Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu 0628 hoạt động cho vay đối với ngành gạch ốp lát tại NHTM CP công thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 70)

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, đặc biệt là với các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng thương mại nội địa tại Việt Nam chưa thể cạnh tranh về lãi suất với các ngân hàng nước ngoài được do mức lãi suất của các ngân hàng nước ngoài rất thấp, thậm chí mức lãi suất của ngân hàng Nhật Bản khi cho vay giảm còn 1%. Ngoài cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa với nhau cùng rất lớn do ngân hàng nào cũng muốn mở rộng thị phần của mình đối với phân khúc khách hàng tiềm năng này.

- Nguyên nhân từ phía môi trường, chính sách kinh tế và công tác giám sát từ xa của NHNN: các định hướng phát triển của Nhà nước thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Cơ chế chính sách của Chính phủ, của NHNN về cho vay, bảo đảm tiền vay, xử lý nợ xấu ... còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế, đổi mới và chỉnh sửa bổ sung còn chậm. Quy chế cho vay của NHNN và hướng dẫn của

Ngân hàng có điểm quy định thiếu cụ thể, nên khi triển khai thực hiện còn vuớng mắc, còn nhiều cách hiểu khác nhau dễ dẫn đến rủi ro. Các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dùng làm thế chấp. Quy trình phát mại tài sản là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất còn phức tạp, đất thế chấp nhung ngân hàng không tự định đoạt đuợc mà phải xin ý kiến của cơ quan quản lý nhà nuớc trên địa bàn hoặc phải khởi kiện ra tòa. Pháp luật chua ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý về thẩm quyền của nguời cho vay hoặc cơ quan chức năng trong việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố... chua có cơ chế cuỡng bắt buộc nguời vay vốn có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng xử lý, khi không có khả năng trả nợ . Điều này dẫn đến tình trạng khách hàng trây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà ngân hàng chua thu hồi đuợc.

- Luật doanh nghiệp nhà nuớc chỉ mới quy định doanh nghiệp đuợc dùng tài sản nhà nuớc để thế chấp nhung việc xử lý tài sản để thu hồi nợ khi doanh nghiệp không trả đuợc nợ vay thì không quy định.

Pháp lệnh thống kê đến nay đã bộc lộ nhiều thiếu sót, do chua thực sự xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm pháp lệnh. Thủ tục khởi kiện của ngân hàng còn ruờm rà, NHNN chua khắc phục đuợc công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ (tức là duy trì hoạt động phân tích và giám sát liên tục qua mạng máy tính đối với tất cả các TCTD trong hệ thống ngân hàng). Mặt khác, cũng giống các NHTM khác ngân hàng chua quen trao đổi thông tin về tình hình khách hàng cho các ngân hàng bạn bởi lý do cạnh tranh nên đến nay hệ thống thông tin tại trung tâm tín dụng NHNN (CIC) chua đáp ứng đuợc nhu cầu của ngân hàng.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp, một thực trạng chung hiện nay ở Việt Nam là rất nhiều doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành gạch

ốp lát không tuân thủ nghiêm chế độ báo cáo tài chính hoặc bản thân họ chưa nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của việc lập báo cáo tài chính một cách bài bản. Do vậy hầu hết các báo cáo tài chính gửi ngân hàng đều có chất lượng kém, không phản ánh đúng thức trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng khách hàng và mất thời gian để tìm hiểu và xác định lại các nội dung trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thêm nữa, hiện nay rất ít doanh nghiệp thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Thông thường chỉ các doanh nghiệp nhà nước bị bắt buộc kiểm toán thì mới thuê kiểm toán tài chính độc lập, còn lại phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Do vậy, ngân hàng khó phát hiện các sai sót trong việc chấp hành chế độ kế toán của những doanh nghiệp này, dẫn đến thông tin sử dụng phân tích khách hàng không chính xác.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ nhân lực còn hạn chế

Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng còn chưa đồng đều về trình độ, chưa kịp thời cập nhật thông tin về những thay đổi trong nền kinh tế thị trường, còn thiếu kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều đặc điểm và biến động lớn lao, không ngừng. Nhiều vấn đề mới về lý luận của nền kinh tế thị trường như: kỹ thuật, chiến lược marketing ngân hàng, các vấn đề kinh tế vĩ mô; khả năng phân tích dự đoán thị trường tương lai của cán bộ còn yếu và thiếu. Hơn nữa, việc ngân hàng chưa thể mạnh dạn phát triển các sản phẩm mới do cán bộ nhân viên chưa đủ trình độ để phát triển các sản phẩm đó, quảng bá nó tới doanh nghiệp và người tiêu dùng.

nhiều khoản vay không đủ điều kiện cho vay nhung vì khách hàng có những hành vi đút lót để cán bộ tín đồng ý cho vay, kết quả dẫn đến tại Vietinbank có những khoản tín dụng không đảm bảo chất luợng tín dụng.

