Hoàn thiện chính sách thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 97 - 99)

Việc tính thuế, khai thuế thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng khai thuế của các doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến chất lượng quản lý thuế. Khả thi là một trong những nguyên tắc quan trọng của một chính sách thuế, nó đòi hỏi chính sách thuế phải dựa trên nhiều yếu tố như khả năng đóng góp của các đối tượng nộp thuế, trình độ tổ chức, quản lý thu nộp thuế, môi trường pháp lý, ý thức pháp luật và mặt bằng dân trí. Do vậy, một chính sách thuế dù tiến bộ hay hoàn thiện đến đâu chăng nữa nhưng nếu không dựa trên những điều kiện thực tiễn của nền kinh tế - xã hội thì chính sách thuế đó sẽ không đảm bảo tính khả thi của nó, và do vậy hiệu quả đạt được sẽ không như mong muốn. Trong thời gian tới cần hoàn thiện các quy định về khai, nộp thuế theo các hướng sau đây:

Về thời hạn nộp tờ khai quyết toán năm: Hiện nay đang quy định là 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính. Nên quy định cụ thể hạn cuối cùng nộp tờ khai quyết toán năm là ngày 30 tháng 3 của năm tiếp theo năm báo cáo, điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho doanh nghiệp cũng như cơ quan thuế khi xác định ngày chậm nộp tờ khai quyết toán năm.

Thời hạn nộp thuế: theo quy định hiện hành, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo tháng là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ nộp thuế. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Quy định như vậy sẽ gặp phải khó khăn trong công tác báo cáo thống kê của ngành thuế, vì toàn bộ chế độ báo cáo tháng đều tính đến hết ngày cuối cùng của tháng báo cáo. Do vậy, nên sửa đổi về thời hạn nộp thuế: “Thời hạn nộp thuế của loại thuế khai theo tháng là ngày cuối cùng của tháng nộp hồ sơ khai thuế”. Quy định như vậy vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế, đồng thời cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ thời gian để chuẩn bị tiền nộp thuế, phù hợp với kỳ kế toán của doanh nghiệp (tháng, quý, năm).

Quy định về cưỡng chế nợ thuế:

Theo quy định tại điều 19 của Nghị định 129/2013/NĐ-CP, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:

Đối với biện pháp "Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản” thì thấy, biện pháp này chỉ thực sự có ý nghĩa khi số dư trên tài khoản đủ để thanh toán một phần hoặc toàn bộ cho các nghĩa vụ thuế.Trong khi mặc dù đã có quy định buộc DN khai báo với cơ quan thuế về tài khoản, nhưng thực tế DN lại cố tình không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, gây khó cho cơ quan thuế trong việc xác minh tài khoản của DN để yêu cầu phong tỏa, hoặc khi tìm được tài khoản của DN thì cơ quan thuế cũng mất rất nhiều thời gian làm các thủ tục theo quy định, khi đó DN có thể lại rút hết tiền, và như vậy vô hình chung việc quyết định cưỡng chế lại trở nên vô hiệu khi tài khoản của DN không còn tiền.

Biện pháp "Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập theo quy định”, nhưng thực tế triển khai cho thấy, biện pháp này không mấy hiệu quả, do chỉ thu được thuế của những người làm công ăn lương, những người thu nhập không thể trốn được, còn thu nhập tự do, thu nhập khác thì cơ quan thuế cũng chịu bó tay. Về phía cơ quan chi trả tiền lương, thu nhập của cá nhân nợ thuế khi nhận được quyết định cưỡng chế thuế từ cơ quan thuế, thì họ cũng chưa thực sự hợp tác, thậm chí cố tình trì hoãn, kéo dài việc khấu trừ tiền lương, thu nhập của cá nhân nợ thuế với nhiều nguyên nhân. Ngoài ra,

nhiều cá nhân trong khi nợ thuế đã chuyển chỗ làm, nơi sinh sống, khiến cơ quan thuế rất khó thu nợ, cưỡng chế thuế.

Cưỡng chế là cần thiết đối với trường hợp cố tình dây dưa nợ thuế, nhưng thực hiện như thế nào để đảm bảo khả năng thu hồi tiền thuế hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí, đồng thời giảm bớt thời gian nhằm hạn chế khả năng đối phó của đối tượng nợ thuế như tẩu tán tài sản, tránh thanh toán qua ngân hàng.

Cơ quan thuế phải được phép cung cấp thông tin về đối tượng nợ thuế cho các tổ chức tài chính như ngân hàng, các tổ chức tín dụng về các đối tượng nợ thuế lớn, nợ thuế kéo dài, để các ngân hàng, tổ chức tài chính có danh sách để hạn chế khoản vay của đối tượng nợ thuế. Việc này cần phải được rà soát, phân loại và phối hợp cung cấp với ngân hàng theo từng quý, để đảm bảo các đối tượng khi đã đáp ứng yêu cầu nghĩa vụ thuế với nhà nước sẽ lập tức được giao dịch với ngân hàng. Còn đối tượng cố tình chây ì nợ sẽ khó lòng tiếp cận được vốn vay của các ngân hàng.

Tiếp đó, cần xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về tài khoản ngân hàng của người nộp thuế để liên thông với dữ liệu của cơ quan thuế, có như vậy mới kiểm tra, kiểm soát được việc một cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể mở nhiều tài khoản giao dịch tại các ngân hàng khác nhau.

Bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của các ngân hàng khi doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị mở tài khoản: các ngân hàng thương mại phải cung cấp ngay tài khoản của doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp đó (có thể quy định rõ thời gian phải cung cấp kể từ khi mở tài khoản cho doanh nghiệp). Có như vậy thì cơ quan thuế sẽ luôn có đầy đủ và kịp thời thông tin về tài khoản của doanh nghiệp.

Đặc biệt, cần cho phép cơ quan thuế có quyền khởi kiện người nộp thuế nợ thuế kéo dài, số lượng lớn. Đồng thời nghiên cứu sửa đổi, đưa thêm nội dung hành vi nợ tiền thuế, chây ì không nộp thuế vào loại tội danh hình sự và phải chịu phạt tù.

3.3.2 Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý và xây dựng đội ngũ công chức nhằm tăng cường quản lý Thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)