Trong những năm gần đây quan điểm phát triển kinh tế nước ta bằng con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân đòi hỏi sự khác nhau của các thành phần kinh tế. Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng đã tăng lên nhanh chóng và tham gia tích cực vào thị trường, làm tăng sự sôi động trong nền kinh tế.
Tại thời điểm 31/12/2018, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 2.805 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động, chiếm gần 80% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và tạo ra khoảng 50% việc làm. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày
càng khẳng định vị trí của mình, nhiều thương hiệu đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và ngoài nước.
Nhìn chung, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đều có những đặc điểm sau:
* Đa dạng trong lĩnh vực hoạt động và sự phát triển của các ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói chung tham gia hoạt động kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực nhưng tập trung vào một số ngành đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp, thị trường tiêu thụ rộng khắp và ít chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp lớn, chẳng hạn như các ngành: chế biến nông, lâm, thủy sản, hải sản xuất khẩu, gia công may mặc, trang sức, kinh doanh vật liệu xây dựng (gạch, ngói), vận tải...
Theo số liệu thống kê tại thời điểm 31/12/2018, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương nghiệp (35%), dịch vụ (27%) và công nghiệp và xây dựng (26%).
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu theo ngành kinh tế đối với doanh nghiệp NQD tại thời điểm 31/12/2014
2% 10%
26%
27% 35%
Nông nghiệp Vận tải, kho bãi CN và XD Dịch vụ Thương nghiệp
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn)
Hình 2. 2: Cơ cấu theo ngành kinh tế đối với doanh nghiệp NQD tại thời điểm 31/12/2018
Ngoài nguyên nhân nằm trong xu thế chung của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, để lý giải cho sự phát triển của các lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, có thể kể đến những nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn, đó là:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 119 doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh nhà hàng ăn uống (chiếm 59% doanh nghiệp toàn tỉnh), 186 doanh nghiệp kinh doanh khách sạn (chiếm 56% doanh nghiệp toàn tỉnh)…
Mặt khác, khai thác than cũng được xem là một nguồn thu của tỉnh tại mỏ than Na Dương – huyện Lộc Bình, lượng than khai thác mỗi năm đạt sản lượng tương đối cao. Gắn liền với các mỏ là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí các xí nghiệp vận tải. Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác than thúc đẩy sự phát triển của các các ngành công nghiệp phụ trợ, chế biến than, cơ khí, vật liệu xây dựng, vận tải...
* Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ và siêu nhỏ
Theo tiêu chí của Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ thì tính đến năm 2018 có 59,15% doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là doanh nghiệp siêu nhỏ, 29,84% là doanh nghiệp nhỏ; 9,8% là doanh nghiệp vừavới số lao động trong một doanh nghiệp trên 200 lao động.Chỉ có 1,21% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động là doanh nghiệp lớnvới số lao động trong một doanh nghiệp trên 200 lao động.
Do quy mô hoạt động nhỏ nên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường. Việc thâm nhập vào thị trường hàng hoá trong giai đoạn này, sẽ đem lại cho doanh nghiệp thành công và khi sản phẩm bị thị trường từ chối thì doanh nghiệp dễ dàng rút lui và lựa chọn mặt hàng kinh doanh khác trong phạm vi được phép sao cho có lợi nhất, phù hợp với khả năng của mình. Vì vậy đây là một thế mạnh để doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia thị trường với các doanh nghiệp Nhà nước.
Số lượng nhân viên ít và các nhân viên này thường phải đảm nhận công việc theo kiểu đa năng, ít hoặc không có sự chuyên sâu trong chuyên môn. Phần lớn các chủ doanh nghiệp vừa phải đảm nhận vai trò quản trị (điều hành và chỉ huy nhân viên) vừa phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo (tìm kiếm và quyết định cơ hội đầu tư).