- Chưa có chính sách cho vay riêng cho đối tượng khách hàng ngành gạch ốp lát

Hiện nay tại Vietinbank chua có sản phẩm cho vay riêng đối với các khách hàng ngành gạch ốp lát, từ các quy định, quy trình cho vay đều áp dụng từ chính sách cho vay khách hàng doanh nghiệp nói chung của Vietinbank. Điều này cho thấy sự chuyên môn hóa chua cao của Vietinbank trong phân khúc khách hàng này.

- Công tác quản trị rủi ro còn lỏng lẻo

Hiện nay nợ xấu trong cho vay phát triển ngành gạch ốp lát đang tăng cao, điều này là do công tác quản trị rủi ro còn chua chặt chẽ:

Một là, công tác thẩm định phân tích khách hàng còn sơ sài

Bộ phận tín dụng thuờng phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo huớng tốt hơn so với thực tế để đuợc phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về du nợ.

Cán bộ tín dụng phải đảm bảo tất cả các giai đoạn từ huớng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định tất cả nội dụng liên quan đến khách hàng nhu pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo...Với khối luợng công việc lớn nhu vậy lại chịu áp lực về thời gian trả lời khách hàng đúng quy định, dẫn đến việc cán bộ tín dụng khó có đủ thời gian để thu thập thông tin đầy đủ, tình trạng phân tích sơ sài, không đánh giá đúng thực trạng của khách hàng.

Hai là, Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay

Đây cũng là đặc điểm chung của các NHTM trong nuớc, thuờng có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định truớc cho vay mà lơi lỏng

quá trính kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi Ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải đuợc quản lý một cách chủ động để đảm bảo đuợc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng và của Ngân hàng nói chung để nhằm đảm bảo Khách hàng tuân thủ những điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng, tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng co hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua Chi nhánh chua thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của các bộ tín dụng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp đuợc kịp thời, đầy đủ thông tin yêu cầu.

Ba là, Chua trú trọng công tác kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ giữ một vai trò quan trọng trong quản lý kinh doanh ngân hàng nhung lại chua đuợc coi trọng. Việc kiểm soát nội bộ có tác dụng kiểm tra lại các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng (kiểm tra quá trình ghi chép sổ sách, lập các biểu, báo cáo...) giúp kịp thời phát hiện những sai phạm của bản thân ngân hàng, của cán bộ tín dụng, từ đó có biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời, ngân hàng nên chú trọng công tác này.

Bốn là, thiếu giám sát và quản lý sau cho vay

Đây cũng là đặc điểm chung của các NHTM trong nuớc, thuờng có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định truớc cho vay mà lơi lỏng quá trính kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi Ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải đuợc quản lý một cách chủ động để đảm bảo đuợc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng và của Ngân hàng nói chung để nhằm đảm bảo Khách hang tuân thủ những điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng, tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng co hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời

gian qua Chi nhánh chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của các bộ tín dụng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ thông tin yêu cầu.

Năm là, Công tác vấn kinh doanh chưa hiệu quả

Tại rất nhiều chi nhánh của Vietinbank chưa chú trọng đến công tác tư vấn

kinh doanh cho khách hàng. Một khách hàng nếu hoạt động SXKD hay việc làm ăn

có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì tất nhiên thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết

được thực hiện tốt, và điều này giảm nguy cơ gây ra nợ quá hạn cho chi nhánh. Trên thực tế hiện nay, tại Vietinbank có rất nhiều trường hợp khách hàng nợ quá hạn, nợ xấu mà nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của khách hàng không tốt, dẫn đến việc họ không có tiền để trả nợ đúng hạn cho Vietinbank, thậm chí, nhiều trường hợp phá sản thua lỗ, không trả được nợ và buộc Vietinbank phải phát mại tài sản đảm bảo.

- Công tác marketing còn hạn chế

Hiện nay công tác marketing của Vietinbank để tiếp cận các khách hàng trong ngành gạch ốp lát còn hạn chế, do vậy số lượng khách hàng của Vietinbank

còn chưa xứng với tiềm năng. Một phần là Vietinbank cũng mới quan tâm đến phân khúc khách hàng này chứ chưa thực sự coi đây là phân khúc khách hàng mục tiêu để triển khai các chiến lược kinh doanh trên phân khúc khách hàng này.

Điều này cũng dễ hiểu khi ngành gạch ốp lát mới có sự bứt phá gần đây. - Quy trình thủ tục còn chưa tối ưu

Nhìn chung, thủ tục vay vốn tại Vietinbank còn lâu, chậm, rườm rà, phức tạp và thiếu sự hỗ trợ giữa các Chi nhánh với nhau. Điều này là trở ngại lớn đối với các khách hàng khi đến Vietinbank vay vốn. Thời gian giải ngân tại Vietinbank tương đối chậm, khách hàng phải chờ lâu do đến giao dịch quá tải khách hàng, do vậy Vietinbank cần tinh gọn quy trình thủ tục vay vốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) và cũng đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động cho vay gạch ốp lát tại Vietinbank thời gian qua. Qua đó, tác giả đã làm nổi bật lên những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP CHO VAY PHÁT TRIỂN NGÀNH GẠCH ỐP LÁT

Một phần của tài liệu 0628 hoạt động cho vay đối với ngành gạch ốp lát tại NHTM CP công thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w