Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động huyđộng vốn của Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu 0631 hoạt động huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạch thất hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104)

nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Huyện Thạch Thất tới năm 2030

Căn cứ vào tình hình kinh tế trên địa bàn và xu thế phát triển của nền kinh tế, thực trạng hiệu quả huy động vốn của chi nhánh và kê hoạch cũng như kỳ vọng đối với hiệu quả hoạt động huy động vốn, Agribank chi nhánh huyện Thạch Thất đã đề ra những định hướng tới năm 2030 như sau:

- Thực hiện những cải tiến trong quá trình giao dịch: hoàn thiện quy trình giao dịch nhanh chóng và tiện lợi, tăng thêm điểm giao dịch một cách hợp lý. Nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao năng lực trình độ của cán bộ, nhân viên thuộc mọi phòng ban.

- Tiếp tục hiện đại hóa và khai thác phần mềm công nghệ ngân hàng để phát triển

các sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm huy động vốn, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, chủ động khai thác những nguồn mới, tạo sự chủ động trong nguồn vốn, làm cho ngân hàng ít lệ thuộc hơn vào các nguồn vốn đặc thù.

- Điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo thời gian phù hợp với sử dụng vốn đảm bảo cho tăng trưởng tín dụng, ngăn ngừa các rủi ro.

- Thúc đẩy tăng trưởng cho vay theo hướng an toàn, bền vững, tận dụng tốt tối đa nguồn vốn huy động được.

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN THẠCH THẤT

3.2.1. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn phù hợp với tình hình thực tếtại địa bàn tại địa bàn

Đối với các sản phẩm HĐV: Agribank Chi nhánh Huyện Thạch Thất nên đánh giá, phân loại SPDV HĐV hiện có của Agribank trên thị trường (số lượng, hiệu quả, vướng mắc trong quá trình triển khai sử dụng); những sản phẩm còn thiếu, tổ chức thực hiện điều tra ý kiến khách hàng, phân tích khả năng sinh lời của SPDV (xác định doanh thu, hiệu quả, vòng đời sản phẩm) trên cơ sở đó đề xuất hạn chế hoặc loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả, phát triển các SPDV HĐV có khả năng sinh lời cao, chất lượng, có tính thương hiệu. Ban hành quy trình đưa SPDV ra thị trường.

Xây dựng các gói SPDV kết hợp chặt chẽ giữa cho vay- thanh toán- HĐV và các dịch vụ tiện ích khác như mobile banking, internet banking, Emobile banking.... Các gói SPDV phù hợp theo nhóm khách hàng cá nhân (cán bộ viên chức, hưu trí, nông dân, công nhân, tiểu thương...), nhóm khách hàng tổ chức (làng nghề, công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ.).

Ngoài ra, Ngân hàng cần thường xuyên nghiên cứu các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu tính năng vượt trội của nó và thường xuyên cập nhật so sánh mức lãi suất và tỷ giá của ngân hàng với các NHTM khác trên địa bàn nhằm có những điều chỉnh nhanh chóng, phù hợp. Từ đó, giúp tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hiện hữu và giữ chân khách hàng truyền thống.

Như đối với tiền gửi tiết kiệm: Không ngừng hoàn thiện và phát triển các hình thức tiết kiệm hiện có, đồng thời xây dựng những hình thức huy động mới. Đặc biệt với xu hướng áp dụng công nghệ vào các sản phẩm tiết kiệm hiện nay của các NHTM thì NHNo chi nhánh Thạch Thất nên bổ sung thêm các sản phẩm mới gửi tiết kiệm qua mạng như E-mobile banking, qua ATM, qua thẻ...giúp cho khách hàng không cần đến ngân hàng tiết kiệm được thời gian, tiện lợi mà lại giúp giảm chi phí in sổ cho ngân hàng. Hiện nay, với sản phẩm gửi tiết kiệm qua dịch vụ Internetbanking cần tăng cường sự đa dạng về kỳ hạn và đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, ưu đãi nhằm thu hút, quảng bá rộng rãi đến khách hàng. Sau khi đã có lượng khách hàng tương đối thì có thể điều chỉnh mức lãi suất phù hợp với xu thế thị trường.

