1.5.1 Kinh nghiệm quản lý thuế ở Canada
Ở Canada, cơ quan thuế vụ (CRA) có nhiệm vụ thi hành thuế trên toàn lãnh thổ nước này. Hệ thống thuế ở Canada hoạt động theo phương thức tự đánh giá. Để tránh hành vi gian lận thuế trong các Doanh nghiệp NQD, CRA đã đưa ra quy trình thanh tra, kiểm tra khá chặt chẽ và nghiêm ngặt thông qua kiểm toán bàn và kiểm toán lĩnh vực: Kiểm tóan bàn: Đây là phương pháp đơn giản nhất của CRA. Phương pháp này yêu cầu NNT đến cơ quan có thẩm quyền cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu để đối chiếu với tờ khai thuế.
Kiểm tóan lĩnh vực: CRA cử công chức thuế đến làm việc trực tiếp với NNT để kiểm tra hồ sơ. Quy trình kiểm tra kiểm tóan lĩnh vực được diễn ra cụ thể như sau: công chức thuế của CRA thông báo cho NNT biết trứoc mục đích kiểm tra để họ chủ động sắp xếp thời gian làm việc với công chức thuế. Trong quá trình làm việc, tiếp xúc với NNT, công chức thuế của CRA phải trình thẻ nhận dạng cá nhân để tránh hiện tượng giả danh công chức thuế. Đối với phạm vi kiểm tra phụ thuộc vào mức dộ vi phạm của NNT để cân nhắc có nên kiểm tóan mở rộng hay thu hẹp.
Ở Canada, mỗi đợt thanh tra kiểm tra thường mất từ 1 đến 2 tuần, thậm trí có thể kéo dài hàng tháng tùy thuộc vào tính chất của vụ việc.
1.5.2 Các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
Để quản lý các Doanh nghiệp NQD CQT sẽ lập ra kế hoạch thanh tra kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro. Yêu cầu cơ bản là việc tiếp cận các dữ liệu từ hồ sơ khai thuế do DN nộp CQT trong một thời gian đủ dài nhất định. Các dấu hiệu này được nhằm xác định những dấu hiệu không tuân thủ kể cả banừg cách tính điểm rủi ro hay bằng cách dựa vào các giao dịch có dấu hiệu không tuân thủ. Bên cạnh nguồn dữ liệu này, CQT cần thêm một nguồn dữ liệu có vai trò đặc biệt quan trọng là các thông tin từ bên thứ ba để có thể xác nhận các thông tin kê khai DN cũng như hồ sơ kinh tế ngành.
Thứ nhất là phương pháp tính điểm rủi ro tự động. Cần xây dựng hệ thống lập kế hoạch thanh kiểm tra trên cơ sở quy tắc cho phép xử lý và đánh giá rủi ro toàn diện các nguồn dữ liệu trên hồ sơ khai thuế, từ đó xếp loại kết quả mức độ rủi ro không tuân thủ.
Thứ hai sàng lọc thủ công là phương pháp truyền thống để lựa chọn hồ sư các trường hợp cần thanh kiểm tra. Phương pháp này được áp dụng khi chưa có hoặc ít có sự hỗ trợ về tin học, ít dữ liệu có sẵn và các kỹ thuật quản lý rủi ro ở cấp chiến lược còn chưa phát triển.
Thứ ba là dựa trên kết quả phân tích thống kê. Khi sử dụng biện pháp này cần có sự đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, cả phần cứng và phần mềm. Đồng thời cần thu thập những dữ liệu chính xác mà các chương trình công nghệ thông tin có thể phân tích được.
1.5.3 Kinh nghiệm quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Nghệ An
Để đảm bảo thu ngân sách đạt kế hoạch năm 2013 và tạo đà cho những năm sau, Cục Thuế Nghệ An đang tăng cƣờng thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong quản lý thuế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Trong những tháng cuối năm, để đảm bảo thu ngân sách đạt kế hoạch năm 2013 và tạo đà cho những năm sau, đồng thời thực hiện tốt chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Cục Thuế Nghệ An đang tăng cƣờng thực hiện kỷ luật, kỷ cừơng trong quản lý thuế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế; Rà soát, nắm chắc đối tƣợng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn; Kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các DN, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào ngân sách nhà nƣớc. Đồng thời, đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời số thuế và thu ngân sách đƣợc gia hạn trong năm 2013 đến hạn phải nộp vào nganan sách.
