Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư một số tỉnh, huyện trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 42 - 46)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.4. HỆ THỐNG VĂN BẢN VÀ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư một số tỉnh, huyện trong nước

1.4.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh

Tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương là từng bước xây dựng, phát triển và quản lý đường giao thông nơng thơn, đảm bảo thơng suốt, đồng bộ, cứng hóa đạt chuẩn, đảm bảo kết nối liên hoàn với hệ thống giao thơng chung. Đến năm 2018, tồn tỉnh có 16.1717km đường GTNT, trong đó đường huyện dài 1.436km đạt tiêu chuẩn

đường cấp 6; đường trục xã, liên xã dài 1.949 km đạt chuẩn NTM 406,2km (chiếm 20,8%), đường trục thơn, xóm 2.991 km, đạt chuẩn NTM được 1.9191,4km (chiếm 39,8%), đường ngõ xóm 4.586 km, đạt chuẩn NTM được 2.073,9km (chiếm 45,2%), đường trục chính nội đồng 5.209km, đạt chuẩn nông thôn mới được 350,2km (chiếm 6,7%).

Theo kết quả điều tra chi tiết tại 15 xã thì kết quả thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn cho thấy tỷ lệ cứng hóa các loại đường, trục xã đạt 67,29%, đường trục thơn cứng hóa đạt 61,32%, đường ngõ xóm cứng hóa đạt 64,79% và đạt tỷ lệ cứng hóa thấp nhất là đường nội đồng 26,54%. Hình thức cứng hóa mặt đường phổ biến là bằng nhựa đường và bê tông xi măng (trục thơn, ngõ xóm, trục chính nội đơng).

Loại đường có tỷ lệ cứng hóa đạt chuẩn cao nhất là đường đường trục xã, liên xã. Riêng 2 xã Thạch Bàn (xã ven biển huyện Thạch Hà) và Phương Điền (xã miền núi huyện Hương Khê) là hai xã khó khăn, khơng chỉ riêng tỉ lệ cứng hóa đường trục xã, liên xã thấp mà tỉ lệ cứng hóa đường trục thơn, liên thơn, đường ngõ xóm và nội đồng cũng đạt tỉ lệ thấp. Nhiều xã đạt được tỉ lệ cứng hóa đường giao thơng nhưng được xây dựng từ trước nên không đạt yêu cầu về độ dày hoặc bề rộng đường theo chuẩn xây dựng đường giao thông nông thôn. Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cho thấy trong 15 xã điều tra mới có 3 xã đạt tiêu chí giao thông xã Đức Yên - Đức Thọ, Gia Phố -

Hương Khê và xã Tùng Ảnh - huyện Đức Thọ.

1.4.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm xây dựng, phát triển nông thôn, cải thiện, nâng cao mứcsống của nông dân, nhất là vùng sâu vùng xa, miền núi khó khăn, trong đó tập trung xây dựng, cứng hóa mặt đường GTNT. Trong 3 năm (2016-2018), UBND tỉnh Thanh Hóa đã huy động nguồn kinh phí xây dựng hệ thống đường GTNT là 2.671 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 642 tỷ đồng, làm mới được 765 km đường, nâng cấp mở rộng 2.438 km, cứng hóa mặt

đường 2.906 km, 61.342m cống, 178 cây cầu. Kết quả trên đã góp phần thay đổi bộ mặt nơng thơn của tỉnh. Tỉnh đã đầu tư xây mới 74 cơng trình thủy lợi, nâng cấp12 thuỷ lợi. Tổng số cơng trình thủy lợi đã hồn thành đưa vào sử dụng cho đến nay 228 cơng trình, các cơng trình thủy lợi trên hiện tưới chủ động cho lúa 2 vụ khoảng 4.104 ha, đáp ứng khoảng 44% diện tích có nhu cầu; Đường xã, thơn: Có khoảng 2.109km, chủ yếu là đường đất. Đến nay đã có 97% số xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, nhưng mới được trải nhựa và bê tơng hóa có 20,6%, chủ yếu đoạn qua các thị trấn huyện, trung tâm xã.

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư và xây dựng đền bù giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất. Thanh Hóa đã làm tốt cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, nhờ vào các yếu tố sau:

Một là, UBND Tỉnh đã ban hành được các quy định về đền bù thiệt hại khi thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này đã được Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành thành Nghị quyết riêng.

Hai là, ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND tỉnh Thanh Hóa rất coi trọng cơng tác tun truyền của UBMTTQVN các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với tất cả các đối tượng thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng.

Ba là, trong cơng tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù, giải phóng mặt bằng thì vai trị, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của Nhà nước, mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên chức không ngừng tự trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng nhu cầu công việc.

1.4.2.3. Kinh nghiệm huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Năm 2018, mặc dù phải chịu tác động chung của nền kinh tế thế giới, nhưng với sự nổ lực của các ngành các cấp, huy động tốt mọi nguồn lực xã hội nên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Triệu Phong đã tăng đáng kể, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng trong năm đạt 250 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm trước, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cơng trình trọng điểm của huyện. Đã giải quyết những vấn đề bức xúc trong đời sống dân sinh, duy trì tốt độ tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội.

Trước những khó khăn về vốn đầu tư nhưng lãnh đạo huyện đã có những chính sách yêu cầu các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch phải bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025, tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, tập trung huy động nguồn vốn ODA, NGO, FDI để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, cải cách thủ tục đầu tư, thực hiện có hiệu quả cơng tác giám sát đầu tư cộng đồng. Đẩy nhanh các tiến độ thực hiện và giải ngân vốn từ ngân sách trái phiếu chính phủ; tranh thủ tốt ngoại lực, huy động có hiệu quả vốn nội lực, đồng thời tăng cường công tác đấu đất tạo nguồn vốn xây dựng cơ bản góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nhiều dự án được quản lý tốt và phát huy hiệu quả, đảm bảo được chất lượng như dự án khơi phục, nâng cấp, bảo đảm an tồn hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn với tổng mức đầu tư hơn: 4,1 triệu USD, trong đó ADB cho vay ODA ưu đãi trên 3,7 triệu USD. Dự án này góp phần cải thiện đời sống cho hơn 9.000 dân ở huyện Triệu Phong, trong đó chủ yếu là người dân nông thôn; dự án phát triển hệ thống giao thông nông thôn những năm qua, huyện Triệu Phong tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư của nhà nước cùng với việc huy động sự đóng góp của nhân dân để bê tơng hóa các tuyến đường giao thơng nơng thơn. Từ năm 2012 đến nay, toàn huyện Triệu Phong đã bê tơng hóa được 238 km đường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

Các tuyến đường được xây dựng đều đảm bảo tính kỹ thuật và mỹ thuật với chiều rộng 2,5 - 3m, chiều dày 13 - 18 cm, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân,

góp phần nâng cao đời sống dân sinh, đồng thời cải thiện môi sinh môi trường ở các khu dân cư trên địa bàn toàn huyện, với tổng nguồn vốn 45,5 tỷ đồng. Trên 70% đường bê tông tuyến giao thông nông thơn được kiên cố hóa theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Những kết quả đạt được trên đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Triệu Phong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)