Tiềm năng thị trường ngành gạch ốp lát đến 2020

Một phần của tài liệu 0628 hoạt động cho vay đối với ngành gạch ốp lát tại NHTM CP công thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 70 - 71)

Tốc độ đô thị hóa ở mức 31% hiện nay sẽ tăng lên khoảng 45% vào năm 2025. Như vậy, nhu cầu về nhà ở để đáp ứng cho khoảng 30 triệu dân hiện tại sẽ tăng lên khoảng 46 triệu dân đến 2025. Dựa vào những phân tích trên cơ sở này, dự báo nhu cầu gạch ốp lát tới năm 2020 vào khoảng 570 triệu m2.

Các doanh nghiệp trong nước vẫn đứng vững nhờ bảo hộ và đầu tư tốt về mặt công nghệ. Tại thị trường Việt Nam, gạch Trung Quốc đang trực tiếp cạnh tranh với hàng nội địa. Ngoài ra, gạch ốp lát tới từ Malaysia, Indonesia, Ân Độ,.. cũng được nhập khẩu khẩu với số lượng nhỏ, chủ yếu là các mẫu mã trong nước không có. Tuy nhiên hiện tại gạch nội đang chiếm ưu thế nhờ sử dụng các dây chuyền sản xuất tiên tiến từ châu Âu đảm bảo chất lượng sản phẩm, lợi thế về địa lý giúp giảm giá thành và đáp ứng các nhu cầu đơn hàng từ nhỏ tới lớn. Bên cạnh đó, ngành vẫn đang được sự bảo hộ lớn. Các sản phẩm gạch nhập khẩu hiện vẫn chịu thuế suất nhập khẩu cao làm giảm tính cạnh tranh với hàng trong nước.

Xu thế sử dụng gạch Granite thay cho Ceramic ngày càng trở nên phổ biến. Với các tính năng vượt trội về độ bền, tính thẩm mỹ, gạch Granite được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng. Hiện nay đa số các công trình quy mô lớn, có diện tích rộng như chung cư, văn phòng, khách sạn đều sử dụng gạch granite. Nhiều công trình xây dựng dân dụng cá nhân cũng chuyển sang sử

dụng gạch Granite. Các chuyên gia trong ngành cho biết nhu cầu sử dụng gạch Granite hiện đang tăng truởng khá tốt với mức tăng 15 - 20% năm.

Quy hoạch của Bộ Xây dựng chủ truơng không đầu tu mới sản xuất gạch Ceramic, uu tiên phát triển gạch Granite. Dự báo của Bộ Xây dựng cho thấy nhu cầu gạch Granite năm 2020 đạt khoảng 140 triệu m2/năm (xuất khẩu 42 triệu m2). Năng lực sản xuất gạch Granite nội địa của Việt Nam vào khoảng trên 60 triệu m2/năm. Với công suất hiện tại, trong các năm tới, công suất sản xuất của Việt Nam cần tăng trung bình trên 20% để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ.

Tại Việt Nam, không có nhiều Công ty sản xuất gạch Granite, đứng đầu về chất luợng là các doanh nghiệp Đài Loan nhu Taicera, Bạch Mã năm ở phân khúc cao cấp. Tiếp sau là các đơn vị nhu Viglacera Tiên Sơn, Toko, Thạch Bàn. Trên thị truờng hiện có 2 loại gạch Granite: gạch Granite không tráng men và Granite men mài in kỹ thuật số. Ngoài ra, do hệ thống tiêu chuẩn chua rõ ràng, nguời tiêu dùng không đủ kiến thức phân biệt, rất nhiều sản phẩm gạch Porcelain (xuơng bán sứ) cũng đuợc bán duới danh nghĩa gạch Granite, cạnh tranh khá lớn với các sản phẩm gạch Granite đúng tiêu chuẩn.

Nhu vậy, ít nhất dự báo cho đến năm 2020, thị truờng gạch ốp lát khá sôi động, các doanh nghiệp cũng đầu tu củng cố công nghệ sản xuất của mình để nâng cao chất luợng sản phẩm và thuơng hiệu của mình trên thị truờng. Với bối cảnh thị truờng giàu tiềm năng nhu vậy thì các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng cũng cầ có những giải pháp tăng cuờng tiếp cận các khách hàng này.

Một phần của tài liệu 0628 hoạt động cho vay đối với ngành gạch ốp lát tại NHTM CP công thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w