Bên cạnh đó, Cục Thuế tỉnh Nghệ An cùng tiếp tục thực hiện đầy đủ, thu kịp thời các khoản thu theo kết quả kiểm toán, thanh tra và các cơ quanbảo vệ pháp luật. Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, đảm bảo đúng đối tƣợng, đúng chế độ quy định, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các
hành vi vi phạm. Trong các giải pháp đƣa ra, Cục Thuế tỉnh Nghệ An cũng duy trì thƣờng xuyên công tác thanh tra, kiểm tra và phối hợp giữa cơ quan thu, cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế.
Chẳng hạn như mới đây, sau gần 10 tháng điều tra, xác minh, hồ sơ vụ việc Công ty Cổ phần Phụ gia và xây dựng miền Trung lập khống hóa đơn giá trị gia tăng, bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh, nợ thuế..., tháng 8/2013, Chi cục Thuế TP. Vinh (Nghệ An) đã chuyển toàn bộ hồ sơ của Công ty này cho cơ quan Công an. Tại phiếu giao nhận, tổng số nợ ngân sách nhà nƣớc của Công ty Cổ phần Phụ gia và xây dựng miền Trung sau khi nộp 310 triệu đồng còn tới trên 1,7 tỷ đồng. Có thể nói, nhờ sự phát hiện sớm, cùng với sự vào cuộc của các chi cục thuế quận huyện liên quan, cơ quan thuế Nghệ An đã ngăn chặn kịp thời, không để thất thoát ngân sách của nhà nƣớc, đồng thời cho thấy hiệu quả trong công tác phòng chống gian lận thuế trên địa bàn tỉnh nhà.
Ngoài ra, Cục Thuế tỉnh Nghệ An cũng sẽ tập trung công tác thu nợ thuế, triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của pháp luật. Chẳng hạn, từ đầu năm 2013, việc thất thu thuế lĩnh vực gian lận xăng dầu thông qua hành vi gian lận dùng chip điện tử giả để “móc túi” khách hàng với số lƣợng lớn hoặc bán xăng dầu nhập lậu là đáng báo động.
Mới đây, 11 cây xăng dầu trên địa bàn tỉnh Nghệ An tiếp tục bị Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46) Công an Nghệ An triệt phá về thủ đoạn dùng chíp điện tử giả để “móc túi” khách hàng với số lƣợng lớn. Theo số liệu điều tra ban đầu, với tỷ lệ ăn bớt từ 4% đến 11% trong thời gian nhiều năm khiến khách hàng bị “móc túi” và tất nhiên Nhà nước cũng bị thất thu một khoản tiền thuế lớn từ hành vi gian dối này.
Với những thành công chống thất thu trƣớc đây trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Cục Thuế Nghệ An hiện đã và đang tích cực phối hợp cùng với các ngành chức năng tìm cách chống gian lận, trốn thuế trong lĩnh vực này, góp phần thu đúng, thu đủ nguồn thuế cho ngân sách nhà nước.
1.5.4 Kinh nghiệm của cục thuế Hà Tĩnh
Thuế TNDN có hiệu lực thi hành từ năm 1999, đến nay đã thực sự phát huy vai trò của mình. Trong những năm qua, Cục thuế Hà Tĩnh đã thực hiện tốt công tác quản lý thuế. Số thu từ thuế TNDN liên tục tăng qua các năm. Số thuế TNDN thu từ các doanh nghiệp NQD chiếm tỷ trọng lớn, các năm đều chiếm hơn 50% tổng số thu thuế TNDN. Số thuế TNDN các doanh nghiệp NQD năm 2018 là 46.608,202 triệu đồng tăng 37,49% so với năm 2017. Đây là nguồn thu được duy trì tương đối ổn định và có tỷ lệ tăng cao. Điều đó đã đánh dấu sự phát triển của thành phần kinh tế NQD và sự nỗ lực của cán bộ ngành thuế trong công tác quản lý. Sở dĩ đạt được kết quả trên là do:
- Thứ nhất là, sự tăng lên rất nhanh về số lượng các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật về thuế, kê khai thuế TNDN đúng, đủ, kịp thời. Mặt khác các doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.
