6. Cấu trúc của luận văn
1.1.3. Các loại dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
1.1.3.1. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo chu kỳ dự án
Chu kì của một dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ đến khi dự án được hoàn thành.
Chu kì dự án đầu tư có thể được minh họa bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Chu kì dự án đầu tư
Ý đồ về dự
án đầu tư Thđầu tưực hiện
Ý đồ về dự án đầu tư mới Vận hành các kết quảđầu tư Chuẩn bị đầu tư
Cũng như các dự án đầu tư phát triển thông thường thì chu kì của dự án đầu tư phát triển hạ tầng GTNT cũng trải qua các giai đoạn như trong sơ đồ chu kì dự án:
- Ý đồ về dự án đầu tư: Đây là bước rất quan trọng vì là sự khởi đầu cho bất cứ một dự án đầu tư nào đặc biệt là đối với các dự án có mục tiêu xã hội cao như các dự án hạ tầng GTNT, xác định ý đồ cho dự án phải được dựa trên các cơ chế chính sách phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải của cả nước nói chung và của hệ thống hạ tầng GTNT nói riêng cũng như nhu cầu cấp thiết của dự án.
- Chuẩn bị đầu tư:
+ Soạn thảo dự án: trên cơ sở có ý đồ đầu tư thì nhà đầu tư sẽ tiến hành lập dự án cũng như tiến hành nghiên cứu khả thi và nghiên cứu tiền khả thi. Sau giai đoạn này sẽ có một dự án hoàn chỉnh để trình lên cơ quan có thẩm quyền xin cấp vốn NSNN.
+ Thẩm định, phê duyệt dự án: Sau khi dự án đã được lập hoàn chỉnh, để dự án có thể được cấp vốn đầu tư thì cần phải tiến hành thẩm định tính khả thi của dự án vì NSNN là có hạn không thể đầu tư dàn trải được. Mục tiêu quan trọng nhất của giai đoạn này là phải tiến hành thẩm định khía cạnh tài chính kết hợp với thẩm định khía cạnh xã hội của dự án, không thể xem nhẹ khía cạnh xã hội như đối với các dự án tư nhân.
- Thực hiện đầu tư: Các dự án sau khi được tiến hành thẩm định nếu có tính khả thi sẽ được cấp vốn đầu tư và tiến hành thực hiện đầu tư. Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác. Kết thúc giai đoạn
này thì công trình đã được hoàn thành và có thể bắt đầu được đưa vào sử dụng. Sản phẩm ở đây là các con đường mới, cây cầu mới…
- Vận hành kết quả đầu tư: Đây là giai đoạn cuối cùng của bất kì dự án đầu tư nào, sau khi công trình hoàn thành sẽ được bàn giao cho các cơ quan có trách nhiệm khai thác công trình. Trong giai đoạn này ở một số công trình có thể tiến hành thu phí sử dụng công trình đối với các phương tiện sử dụng nhằm bù đắp một phần chi phí cho Nhà nước.
- Ý đồ về dự án mới: Nền kinh tế phát triển không ngừng và hạ tầng GTNT cũng phải phát triển cùng với nền kinh tế để có thể hỗ trợ tối đa cho nhau trong mục tiêu phát triển chung của quốc gia, do đó sau mỗi một công trình hoàn thành thì lại xuất hiện các kế hoạch chiến lược phát triển nhằm hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển chung.
1.1.3.2. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo lĩnh vực đầu tư
- Đầu tư và xây dựng mới đường bộ: Đây là nội dung chủ yếu của đầu tư phát triển hạ tầng GTNT và nó chiếm một tỷ trọng vốn lớn trong tổng số vốn Nhà nước đầu tư cho phát triển hạ tầng GTNT, thông thường nó chiếm trên 80% tổng số vốn hàng năm. Đầu tư mới và xây dựng mới nhằm nâng cao tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân cũng như nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và nhu cầu đi lại của người dân. Đầu tư xây dựng mới hạ tầng GTNT là chiến lược phát triển trong nhiều năm để có thể là tiền đề và động lực cho việc phát triển các ngành khác, phát triển mỗi vùng và địa phương, nâng cao đời sống của các địa phương.
- Đầu tư nâng cấp và duy tu bảo dưỡng đường bộ: Đây là công việc xuất phát từ thực trạng GTNT của nước ta. Sau nhiều năm sử dụng, các công trình GTNT đã bị hư hỏng nhiều nhưng vẫn còn có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu trước mắt, cùng với đó là do sự thiếu vốn đầu tư của Nhà nước. Vì thế, không thể xây dựng mới trong một thời gian ngắn, do đó hàng năm Nhà nước cần phải chi một lượng vốn nhất định để có thể duy trì hoạt động của hệ thống hạ tầng GTNT.
1.1.3.3. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo khu vực đầu tư
Đầu tư vào giao thông nông thôn
Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, thực hiện CNH-HĐH đất nước. Thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Chương trình giảm nghèo bền vững. Giao thông đi lại chủ yếu của nông thôn là hệ thống các tuyến đường bên trong các xã nối liền với các tuyến đường huyện, quốc lộ; các con đường liên huyện, liên xã, liên thôn. Đầu tư phát triển hạ tầng GTNT nhằm xây dựng một hệ thống hạ tầng đường bộ liên hoàn, phát triển nông nghiệp theo hướng CNH và nâng cao dân trí của khu vực nông thôn. Trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng làm thì đây là chủ trương thích hợp của Đảng trong điều kiện nước ta vẫn đang là một nước nông nghiệp và chủ yếu người dân sống bằng nghề nông.