Mặt khác, vốn của thành phần kinh tế này là do những chủ thể kinh doanh tình nguyện đóng góp, do các cổ đông đóng góp hay do liên doanh liên kết... bằng tiền hoặc tài sản. Các tổ chức tài chính thường e ngại khi tài trợ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
này vì họ chưa có quá trình kinh doanh, chưa có uy tín và chưa thể tạo lập được khả năng trả nợ. Rõ ràng, với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn và các nguồn lực để phát triển sản xuất, kinh doanh.Thêm vào đó, các doanh nghiệp quy mô nhỏ thường sẽ ít thực hiện các hoạt động quản trị doanh nghiệp và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Điều này khiến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dễ bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và cũng dễ có tâm lý “ăn xổi” khi gia nhập thị trường.
* Trình độ công nghệ sản xuất còn ở mức thấp
Trình độ công nghệ là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hiện tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có công nghệ hiện đại không nhiều, chỉ có một số công ty được trang bị máy móc và dây chuyền tiên tiến, còn lại sử dụng các công cụ thủ công, thiếu đồng bộ.
2.1.4 Thực trạng quản lý người nộp thuế
Quản lý tốt người nộp thuế là bước nền tảng để quản lý tốt bất kỳ sắc thuế nào. Với DN NQD, bằng việc nắm vững các chỉ tiêu ban đầu trong đăng ký thuế, đăng ký kinh doanh và những thay đổi của DN về địa chỉ, ngành nghề, quy mô kinh doanh, các sắc thuế mà DN phải nộp,… Cục Thuế sẽ có cơ sở để theo dõi sát sao, kịp thời các hoạt động của DN. Đồng thời qua đó, Cục Thuế ước đoán được nghĩa vụ thuế và khả năng tài chính, hiểu biết về pháp luật thuế của NNT, chủ động hơn trong các bước quản lý tiếp theo.
Tại phòng Kê khai và kế toán thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn hiện có 2 cán bộ phụ trách quản lý thuế TNDN phân theo địa bàn. Các DN này sẽ tiếp tục được phân loại theo tình hình hoạt động, loại hình DN, lĩnh vực kinh doanh, quy mô vốn để quản lý.
Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn luôn tạo cơ chế thuận lợi cho các DN khi đăng ký thuế cũng như khi khai bổ sung, thay đổi các thông tin đã đăng ký, nhờ đó nhanh chóng đưa DN mới thành lập vào diện quản lý và liên tục cập nhật thông tin mới về DN. Cục Thuế thực hiện việc đăng ký mã số thuế đối với DN theo quy đúng quy trình đăng ký thuế. Với việc quản lý bằng MST cấp duy nhất cho từng DN, Cục Thuế dễ dàng thống kê được các DN theo các tiêu chí: đang hoạt động, tạm nghỉ kinh doanh hay ngừng hoạt động.
Bảng 2. 5:Số lượng doanh nghiệp NQD phân theo trạng thái hoạt độngtạiCục thuế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015-2018
Trạng thái hoạt động 2015 2016 2017 2018 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 1. Đang hoạt động 2.246 67,15 2.325 60,28 2.645 60,94 2.805 59,37 2. Tạm nghỉ KD 169 5,05 144 3,73 91 2,10 128 2,71 3. Ngừng hoạt động 930 27,80 1.388 35,99 1.604 36,96 1.792 37,92 Tổng 3.345 100 3.857 100 4.340 100 4.725 100 Nguồn: Phòng TH-NV-DT
Qua bảng ta thấy, tổng số DN NQD mà Cục thuế quản lý có sự tăng đáng kể. Năm 2016 có thêm 512 DN mới thành lập, tăng hơn 15% so với năm 2015. Năm 2017 có thêm 483 DN, tăng 12,5% so với 2016. Năm 2018 có thêm 385 DN, tăng 8,8%so vớinăm 2017Tuy số tổng DN tăng lên nhưng tỷ lệ DN ngừng hoạt động cũng tăng nhanh, từ 27,8% vào năm 2015 lên đến 37,92% vào năm 2018. Điều này cho thấy hiện trạng các DN hoạt động kém hiệu quả, rất nhiều DN chỉ sau vài năm hoạt động đã phải tạm nghỉ kinh doanh, giải thể, ngừng hoạt động. Thực tế đáng lo ngại ở Cục thuế tỉnh Lạng Sơn là trong số các DN ngừng hoạt động năm 2018 có đến 1.164 DN chưa thể đóng MST do vẫn chưa hoàn thành các nghĩa vụ về thuế, dẫn đến các cán quản lý mất rất nhiều thời gian kiểm tra đôn đốc nợ để có thể hòa tất thủ thục giải thể.