- Thứ hai là, cơ quan quản lý thuế thực hiện tốt quy trình nộp thuế, rút ngắn thời gian, đơn giản hoá thủ tục nộp thuế. Cơ quan thuế đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế, mặt khác tăng cường kiểm tra đôn đốc nộp thuế.
1.5.5 Tổng hợp bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về công tác quản lý thu thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Căn cứ tình hình thực tế tại Việt Nam và qua nghiên cứu tham khảo công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại một số nước trên thế giới, Tổng cục Thuế đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thu thuế cụ thể như sau:
- Thứ nhất, về mô hình tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của quản lý thu thuế:Hầu hết các nước đều có hệ thống quản lý thu thuế được tổ chức theo hệ thống dọc gắn với mô hình tổ chức cơ quan thuế. Hoạt động quản lý thu thuế được phân cấp theo mô hình tổ chức, chủ yếu được thực hiện ở cấp trung gian (Cục Thuế vùng, tỉnh). Tại các quốc gia có tổ chức bộ phận thanh tra cấp trung ương thì chủ yếu là thực hiện công tác chỉ đạo, hỗ trợ thanh tra, kiểm tra.Hoạt động quản lý thu thuế của người nộp thuế được chuyên môn hóa cao. Các phòng quản lý thu thuế tại cơ quan thuế được tổ chức chuyên biệt, chỉ thực hiện một giai đoạn của hoạt động quản lý như: Phòng quản lý chịu trách
nhiệm thu thập, xử lý phân tích rủi ro, lập kế hoạch quản lý, kiểm soát; Phòng quản lý chịu trách nhiệm thực hiện quản lý và xác định thuế. Phòng quản lý thuế đặc biệt chịu trách nhiệm về phân tích những thông tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm.
- Thứ hai, về công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ quản lý thu thuế: Các nước đều có yêu cầu cao đối với việc tuyển chọn thanh tra viên. Người được tuyển chọn thường phải đào tạo qua Đại học. Những tiêu chuẩn cơ bản thanh tra viên cần có gồm:
+ Có kiến thức chuyên sâu về thuế;
+ Có kiến thức về kế toán theo chuẩn mực trong nước và quốc tế và mối liên kết giữa các yêu cầu về kế toán tài chính và kế toán cho mục đích thuế.
+ Có kỹ năng quản lý, phân tích kinh tế.
+ Có tính nhạy bén, làm việc độc lập và chịu được áp lực công việc.
+ Có kiến thức thành thạo về sử dụng máy tính (bao gồm kiến thức cơ bản về hệ điều hành, mô hình lưu trữ dữ liệu, các ứng dụng cơ sở và ứng dụng chuyên ngành sử dụng cho thanh tra, kiểm tra).
+ Có khả năng giao tiếp ngoại ngữ. Ngoài việc tuyển chọn các nước còn chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức thuế.
- Thứ ba, về công tác xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế: Công tác xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế được tập trung thống nhất theo chỉ đạo từ cấp trung ương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế tập trung vào đối tượng, ngành, nghề nhất định, phê duyệt điều chỉnh tỷ lệ đối tượng quản lý giữa ngành nghề.
Theo quy mô và tính chất của từng vụ thanh tra, cơ quan thuế có thể thành lập các bộ phận riêng chịu trách nhiệm rà soát kết quả thanh tra theo các chuẩn mực trên trước khi ban hành quyết định cuối cùng. Ví dụ, tại Australia, Malaysia và Trung Quốc, các thanh tra cao cấp hoặc trưởng phòng thanh tra có nhiệm vụ rà soát lại toàn bộ các kết quả thanh tra tại cơ sở có liên quan đến giao dịch quốc tế hoặc các vụ việc lớn trước khi gửi kết quả chính xác cho người nộp thuế.
