Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Một phần của tài liệu 0656 hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 43)

Hiện nay, MB đang huớng tới hoạt động theo mô hình Tập đoàn (MB Group) với công ty mẹ là NHTM cổ phần Quân đội và các công ty thành viên thuộc các lĩnh vực chứng khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm.. .Toàn bộ nhiệm vụ kinh doanh đuợc chuyển giao xuống các chi nhánh và các công ty con; các bộ phận quản lý và hỗ trợ kinh doanh đuợc tập trung tại Hội sở. Tại co quan Hội sở, tập trung các đon vị quản lý là Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo, các đon vị giúp việc cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành, các Khối

quản lý, xây dựng chính sách là Khối kiểm tra kiểm soát nội bộ, Khối Quản trị rủi ro, Khối tài chính kế toán, Khối tổ chức nhân sự, Khối Mạng luới và phân phối; Các khối kinh doanh là Khối khách hàng lớn, Khối SME, Khối khách hàng cá nhân, Khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ, Khối vận hành, Khối Thẩm định, Trung tâm phê duyệt tín

dụng...Mô hình tổ chức MB hiện nay là kết quả của việc thực thi các sáng kiển cải tiến mô hình tổ chức theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa.

Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2018

Năm 2018, MB đã thực hiện tách Khối thẩm định và Trung tâm phê duyệt tín dụng

Stt Chỉ tiêu 2016

2017 2018

Giá trị So với2016 Giá trị So với2017 1 Tổng tài sản_______ 256,25 9 8 313,87 % 122 362,325 % 115.40 2 Vốn điều lệ_______ 17,12 7 18,15 5 106 % 21,605 119.00 % 3 Huy động vốn dân cu, TCKT________ 194,81 2 220,17 6 113 % 239,964 109.00 % 4 Du nợ cho vay KH 150,73 8 8 184,18 % 122 214,686 % 116.60 5 Tỷ lệ nợ xấu______ 1.32 % 1.20 % 1.33% 6 LNTT 3,711 5,35 5 7,030 % 131.30 7 ROA 1.27 % 1.22 % 1,83% 8 ROE 12.55 % % 12.4 19,41%

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (giai đoạn 2016 - 2018)

Năm 2018, kinh tế thế giới tiếp tục có dấu hiệu khả quan, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn rủi ro từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn. Trong nước, chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp lớn nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, khuyến khích mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Kinh tế Việt Nam đã có một năm phát triển mạnh mẽ: GDP đạt 7,08%, cao nhất trong 11 năm trở lại đây; CPI bình quân được kiểm soát ở mức 3,54%; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức 482 tỷ USD (cao nhất trong lịch sử), cán cân thanh toán thặng dư 7,2 tỷ USD, nền kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng bền vững. Ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bảo đảm thanh khoản của nền kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối...

Tại MB, sau 1 năm triển khai chính thức Chiến lược phát triển giai đoạn 2017 - 2021 bám sát phương châm “Đổi mới, Hiện đại, Hợp tác, Bền vững” hướng đến mục tiêu “Top 5 các NHTM về hiệu quả kinh doanh và an toàn”, MB đã triển khai quyết liệt các hoạt động kinh doanh, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các kế hoạch.

Một số chỉ tiêu tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của MB được thể hiện như sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của MB giai đoạn 2016 - 2018

đồng, cổ phiếu MB tiếp tục có tính thanh khoản cao và đuợc các nhà đầu tu uu tiên nắm giữ.

Về huy động vốn: đạt 239,964 tỷ đồng, tăng truởng 9%. Trong cơ cấu huy động vốn, chiếm tỷ trọng chủ yếu là huy động từ các tổ chức kinh tế (~ 58%), với những khách hàng quân đội lớn nhu Viettel, Vinacomin, Saigon New Port. Đây không phải một cơ cấu điển hình trong xu thế chuyển dịch sang ngân hàng bán lẻ hiện nay trên toàn ngành với tỷ trọng huy động từ nhóm KHCN chiếm tỷ trọng chủ đạo, tuy nhiên, đây là một lợi thế đặc biệt riêng biệt của MB. Hệ sinh thái quân đội sẽ tiếp tục là lợi thế chính của MB trong việc thu hút tiền gửi. Cơ cấu huy động vốn tiếp tục chuyển dịch theo huớng gia tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi ổn định với chi phí hợp lý: huy động vốn có kỳ hạn đóng vai trò chủ đạo trong quy mô tăng truởng, chiếm 60% tổng nguồn vốn huy động, góp phần làm tăng tính ổn định của cơ cấu vốn. Tỷ lệ CASA ghi nhận mức

33,48%, tăng khá so với mức 30,11% vào cuối năm 2017 cho thấy lợi thế của MB trong việc duy trì chi phí vốn thấp trong dài hạn.

về quy mô tín dụng và chất lượng tài sản: Tính đến cuối năm 2018, quy mô tín dụng đạt 214.686 trđ, tăng trưởng 16.6% so với năm 2017. Dư nợ cho vay cá nhân chiếm 37.7% tổng dư nợ 2018 và là phân khúc trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng dư nợ của MB. Trong tín dụng cá nhân, khoảng 50% là các khoản cho vay mua nhà để ở, 20% cho vay mua ô tô và còn lại là các khoản cho vay như MCredit (khoảng 7%), MBS (khoảng 3%), thẻ tín dụng.... Trong cho vay các tổ chức kinh tế, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước của MB cao hơn hẳn các ngân hàng TMCP tư nhân khác (đạt 11.7% năm 2018), cho vay doanh nghiệp tư nhân dù giảm dần về tỷ trọng lẫn tốc độ tăng trưởng nhưng vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ (50.6% năm 2018).

Hình 2.2: Dư nợ cho vay KHCN thời điểm và bình quân năm 2018

Nguồn: Báo cáo chất lượng chất lượng nợ KHCN, MB năm 2018

Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu là 1,21%; Tỷ lệ nợ quá hạn là 1.78%; dư nợ trung dài hạn chiếm ~50% tổng dư nợ.

Về hiệu quả kinh doanh và các giới hạn an toàn: Thu thuần kinh doanh năm 2018 đạt ~ 19.537 tỷ, tăng 41% so với 2017. So với năm 2017, lợi nhuận trước thuế tăng

31,3%, đạt 7.030 tỷ đồng. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả như ROE ~ 19,41%, ROA ~ 1,83% nằm trong “TOP dẫn đầu các ngân hàng hoạt động hiệu quả”. MB tập trung kiểm soát tốt chất lượng hoạt động và các giới hạn an toàn theo quy định: hệ số an toàn vốn CAR ~ 10,9%, (quy định NHNN ≥ 9%), LDR (riêng ngân hàng) ~ 73,3% (quy định NHNN ≤ 80%), tỷ lệ dự trữ thanh khoản ~ 18,83% (quy định tối thiểu 10%).

2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Một phần của tài liệu 0656 hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w