Nâng cao năng lực nhân sự

Một phần của tài liệu 0628 hoạt động cho vay đối với ngành gạch ốp lát tại NHTM CP công thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 77)

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ

+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ có vai trò hết sức quan trọng đối với kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Sở dĩ các ngân hàng cần phải có một đội ngũ chuyên môn giỏi là do yêu cầu của công tác tẩm định tín dụng, chỉ có những người năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn và phải có một kiến thức tổng hợp mới có thể thực hiện tốt nghiệp vụ thẩm định khi cho vay. Không chỉ trong hoạt động tín dụng, các hoạt động khác cũng rất cần những nhân viên giỏi. Các ngân hàng thương mại luôn luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán, để vận hành hệ thống kỹ thuật họ cần có những con những con người có khả năng quản sử dụng tốt các thiết bị và các sản phẩm tin học. Ngày nay các ngân hàng thương mại coi công nghệ như linh hồn của họ.

+ Để nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đối với CBCNV về lĩnh vực gạch ốp lát để nâng cao chất lượng thẩm định đối với các dự án cho vay ngành gạch. Đồng thời tăng khả năng tiếp cận, nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp gạch. Chính sách nhân lực phải khép kín từ khâu tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, tiền lương... Thực hiện đào tạo lại các kiến thức cơ bản đã được học tại nhà trường. Thường xuyên cập nhật các kiến thức mới cho đội ngũ Cán bộ, công nhân viên chức. Song song đào tạo lý thuyết là đào tạo các kiến thức thực tiễn bằng cách đúc rút và phổ biến kinh nghiệp công tác. Chú trọng đào tạo kiến thức thực tiễn cho đội ngũ cán bộ tín

dụng. Song song đào tạo kiến thức chuyên môn cần đào tạo thêm kỹ năng giao tiếp và đàm phán với khách hàng.

- Rèn luyện phẩm chất đạo đức nghiệp, văn hoá giao tiếp

Hầu hết các hoạt động của ngân hàng đều liên quan đến tài sản do vậy cần phải có một lực luợng cán bộ có đạo đức tốt. Đặc biệt đối với cán bộ tín dụng làm công tác thẩm định và cho vay, nếu không có đạo đức tốt rất có thể vì lợi ích của bản thân mà quyết định cho vay sai không chỉ gây tổn thất về tài sản mà còn làm ảnh huởng đến thuơng hiệu của ngân hàng. Trong nền tế thị truờng, khi mà cạnh tranh quyết liệt diễn ra, tình trạng du cung là điều không hiếm thấy thì kỹ năng giao tiếp và văn minh trong kinh doanh cũng là một công cụ mà các ngân hàng sử dụng đẻ cạnh tranh. Kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp, văn hoá và bản sắc ngân hàng là những nhân tố gián tiếp ảnh huởng đến mở rộng cho vay.

Nội dung nâng cao đạo đức nghề nghiệp, văn hoá giao dịch cần tập trung vào một số vấn đề nhu sau :

Bồi duỡng đạo đức đối với Cán bộ là phân tích cho đội ngũ cán bộ thấy đuợc môi truờng đặc biệt mà họ tác nghiệp, thấy đuợc tác hại và những hậu quả sẽ đến nếu không giữ gìn đuợc đạo đức. Phổ biến guơng nguời tốt việc tốt đối với đội ngũ cán bộ.

Rèn luyện ý chí là để tạo ra quyết tâm cao trong khi thì hành công việc. Nguời cán bộ có ý chí cao giúp cho họ có khả năng thực hiện những công việc khó khăn gian khổ. Trong hoạt động ngân hàng và nhất là trong hoạt động tín dụng có nhiều nơi, nhiều lúc công việc gặp khó khăn, nếu có đội ngũ cán bộ có ý chí cao thì mọi việc giải quyết trở lên dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu 0628 hoạt động cho vay đối với ngành gạch ốp lát tại NHTM CP công thương việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w