- Thứ tư, về chiến lược xử lý rủi ro: Các nước đều xây dựng chiến lược xử lý rủi ro theo hướng ưu tiên giải quyết các rủi ro ở mức cao (là những rủi ro không thể chấp nhận được) và giải quyết rủi ro ở mức thấp tùy theo nguồn lực cho phép (ví dụ: có thể lựa chọn rủi ro ở mức thấp bằng phương pháp ngẫu nhiên để đánh giá khả năng kiểm soát hoặc tích lũy các rủi ro này để giải quyết trong tương lai). Phạm vi xem xét, phân tích khi nhận dạng rủi ro bao gồm cả những thông tin được thể hiện ở cấp “vĩ mô” như xu hướng phát triển kinh tế, đặc tính ngành nghề và các tác động của chính sách kinh tế, thương mại và đầu tư.
- Thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế: Nhóm các nước phát triển có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế cao và tại cấp trung ương thường thành lập bộ phận “Thanh tra máy tính” (Thanh tra tin học, thanh tra thuế bằng máy tính). Thanh tra máy tính được thực hiện thông qua hệ thống ứng dụng tin học hỗ trợ công tác thanh tra và quyền truy cập, khai thác, sử dụng hệ thống dữ liệu của người nộp thuế để xác định rõ số liệu thực vềsổ sách kế toán và các giao dịch điện tử.
1.5.6 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn
Qua tham khảo kinh nghiệm các nước đã áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, đồng thời trên cơ sở thực trạng nƣớc ta, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình triển khai cơ chế này, tăng hiệu quả và khả năng thành công:
Thứ nhất, mặc dù cơ chế tự khai tự nộp đã khẳng định được tính cần thiết và ưu việt của mình, đồng thời trong điều kiện phát triển ngày nay, áp dụng cơ chế này là tất yếu, nhưng cũng cần ý thức đƣợc rằng cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm đối tƣợng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện chứ không thể áp dụng theo lối đại trà cho tất cả mọi đối tượng nộp thuế. Do vậy, trong quản lý thu, để đảm bảo tính hiệu quả cần khi triển khai cơ chế cần có lộ trình cho từng loại đối tƣợng nộp thuế, sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý cho phù hợp.
Thứ hai, để áp dụng tốt, phát huy lợi ích của cơ chế mới và đảm bảo sự thành công khi triển khai cơ chế này vào công tác quản lý, cơ quan thuế cần
phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng và sẵn sàng về nhân lực và vật lực. Một mặt, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc triển khai cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế nhƣ điều kiện pháp lý, ý thức tự giác của đối tƣợng nộp thuế, trình độ cán bộ thuế, trang thiết bị...mặt khác thƣờng xuyên đánh giá kết quả thí điểm để rút ra những kinh nghiệm quản lý phù hợp.
Thứ ba, cơ quan thuế cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc áp dụng chế tự kê khai, tự nộp thuế đƣợc thuận tiện nhƣ: xây dựng hệ thống luật Thuế đồng bộ trong từng sắc thuế và các luật khác có liên quan nhƣ Bộ luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Thƣơng mại....; tờ khai thuế rõ ràng, dễ hiểu; thu hẹp dần các trƣờng hợp miễn giảm thuế; quy định rõ các trƣờng hợp vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu về thuế; xây dựng quy trình khiếu nại nhằm đảm bảo công bằng cho các đối tƣợng nộp thuế; quy định các biện pháp thu nợ, cƣỡng chế nợ thuế có hiệu lực và hiệu quả một cách cụ thể, rõ ràng.
Thứ tư, cơ quan thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên môn hoá chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng.
Thứ năm, tiến hành phân loại đối tƣợng nộp thuế thành các nhóm có cùng đặc tính tƣơng đồng để tìm ra cách thức, biện pháp quản lý và các phương thức hỗ trợ thích hợp, hoàn thiện quản lý thuế hiện đại.