng kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh Huyện

Thạch Thất giai đoạn 2015-2017) 6]

Qua bảng số liệu ta thấy, khối lượng kinh doanh ngoại tệ đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2015, doanh thu từ kinh doanh ngoại tệ đạt 72.875.531 VND, sang năm 2016 doanh thu từ hoạt động này giảm xuống còn 65.972.638 VND và đến năm 2017 chỉ cịn 45.122.552 VND. Chi phí từ hoạt động này cũng giảm dần qua các năm, năm 2015 là 33.357.762 VND đến năm 2017 chỉ còn 25.119.231 VND.

Nguyên nhân là do chịu áp lực lớn từ việc tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang

Một phần của tài liệu 0631 hoạt động huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạch thất hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w