Bài học kinh nghiệm cho huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 46 - 48)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.4. HỆ THỐNG VĂN BẢN VÀ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Từ những cách thức hoạt động, biện pháp thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư XDCB, xây dựng cơng trình hạ tầng giao thơng tại các địa phương, tác giả rút ra các bàihọc kinh nghiệm:

Thứ nhất, về cơ chế chính sách và thủ tục đầu tư:

Việc ban hành nhiều văn bảnquy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo cơ sở pháp lý trong điều hành và quản lý dự án. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn cịn chồng chéo, chưa có sự thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến việc áp dụng rất khác nhau, gây khó khăn cho việc hồn chỉnh các thủ tục để triển khai dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Thứ hai, về công tác quy hoạch:

Triển khai chưa kịp thời, chưa theo kịp với quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan. Một số quy hoạch ngành, sản phẩm quan trọng còn chưa được tiến hành xây dựng hoặc đang trong quá trình nghiên cứu; chất lượng một số dự án quy hoạch giao thơng nơng thơn chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, một số cơng trình đề ra trong quy hoạch cịn mang tính giải quyết tình thế, chưa tính đến liên kết vùng.

Thứ ba, về cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư:

Thực hiện còn chậm là một tồn tại trong nhiều năm qua nhưng chưa được khắc phục triệt để, nhiều dự án đã tổ chức đấu thầu xong nhưng chưa có phương án đền bù và tái định cư hoặc chưa chuẩn bị đầy đủ quỹ đất cho cơng tác tái định cư, có dự án đã có vốn nhưng khơng giải ngân được. guyên nhân là do cơ chế, chính sách thay đổi liên tục; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chưa được quan tâm đúng mức; nguồn vốn bố trí cho lĩnh vực này cịn hạn chế,...

Thứ tư, về tiến độ giải ngân vốn đầu tư và công tác quyết toán vốn đầu tư:

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư thực hiện cịn chậm cho dù có sự quantâm và chỉ đạo của các cấp, sự cải cách và đôn đốc của các phịng, ban, ngành chun mơn. Nguyên nhân chậm trễ đã được tập trung phân tích ở các tồn tại nêu trên như: Cơ chế chính sách, thủ tục đầu tư chưa đảm bảo.

Cơng tác quyết tốn vốn đầu tư tuy có sự quan tâm và sự nỗ lực của các đơn vị, nhưng số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng từ lâu vẫn chưa được các chủ đầu tư nộp báo cáo quyết tốn cịn khá nhiều. Ngun nhân là do Ban quản lý dự án chưa nắm hết các quy định của Nhà nước nên khi lập hồ sơ quyết tốn gặp khơng ít khó khăn, các nhà thầu khơng hợp tác với chủ đầu tư để hoàn chỉnh hồ sơ,...

Thứ năm, về năng lực một số đơn vị tư vấn vẫn chưa đáp ứng yêu cầu:

Công tác khảo sát thiếu chính xác, khơng đầy đủ các yếu tố ban đầu, sau khi đưa vào thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần; năng lực tài chính, kinh nghiệm thi cơng của một số nhà thầu cịn hạn chế, sau khi trúng thầu khơng thể thi cơng hồn thành cơng trình đúng tiến độ, gây ảnh hưởng và kéo dài thời gian thực hiện của dự án.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THƠNG NƠNG THƠN Ở

HUYỆN HƯỚNG HĨA, TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)