3.2.2 Xây dựng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, hợp lý kết hợp với chínhsách dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế sách dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế

Do hội sở chỉ khống chế mức lãi suất huy động tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên theo chỉ đạo của NHNN nên chi nhánh cần nghiên cứu thị trường nguồn vốn huy động, đưa ra quy định các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế trên địa bàn tránh rủi ro về lãi suất khi HĐV.

Nghiên cứu thị trường nguồn vốn huy động để đưa ra chính sách lãi suất huy động mềm dẻo, linh hoạt hấp dẫn khách hàng, phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường trong từng thời kỳ. Xây dựng chính sách ưu đãi thu hút khách hàng.

Trong những năm gần đây, sự ổn định theo xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất và sự hình thành đường cong lãi suất chuẩn theo hướng gửi càng dài, lãi càng cao đã khiến nhiều người lựa chọn gửi kỳ hạn dài. Nhiều khách hàng chọn tìm đến

những ngân hàng lớn, có uy tín, cho dù lãi suất tại những ngân hàng này chỉ ở mức vừa phải. Do vậy, trong thời gian tới chi nhánh nên tăng mức lãi suất huy động nguồn vốn trung và dài dạn và duy trì mức lãi suất huy động nguồn vốn ngắn hạn trong khoảng 4%-6.8% so với để có thể cạnh tranh được với các NHTM khác trên địa bàn mà vẫn thu hút được người dân.

- Đặc biệt đối với nhóm khách hàng là TCKT, TCTD và các tổ chức khác như KBNN, BHXH.. .nên đưa ra các chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, các gói dịch vụ ưu đãi đi kèm phù hợp với tình hình thực tế trên thị trường nhằm giữ chân KH truyền thống và thu hút khách hàng tiềm năng.

3.2.3 Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ đi kèm

Dịch vụ ngân hàng là một công cụ để chi nhánh khuyến khích khách hàng mở và sử dụng tài khoản tại chi nhánh. Để thực hiện được chi nhánh cần cho các khách hàng hưởng các dịch vụ ưu đãi, thuận tiện như:

• Đối với khách hàng có tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ, chi nhánh cần có chính sách ưu đãi với họ trong quá trình sử dụng tài khoản như: khi khách hàng rút ngoại tệ ra khỏi tài khoản, nếu muốn chuyển thành VND thì ngân hàng sẽ mua ngoại tệ với giá cao hơn giá Ngân hàng mua của khách hàng bên ngoài hoặc mua bằng giá bán ra, nhưng khách hàng phải trả phí (mức phí thấp).

• Đối với nhóm khách hàng là TCKT chi nhánh nên cải thiện và nâng cao chất lượng của các dịch vụ hiện có như: Đơn giản hóa các thủ tục nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng. Tăng cường phát triển các dịch vụ, các hoạt động ngoại thương. Chi nhánh nên tạo mối liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng với doanh nghiệp, giữa chi nhánh với các NHTM khác và giữa các doanh nghiệp trên địa bàn với nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giao dịch thanh toán và phát triển các dịch vụ trong mảng thanh toán.

• Đối với nhóm khách hành là các TCTD, KBNN, BHXH chi nhánh nên đưa ra nhiều ưu đãi về dịch vụ và phí đối với các đối tượng này. Đơn giản hóa các thủ tục trong giao dịch nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.

Ngoài ra, Căn cứ theo nhu cầu thực tế và đặc điểm của khách hàng tại địa bàn thì chi nhánh cần triển khai thêm các hoạt động sau:

Thứ nhất, bố trí bộ phận giao dịch viên phục vụ cho khách hàng ngoài giờ làm

việc để tạo sự thuận tiện cho khách hàng, đặc biệt là thời điểm cuối tháng, cuối năm nhu cầu giao dịch lớn. Tùy theo tình hình thực tế có thể làm việc thêm ngày thứ 7 để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Căn cứ vào đặc điểm của đối tượng khách hàng trên địa bàn chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp thường có nhu cầu giao dịch sớm vào buổi sáng, hoặc đối tượng là CBNV, công chức thường có nhu cầu giao dịch muộn sau giờ hành chính để có sự điều chỉnh phù hợp.