Theo thống kê, đến ngày 31/12/2018 có 476 DN thuộc địa bàn quản lý của Cục thuế đã bỏ địa điểm kinh doanh, đây là một con số rất cao, đa số các DN này đều còn nợ thuế, không khai thuế trong một thời gian dài. Phòng kê khai đã gửi thông báo ba lần và liên lạc qua điện thoại với lãnh đạo các DN này tuy nhiên DN vẫn không lên cục khai báo, giải trình. Do đó phòng kiểm tra phải phối hợp với công an sở tại xuống trụ sở DN kiểm tra, xác minh DN không còn tồn tại để đóng MST. Có những DN được thành lập nhằm mục đích buôn bán hóa đơn, làm ăn bất hợp pháp, thành lập rồi giải thể trong một thời gian rất ngắn, gây khó khăn cho cán bộ thuế trong công tác quản lý đồng thời làm thất thu một khoản tiền lớn.
Năm 2018, số DN có đơn đề nghị tạm nghỉ kinh doanh là 228 DN, chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên. Các DN này có tình hình SXKD thực sự khó khăn nên cần tạm thời ngừng hoạt động, chờ thời điểm thích hợp để quay lại thị trường. Nhưng trong đó, có DN chỉ tạm nghỉ kinh doanh trong thời gian ngắn hơn so với thời gian đề nghị trong đơn, hoặc trong suốt thời gian xin nghỉ vẫn lén lút kinh doanh gây ra áp lực quản lý không nhỏ với cục thuế. Trong số các DN đang tạm nghỉ kinh doanh cũng có những DN đang chờ làm thủ tục giải thể như Công ty CP Thái Bình Dương.
Vẫn còn một số ít DN không đăng ký thuế. Khi phát hiện ra nhờ phản ánh của phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, các cán bộ thuế sẽ tiến hành xử phạt hành chính và hướng dẫn DN làm thủ tục đăng ký thuế.
Các DN NQD trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là công ty TNHH và công ty CP, số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. 6. Số lượng các Doanh nghiệp NQD phân theo loại hìnhtại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015-2018
Nguồn: Phòng KK-KTT
Nhìn chung công ty TNHH là loại hình DN được lựa chọn nhiều nhất, chiếm hơn một nửa số DN NQD trên địa bàn, số lượng không ngừng tăng lên. Từ năm 2015 đến năm 2018, đã có thêm 854 công ty TNHH mới, tăng 48,5%. Công ty CP cũng là loại hình DN chiếm tỷ trọng cao, khoảng 41,8%. Năm 2015, Cục Thuếquản lý 1.518 công ty CP trong đó có 1.043 công ty cổ phần đang hoạt động; năm 2016 quản lý 1.668 công ty trong đó có 1.196 công ty đang hoạt
Loại hình DN
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng quản lý Tỷ trọng (%) Tổng quản lý Tỷ trọng (%) Tổng quản lý Tỷ trọng (%) Tổng quản lý Tỷ trọng (%) 1. Công ty TNHH 1.758 52,56 2.101 54,47 2.405 55,42 2.612 55,28 2. Công ty CP 1.518 45,38 1.668 43,25 1.845 42,51 1.978 41,86 3. DN tư nhân 68 2,03 87 2,25 89 2,05 130 2,75 4. Công ty hợp danh 1 0,03 1 0,03 1 0,02 5 0,11 Tổng 3.345 100 3.857 100 4.340 100 4.725 100
động. năm 2017, quản lý thêm 177 công ty CP, tăng 10,6% so với năm 2016. Đến năm 2018, quản lý thêm 133 công ty CP, tăng 0,7% so với năm 2017. Loại hình công ty TNHH trên phát triển mạnh hơn công ty CP do mô hình này thích hợp với phần đông các DN kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Ngoài việc có tư cách pháp nhân và chế độ TNHH của thành viên như trong công ty CP, mô hình này còn có yếu tố quan hệ nhân thân gữa các thành viên như công ty đối nhân nên khá được ưa chuộng. Hơn nữa, với công ty CP, việc thành lập và quản lý khá phức tạp nhất là về công tác kế toán, tài chính nên nhiều DN với nguồn lực hạn chế chưa đáp ứng được.
