PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1.2. Điều kiện Kinh tế Xã hội
2.1.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế
Năm 2018, tình hình KT - XH của huyện tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6%. Tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế đạt 5.160 tỷ đồng. Sản xuất CN-TTCN đạt 1.471 tỷ đồng; doanh thu thương mại dịch vụ đạt 2.691 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 10.300 tấn; đàn gia súc 42.638 con; trồng rừng sản xuất 250 ha. Tỷ lệ hộ nghèo là 18,7%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
1,94%; tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 75%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng 19,5%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 99,7%... Kế hoạch phát triển KT-
XH năm 2019 phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8-10%; tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế đạt 5.600 tỷ đồng; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,88%, tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 75%, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,5%, so với năm 2017 thì năm 2018 giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 1,93%, đây là một cịn số rất tích cực trên địa bàn, tuy nhiên tình trạng tái nghèo vẫn cịn cao đến 0,5%.
Về định hướng phát triển KT-XH từ năm 2019 - 2021 là huy động mọi nguồn lực để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế và tiếp tục phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu: Thương mại- dịch vụ, Công nghiệp- xây dựng và Nông-lâm nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 7-8%; tổng giá trị sản xuất nền kinh tế đến năm 2021 đạt 8.000- 8.200 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 29-31 triệu đồng/người/năm; tổng sản lượng lương thực từ cây có hạt đạt 13.000 tấn.
Huyện đã tập trung tái cơ cấu sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa chất lượng cao; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất; phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - xây dựng theo hướng hiện đại gắn với bảo vệ môi trường.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Thời gian qua, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng tương đối lớn, nhiều cơng trình được xây dựng; nhiều tuyến được nâng cấp, mở rộng và quy hoạch mới, được trải nhựa, bê tơng hóa và bo, lát vỉa hè… kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi, nước sạch, điện, trường học, trạm y tế, chợ nông thôn, các thiết chế văn hóa, thể thao, viễn thơng,… đã được ưu tiên, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Huy động nguồn lực trong nhân dân, vốn vay, vốn của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác, kết hợp sử dụng, lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn từ các Chương trình Mục tiêu Quốc gia.
Thực trạng quy hoạch và quản lý đô thị huyện đã thực hiện tương đối tốt công tác quy hoạch hệ thống giao thông và phân khu chức năng các xã vùng ven, lập quy
hoạch xây dựng các khu đô thị mới được quan tâm. Đã tập trung ưu tiên đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng đơ thị. Nhiều cơng trình, dự án đã được hồn thành xây dựng
góp phần cải thiện hạ tầng đô thịnhư dựán cải tạo nâng cấp lưới điện, nhựa hố các
tuyến đường giao thơng, xây dựng cầu cống, cấp nước - thoát nước, bưu chính viễn
thơng, vệ sinh mơi trường, xây dựng khu đô thị mới, trụ sở các cơ quan, công viên văn hóa. Hệ thống các khách sạn, nhà hàng, nhà ở của nhân dân được quan tâm đầu
tư xây dựng, chỉnh trang.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thơng cịn tương đối chắp vá, manh mún, thiếu đồng bộ. Cơng tác quản lý đơi khi cịn yếu, việc phân cấp quản lý vẫn chưa cụ thể hố dẫn đến tình trạng chồng chéo, chưa phát huy hết hiệu quả các dự án xây dựng.
2.1.2.3. Tình hình dân sốvà lao động
Dân số: Theo số liệu tổng điều tra dân số, dân số tồn huyện Hướng Hóa là
80027 người, trong đó có 39426 người là nam, chiếm 49,3% (năm 2018), có 40602 người là nữ chiếm 50,7%, dân số khu vực thành thị chiếm 26,7%, khu vực nơng thơn chiếm 73,3% (năm 2018). Hướng Hóa là nơi tập trung chủ yếu người đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Vân Kiều, tiếp đến là Pa Cơ và một số ít người kinh tập trung chủ yếu ở Thị trấn Khe Sanh và thị trấn LaoBảo.
Bảng 2.3: Dân sốtrung bình phân theo giới tính và phân theo thành thịnơng
thơn tại huyện Hướng Hóa
Năm Tổng số
Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nơng thôn
Nam Nữ Thành thị Nôngthôn
2015 78408 38914 39494 21184 57224
2016 78854 39044 39810 21694 57160
2017 79978 39715 40263 21352 58626
2018 80027 39426 40602 21353 58674
Mật độ dân số bình quân của huyện là 69.4 người/km2 (thấp hơn mức trung bình của tồn tỉnh 126 người/km2). Dân số của huyện phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, mật độ dân số cao nhất là Khe Sanh với 821,3 người/km2
;
trong khi đó đơn vị có mật độ thấp nhất là xã Hướng Sơn và xã Hướng Lập chỉ có
9,1 người/km2
.
Lao động:
Đến thời điểm 31/12/2018, huyện Hướng Hóa có 41.650 người trong độ tuổi lao động (chiếm 52,04% dân số), trong đó số lao động, phân bố trong các ngành nơng, lâm nghiệp chiếm 55,44%; thủy sản 4,29%; công nghiệp, xây dựng chiếm
12,3%; thương mại - dịch vụ chiếm 28,4%...
Công tác đào tạo nguồn nhân lực từng bước được quan tâm đầu tư, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, năm 2018 tăng lên 8,5% tổng số lao động trong đó: Cao đẳng và Đại học trở lên chiếm 1,8%, trung học chuyên nghiệp chiếm 3,9%, công nhân kỹ thuật chiếm 5,1%. Trong giai đoạn 2016 - 2018, bình quân hàng năm đã tạo việc làm mới cho khoảng 900 – 1.500 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị giảm từ 16,55% năm 2017 xuống còn 13,91% năm 2018. Tỷ lệ thời gian sử dụng
lao động ở nông thôn tăng từ 53% lên 59,6%. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu GDP, tuy nhiên tỉ trọng lao động nơng, lâm nghiệp vẫn cịn chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 85,44% năm 2018). Trình độ lao động thủ cơng, thô sơ và kém hiệu quả, dẫn đến năng suất lao động thấp, đời sống người dân ở huyện vùng sâu vùng xa này vẫn cịn rất khó khăn và cần sự quan tâm nhiều hơn từ chính quyền địa phương.