Thứ hai, lắp đặt thêm một số cây ATM ở những địa điểm công cộng, nơi có

đông CBNV, học sinh, sinh viên... Hiện tại mới chỉ có 2 máy ATM một máy tại trung tâm và một máy tại phòng giao dịch do đó khi có sự cố hỏng hóc, nâng cấp, bảo trì khách hàng không thể rút tiền. Việc lắp đặt thêm máy ATM sẽ đem lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

3.2.4 Tăng cường chiến lược Marketing Ngân hàng

Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền trên các đài báo, loa phát hanh, truyền hình

địa phương, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, các hình thức và chính sách huy động vốn, thu hút tiền gửi.Tại một số điểm giao dịch, khách hàng sử dụng sản phẩm huy động vốn nhưng hầu hết đều chưa biết hết tiện ích của sản phẩm đó. Như vậy, trước hết cần đa dạng các loại tờ rơi, sách giới thiệu để sẵn phía ngoài quầy giao dịch để khách hàng có thể đọc khi đến giao dịch.

Bên cạnh đó cần phát triển tư vấn cho khách hàng cá nhân. Trước hết phải giúp cho mỗi người dân hiểu rõ những tiện ích của phương tiện thanh toán này. Có như vậy, những thay đổi này mới thực sự xuất phát từ nhu cầu tự thân và mới khiến cho người dân xóa đi thói quen và tập quán thanh toán chi tiêu bằng tiền mặt.

Thứ hai, ngân hàng có thể áp dụng phương pháp thuyết trình ở các doanh nghiệp, trường học.bằng việc thành lập các đội đặc biệt về giới thiệu sản phẩm của Ngân hàng, họ đi đến các doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng...Với phương pháp tiếp cận trực tiếp khách hàng, Ngân hàng sẽ thu thập được thông

tin về nhu cầu của khách hàng qua việc lấy ý kiến trực tiếp của họ về dịch vụ Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng sẽ có giải pháp cải tiến dịch vụ, mở rộng thị trường khách hàng.

Thứ ba, Chi nhánh nên thành lập thêm bộ phận tiếp thị của Ngân hàng nhằm

góp phần giúp cho Ngân hàng trong việc tuyên truyền quảng bá các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến với khách hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần thành lập thêm một bộ phận nghiên cứu thị trường. Bộ phận này có thể giúp cho Ngân hàng biết những mong muốn của khách hàng khi đến chi nhánh để giao dịch và chi nhánh cần phải làm gì để thu hút và giữ chân khách hàng.

Thứ tư, Xây dựng chiến lược marketing cụ thể cho từng thời kỳ, tăng cường

quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ. Đa dạng hóa hình thức khuyến mại, chi ân khách hàng truyền thống: Quà tặng, Thẻ cào trúng thưởng, Quay số điện tử.. .Đa dạng hóa cơ cấu giải thưởng, tạo nhiều cơ hội để khách hàng trúng thưởng. PR quảng cáo cho các sản phẩm HĐV trọng tâm: Tiết kiệm học đường; Gửi rút nhiều nơi; TKCKH (trả lãi sau toàn bộ, trả lãi trước toàn bộ, lãi sau định kỳ), Rút gốc linh hoạt...

Thứ năm, định kỳ tổ chức các hội nghị KH, qua đó có thể tiếp thu những yêu

cầu mới của KH, đồng thời những đề nghị, vướng mắc của KH để có những lý giải, thay đổi phù hợp.

3.2.5 Đổi mới cách quản lý cán bộ, cải thiện phong cách giao dịch với kháchhàng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên hàng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên

- Chi nhánh nên Đào tạo cán bộ Agribank khi quan hệ tiếp xúc với KH phải có tính đẳng cấp và chuyên nghiệp hơn. Cụ thể:

+ Thái độ giao tiếp: Thể hiện lời nói, cử chỉ, hành động tôn trọng lễ phép với KH.

+ Cách thức phục vụ: Bỏ hoàn toàn cách thức “Yêu cầu” của nhân viên đối với KH mà thay vào đó luôn phục vụ và hỗ trợ KH theo yêu cầu của KH một cách thân thiện, lịch sự.

