Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 99 - 102)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ

3.2.4. Hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư

- Công tác phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án:

Do quy định các cơng trình có trong danh mục chuẩn bị đầu tư (thuộc nguồn vốn đầu tư công) phải bắt buộc phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án trước ngày 31/10 trước khi được bố trí vốn triển khai trong năm sau. Hiện tại, việc phê duyệt chủ trương đầu tư và thanh tốn giá trị đối với cơng tác chuẩn bị đầu tư vẫn đang chậm trễ, ảnh hưởng đến việc bố trí vốn và hồn tất cơng tác chuẩn bị đầu tư. Do đó, Ban cần xây

dựng khung kế hoạch cụ thể để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, thúc đẩy các thủ tục pháp lý (biên bản xác định địa điểm xây dựng, chứng chỉ quy hoạch, thông tin quy hoạch, giấy phép quy hoạch, hồ sơ quy mô đầu tư, thiết kế, khảo sát, …).

- Công tác khảo sát, thiết kế:

Công tác khảo sát, thiết kế ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và mỹ quan của cơng trình. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn phải đáp ứng đầy đủ các năng lực theo quy định của Nhà nước; đáp ứng được hiệu quả về mục tiêu đầu tư mà dự án mang lại. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực sẽ giúp hồn thành hồ sơ, công tác phê duyệt chủ trương đầu tư đúng thời hạn. Mặt khác, chi phí khảo sát, thiết kế chiếm một lượng lớn trong cơ cấu tổng mức đầu tư; Việc quản lý, thanh toán vốn cho các hạng mục này cần được xem xét cẩn thận và chính xác về: giá trị dự tốn, giá trị hợp đồng, giá trị nghiệm thu thanh tốn, chất lượng hồ sơ hồn thành, ...

- Công tác quản lý tiến độ thi công:

Đây là công tác ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của dự án cần được quan tâm và chú trọng hơn. Bên cạnh đó, việc yêu cầu các cán bộ giám sát phải có bảng theo dõi thời tiết cụ thể của từng cơng trình đã đem đến sự chính xác, thống nhất giữa nhật ký cơng trình và các biên bản nghiệm thu. Lãnh đạo cơ quan ln có sự kiểm tra đột xuất nhằm tạo sự tự giác tuân thủ các quy định trong công việc của nhà thầu.

- Công tác quản lý khối lượng, quản lý nghiệm thu khối lượng:

Bộ phận kỹ thuật, kế hoạch và kế tốn ln phối hợp chặt chẽ với nhau trong cơng tác kiểm tra, kiểm sốt khối lượng. Đặc biệt, cần thiết áp dụng biện pháp kiểm tra chéo giữa cán bộ hiện trường và bộ phận kỹ thuật để phát hiện sớm và khắc phục kịp thời các thiếu sót về thủ tục pháp lý trong việc điều chỉnh khối lượng. Các cơng trình, dự án do Ban làm chủ đầu tư cần thiết phải khắc phục được tình trạng sai lệch về khối lượng giữa hồ sơ và thực tế; các trường hợp vượt tổng mức đầu tư, thay đổi quy mô so với phê duyệt. Công tác quản lý khối lượng sẽ giúp quản lý công tác giải ngân thanh toán vốn được chặt chẽ hơn, tránh được sai sót trong q trình thực hiện.

Khối lượng nghiệm thu phải đúng với khối lượng thực hiện tại hiện trường, đầy đủ hồ sơ pháp lý; đồng thời hạn chế việc yêu cầu đơn vị thi công nghiệm thu vượt quá kế hoạch vốn được giao (trừ khi có biên bản xin triển khai thi cơng hoặc cơng trình có ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền); tránh tính trạng nợ đọng cho cơng trình.

Cần thiết bố trí thành lập các đội kiểm tra trực tiếp khối lượng tại hiện trường theo định kỳ và các thời điểm chuẩn bị nghiệm thu khối lượng; giúp cán bộ kỹ thuật phát hiện kịp thời các sai sót, tránh thất thốt vốn cho ngân sách.

- Công tác quản lý chất lượng:

Tất cả vật tư, vật liệu sử dụng cho cơng trình đều phải qua kiểm nghiệm chất lượng của đơn vị có chức năng và qua kiểm tra trực tiếp của cán bộ giám sát kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng. Các đối tượng che khuất như cốt thép của bê tơng, móng cơng trình… phải được nghiệm thu trước khi thi công hạng mục để bảo đảm chất lượng cơng trình.

Đồng thời, đơn vị phải thực hiện tốt công tác phối hợp giữa địa phương, đơn vị hưởng lợi để giám sát thường xuyên việc thực hiện qui trình kỹ thuật, kiểm tra vật tư vật liệu và quy trình thi cơng nhằm góp phần nâng cao chất lượng cơng trình. Tất cả các cơng trình đưa vào sử dụng đều đảm bảo chất lượng, phải được địa phương, đơn vị tiếp nhận đồng tình, khơng tồn tại cơng trình phải sửa chữa lớn hoặc bị từ chối nghiệm thu.

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư:

Giám sát, đánh giá đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra và xác định mức độ đạt được so với yêu cầu của quá trình đầu tư nhằm đảm bảo đầu tư đạt hiệu quả cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của dự án đầu tư cụ thể. Đối với trách nhiệm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Hướng Hóa cần tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư của đơn vị mình trên tất cả các mặt của quá trình đầu tư. Thực hiện một cách nghiêm túc và cụ thể, có kế hoạch và lịch giám sát, đánh giá rõ ràng, bám sát hiện trường, bám sát tình hình thực hiện, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện dự án để giải quyết hoặc báo cáo với cấp có thẩm quyền can thiệp. Giúp cơ quan quản lý đầu tư các cấp nắm sát

và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư tiến độ thực hiện đầu tư và những tồn tại, khó khăn trong q trình đầu tư để có biện pháp điều chỉnh thích hợp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực gây thất thốt, lãng phí vốn trong q trình đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 99 - 102)