Đầu tư vào giao thông đô thị
Song song với đầu tư vào phát triển vào khu vực nông thôn nhằm mục đích xã hội là chủ yếu thì đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông đô thị lại nhằm phát triển kinh tế văn hoá ở khu vực đô thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn, vì đây là những đầu tàu trong nền kinh tế, hàng năm ở các khu vực đô thị đóng góp vào GDP của cả nước cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn.
1.1.3.4. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn theo vùng lãnh thổ
Địa lý nước ta trải dài từ Bắc tới Nam, mỗi một vùng lãnh thổ lại có những điều kiện về địa hình, tự nhiên, khí hậu … khác nhau, do đó mục tiêu phát triển cũng là khác nhau. Vì vậy hàng năm nhà nước cũng sẽ có sự ưu tiên khác nhau với mỗi vùng lãnh thổ nhưng vẫn đảm bảo sự công bằng xã hội và đảm bảo mục tiêu phát triển chung của xã hội. Ví dụ như các vùng gần biên giới hay gần biển sẽ được ưu tiên đầu tư trước để có thể tận dụng tối đa lợi thế về mặt địa lý trong phát triển kinh tế. Nước ta được chia thành các vùng sau: Vùng trung du và miền núi phía Bắc
- Vùng đồng bằng sông Hồng - Vùng Bắc Trung bộ - Vùng Duyên hải miền Trung -
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
1.2.1. Các chủ thể tham gia quản lý dựán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn
Quá trình quản lý đầu tư và xây dựng của một dự án có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Khái quát mô hình các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư như sau:
Sơ đồ 1.2: Các chủ thể tham gia quản lý dự án
Chủ đầu tư
Chủ đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 do người quyết định đầu tư quyết định và được quy định cụ thể như sau:
- Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư: Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ đầu tư thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
CHỦĐẦU TƯ
Ban QLDA đầu tư và
xây dựng Cơ quan thẩm định dựán UBND các xã, thị trấn; Người dân hưởng lợi
Cơ quan quản lý
vốn (Kho bạc, Tài chính…)
Nhà thầu xây lắp Nhà thầu tư vấn
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thành lập theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách của cấp xã, chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: Do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực do các doanh nghiệp này quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
- Đối với dự án sử dụng vốn khác: Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng. Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp, các bên góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tư [2].
Cơ quan thẩm định dự án
Được quy định chi tiết tại Thông tư số 18/2016/TT-BXD quy định chi Tiết về
thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Nghịđịnh số59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ
về quản lý dựán đầu tư xây dựng: Trình, thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình đúng thẩm quyền, bảo đảm quy trình và thời hạn thẩm định theo quy định; Thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng được thực hiện với toàn bộ công trình hoặc từng công trình của dự án hoặc theo giai đoạn, gói thầu của dự án nhưng phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ về nội dung, cơ sở tính toán trong các kết quả thẩm định; Công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục, hồ sơ, kết quả thẩm định và tuân thủ các quy định về cải cách thủ tục hành chính trong quá trình thẩm định.
Cơ quan quản lý vốn
Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực do các doanh
nghiệp này quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tưlà cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc vay vốn để đầu tư xây dựng. Trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp, các bên góp vốn thỏa thuận về chủ đầu tư.
Nhà thầu tư vấn
Là tổ chức nghề nghiệp có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh về tư vấn đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật. Tổ chức tư vấn chịu sự kiểm tra thường xuyên của CĐT và cơ quan quản lý nhà nước.
Nhà thầu xây lắp
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh về xây dựng. Doanh nghiệp xây dựng có mối quan hệ với rất nhiều đối tác khác nhau nhưng trực tiếp nhất là CĐT. Doanh nghiệp chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên về chất lượng công trình xây dựng của CĐT, tổ chức thiết kế, cơ quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý.
UBND các xã, thị trấn; Người dân hưởng lợi
Có quyền được tham gia ý kiến vào đề án xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn và đồ án quy hoạch nông thôn; tham gia lập kế hoạch thực hiện ở thôn, xã; Tham gia và lựa chọn những công việc gì cần làm, thật thiết thực và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương; Quyết định mức độ đóng góp trong một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của thôn, xã.
Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã, thôn; tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.
1.2.2. Nội dung công tác quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn nông thôn
1.2.2.1. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư
Quy hoạch đầu tư là nội dung hết sức quan trọng, nhằm xác định lĩnh vực cần đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư…; đảm bảo mối liên kết giữa các dự án đầu tư và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm hoặc hàng năm; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để các cơ quan, đơn vị lập kế hoạch đầu tư cho từng thời kỳ 5 năm và hàng năm, trong đó có kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.
Trong kế hoạch đầu tư phải có danh mục các công trình đầu tư xây dựng trong từng thời kỳ và từng năm.
1.2.2.2. Công tác khảo sát, thiết kế đầu tư
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dựán đầu tư xây dựng, thiết kếxây dựng công trình, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở
rộng, nâng cấp công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập.
Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế, người quyết định đầu tư hoặc chủđầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủđiều kiện năng lực lập nhiệm vụ khảo
sát xây dựng.
Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây
dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế. Trong quá trình
thi công, phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu khảo sát, thiết kế có thể
ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.
Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức
giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung sau:
- Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với
phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng; - Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: Vịtrí khảo sát,