- Thông quá việc đánh giá CBCNV tại chi nhánh bằng việc đánh giá các chỉ tiêu để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ tại ngân hàng. Cụ thể:

+ Đánh giá mức độ hoàn thành công việc, gắn với tiền lương, thưởng, thông quá các tiêu chí, xây dựng thang điểm và chấm kết quả với từng cán bộ.

+ Đánh giá chấp hành nội quy lao dộng: Đánh giá thông qua việc chấp hành giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi theo nội quy lao động (trừ điểm nếu vi phạm).

+ Đánh giá phong cách giao dịch: Đánh giá thông qua việc chấp hành trang phục giao dịch, thái độ giao tiếp với KH khi giao dịch hoặc thông qua ý kiến nhận xét, góp ý của KH đến giao dịch.

+ Đánh giá việc quản lý chất lượng công việc: Tỷ lệ sai sót/ tỷ lệ sai sót tối đa cho phép (trừ nguyên nhân khách quan) ví dụ: Kế toán là số bút toán hủy, việc nhầm lẫn trong thu chi tiền, cán bộ tín dụng là tỷ lệ nợ xấu, kết quả tài chính...

+ Đánh giá kết quả, xếp loại lao động: Thông qua việc xây dựng thang điểm 100 để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ. Với mỗi cán bộ hoàn thành sẽ nhận được 100 điểm, đồng thời, với mỗi lỗi bị phát hiện, cán bộ đó sẽ bị trừ điểm. Số điểm còn lại cuối tháng sẽ là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ đó theo A, B, C. Thang điểm này tùy theo từng thời kỳ nên xây dựng cho khoa học, hợp lý.

Đồng thời với việc đánh giá, xếp loại, cần phải có động viên, khen thưởng để khuyến khích kịp thời với những cán bộ có thành tích tốt trong lao động, trong công tác xây dựng phát triển Agribank và có nhắc nhở kịp thời với những cán bộ chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc có thiếu xót trong công tác.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn vể sản phẩm dịch vụ mới, các lớp nghi ệp vụ chuyên môn đối với từng bộ phậnghiệp vụ cụ thể như nâng cao trình độ về pháp lý, nghiệp vụ kế toán tổng hợp, các lớp về kỹ năng mềm...

3.2.6 Nâng cao chất lượng công tác quản lý chi phí - doanh thu

Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động huy động vốn

Phòng ngừa rủi ro trong hoạt động huy động vốn gắn liền với việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Kiểm tra, kiểm soát là hoạt động vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh cơ chế thị trường, một mặt nó giúp sửa chữa các

sai sót kịp thời, mặt khác nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên. Phải tăng cường số cuộc kiểm tra trong năm, nội dung kiểm tra phải toàn diện từ quyết toán niên độ năm, kiểm tra hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, kiểm tra xử lý rủi ro, kiểm tra nợ quá hạn, đảm bảo an toàn kho quỹ, kiểm tra công tác kế toán, thu chi tài chính...

Phòng ngừa rủi ro tín dụng để bảo toàn vốn kinh doanh

Công tác huy động vốn phải gắn liền với sử dụng vốn: việc sử dụng vốn có hiệu quả là cơ sở để ngân hàng thực hiện huy động vốn sau này. Huy động vốn và sử dụng vốn gắn bó với nhau theo một nguyên tắc đó là sự tương ứng về thời hạn.

Khi vốn được sử dụng hiệu quả thì chi phí sẽ thấp. Chi nhánh cần nắm rõ được các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, đầu tư vào những dự án có tính khả thi, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và những quy định về hoạt động tài chính của Ngân hàng Nhà nước; các mức lãi suất ứng với từng kỳ hạn; tỷ lệ dự trữ bắt buộc.. .Để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn thì Chi nhánh cần tăng cường quản trị rủi ro tín dụng.

- Đa dạng hoá danh mục tín dụng, hạn chế tập trung tín dụng quá mức vào số ít doanh nghiệp, ngành nghề

- Nâng cao hiểu biết của khách hàng thông qua tư vấn trong quá trình giao dịch và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện

- Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay

- Hoàn thiện, nâng cao chất lượng xếp hạng khách hàng - Nâng cao chất lượng nguồn thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu 0631 hoạt động huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạch thất hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104)