Bảng 2. 7:Mức đóng góp thuế TNDN của các loại hình DN NQD tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng TH-NV-DT
Trong giai đoạn 2015-2018 mặc dù kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng số thu thuế vẫn tăng đều, chủ yếu là thu từ các công ty TNHH và công ty CP. Số thu từ DN tư nhân tuy vẫn còn thấp nhưng đã có sự tăng rõ rệt, năm 2016 tăng 849 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng tốc độ tăng 102,17%, năm 2017 tăng 77 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng chỉ có 4,5%, năm 2018 tăng 841 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng tốc độ tăng 47%.Năm 2018, tổng thuế TNDN của các DN NQD tăng 10.500 triệu đồng so với 2017, trong đó số thu từ các công ty TNHH tăng 4.714 triệu đồng và 3.934 triệu đồng từ các công ty CP. Số thu thuế của từng loại hình DN cũng tương đồng với số lượng DN mỗi loại hình. Công ty TNHH vẫn là nhóm đối tượng đóng góp số thuế lớn nhất, tiếp đó là khối công ty CP. Cụ thể, tỷ trọng đóng góp thuế TNDN của công ty
Loại hình DN 2015 2016 2017 2018 Số thu trọng Tỷ (%) Số thu trọng Tỷ (%) Số thu trọng Tỷ (%) Số thu trọng Tỷ (%) 1. Công ty TNHH 20.895 52,715 24.938 53,238 28.394 54,606 33.108 53,84 2. Công ty cổ phần 17.909 45,181 20.223 43,172 21.842 42,005 25.776 41,91 3. DN tư nhân 831 2,096 1.680 3,586 1.757 3,379 2.598 4,22 4. Công ty hợp danh 3 0,008 2 0,004 5 0,010 16 0,03 Tổng 39.638 100 46.843 100 51.998 100 61.498 100
TNHH và công ty CP trong tổng thuế TNDN của khu vực NQD năm 2018 lần lượt là: 53,84% và 41,91%. Nhìn rộng ra cả giai đoạn 2015 - 2018 ta thấy, tỷ trọng thu từ công ty TNHH có xu hướng tăng, còn công ty CP thì lại giảm nhẹ.
Từ việc số thu từ thuế TNDN của DN tăng mạnh có thể thấy, vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế trong giai đoạn hậu khủng hoảng, sản xuất kinh doanh của khối DN NQD trên địa bàn tỉnh đã có sự phục hồi và phát triển đáng kể. Điều này một phần minh chứng những tác động tích cực của các chính sách ưu đãi, cải thiện môi trường đầu tư của các cấp quản lý trên địa bàn tỉnh.
Về quản lý NNT theo quy mô vốn, Cục thuế đã thống kê được như sau:
Bảng 2. 8. Số lượng các Doanh nghiệp NQD phân theo quy mô vốn tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017-2018
Quy mô 2017 2018 Chênh lệch Số lượng Số lượng Số lượng Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Siêu nhỏ 2.670 61,52 2.825 59,15 155 5,8 2. Nhỏ 1.290 29,72 1.410 29,84 120 9,3 3. Vừa 380 8,76 490 11,01 110 28,9 Tổng 4.340 100 4.725 100 385 Nguồn: Phòng KK-KTT
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, nền kinh tế mới phát triển nên các DN ở đây chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ (theo tiêu chí phân loại quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP). Tỷ trọng DN theoquy mô không có sự biến động. Các DN mới thành lập chủ yếu vẫn là DN nhỏ và siêu nhỏ. Các DN này có đặc điểm là quản lýtheo kinh nghiệm truyền thống, hiểu biết pháp luật chưa cao nên rất khó cho công tác quản lý. Đây cũng là nhóm đối tượng thường xuyên báo lỗ, không phát sinh thuế TNDN. Số lượng DN quy mô vừa có sự biến động không cao, các DN này chủ yếu đã hoạt động từ hơn 15 năm trước, lĩnh vực hoạt động rộng, tiềm năng thu lớn có đội ngũ tư vấn