a. Mô hình tổ chức hoạt động thẩm định
“Mô hình phê duyệt tín dụng tập trung là mô hình có sự tách biệt độc lập giữa ba chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp, với mục đích nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng” (Vietcombank, Báo cáo thường niên 2013). Mô hình này đã được nghiên cứu và áp dụng triển khai từ lâu trên thế giới tại nhiều ngân hàng lớn, đặc biệt là các ngân hàng có mạng lưới chi nhánh tại nhiều quốc gia như City Bank, Standard Charterd Bank, HSBC,...Ở Việt Nam, một số ngân hàng cũng đã triển khai áp dụng mô hình này như VPbank, Techcombank, VIB...
Tại MB, giai đoạn từ 2010 đến 2015, đã thành lập và hoàn thiện Khối Thẩm định nhằm mục đích xây dựng tập trung hóa phê duyệt và thẩm định, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn Basel II đồng thời hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh. Hoạt động thẩm định KHCN tại MB do Hội sở thực hiện, các chi nhánh/PGD chỉ có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng hoặc thẩm định đối với các khoản vay nhỏ dưới 1 tỷ đồng và đáp ứng hoàn toàn các quy định, sản phẩm, chính sách (Hiện tại, tại MB, phần lớn các phương án được thẩm định tại Hội sở, các ĐVKD chỉ thực hiện thẩm định với các phương án giá trị dưới 1 tỷ đồng, đáp ứng hoàn toàn điều kiện sản phẩm/chính sách/quy định thuộc các sản phẩm ô tô, tín chấp)
Cl C2 C3 CEO C4 CS Đối với CVTD Đối với KSTD Lv 1 KS 1 Lv 2 KS 2/TP.PP Lv 3 TPPP Lv 3 LDTT Lv 3 LĐTT/TP.P P Lv 3 BLĐ Khối/LĐTT/ TP.PP
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức Khối thẩm định hiện nay
Khối thẩm định hiện nay được phân tách thành các trung tâm và phòng ban sau: Trung tâm thẩm định KHCN/SME/CIB&FI, Phòng quản lý hệ thống và định giá TSĐB. Trong đó, trung tâm thẩm định KHCN bao gồm các phòng thẩm định 1/2/3, được phân giao thẩm định các hồ sơ theo vùng miền và sản phẩm.
Ve mặt phần luồng xử lý: Hồ sơ thẩm định KHCN được phân thành 2 luồng: Luồng Giá trị nhỏ (là các hồ sơ dưới 1 tỷ đồng, đáp ứng quy định sản phẩm) và Luồng thông thường (là các hồ sơ còn lại). Đối với luồng Giá trị nhỏ, CVTĐ sau khi hoàn thành thẩm định sẽ trình hồ sơ trực tiếp lên cấp phê duyệt mà không qua KSTĐ, còn đối với hồ sơ luồng Thông thường, sau khi CVTĐ hoàn thành BCTĐ, hồ sơ sẽ chuyển qua cấp KSTĐ trước khi trình lên cấp phê duyệt. Với cách phân luồng hồ sơ như trên, sẽ rút ngắn được thời gian xử lý đối với các hồ sơ đơn giản, trong khi các hồ sơ phức tạp, giá trị lớn hơn, tính rủi ro cao hơn sẽ vẫn đảm bảo được nguyên tắc kiểm soát rủi ro qua 2 cấp.
b. về nhân sự:
Nhân sự làm công tác thẩm định cần đáp ứng yêu cầu trình độ tối thiểu từ Đại học trở lên, thuộc khối các truờng kinh tế, tài chính, ngân hàng..., riêng kiểm soát thẩm định tối thiểu từ 4 năm kinh nghiệm làm công tác thẩm định. Bên cạnh đó, nhân sự thẩm định phải nắm vững kiến thức về tài chính, ngân hàng, có khả năng đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính, nắm vững các sản phẩm và chính sách tài trợ của MB, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng và các hoạt động khác (dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình.)
Với CVTĐ: đuợc phân chia thành 3 level (tiêu chí phân chia theo năng lực và trình độ chuyên môn). Với KSTĐ: ngoại trừ Giám đốc trung tâm, truởng/phó phòng, các kiểm soát thẩm định đuợc phân chia thành 2 level. Dựa vào năng lực và trình độ, cũng nhu kinh nghiệm, CVTĐ và KSTĐ đuợc phân vùng làm các hồ sơ tuơng ứng.
1
và
kiểm tra hồ
từ hệ thống luân chuyển hồ sơ được MB áp dụng từng thời
nhận, kiểm tra tính đầy đủ, phù
Nguồn: Quy trình tín dụng KHCN tại MB
Có thể thấy, đội ngũ cán bộ thẩm định của MB đều là những nhân viên có trình độ phù hợp với vị trí công việc của mình, họ là những nguời có kinh nghiệm, trình độ đào tạo, kiến thức thực tế và kỹ năng làm việc tốt. Bên cạnh đó, MB còn chú trọng đến việc đào tạo và phát triển kỹ năng thẩm định cho các nhân viên, thông qua các phuơng pháp đào tạo qua nhiều kênh: qua Trung tâm đào tạo, tổ chức các buổi đào tạo tại chính đơn vị, thực hiện đào tạo theo nhóm từ các cán bộ có kinh nghiệm truyền đạt cho các lớp CVTĐ kế cận. Các khóa đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng phân tích, kỹ năng trao đổi, từ đó nâng cao chất luợng chuyên môn của nhân sự thẩm định. Ngoài ra, các nhân viên còn được đánh giá kết quả làm việc thông qua bộ chỉ tiêu KPIs được giao hàng năm. Đây là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng công việc của nhân viên thuộc Trung tâm thẩm định, các chỉ số này phản ánh chất lượng công tác thẩm định của đội ngũ CVTĐ, là cơ sở để đánh giá tăng lương, hoặc sắp xếp công việc phù hợp hơn cho các nhân viên trong phòng. Do đó mà các CVTĐ không ngừng nỗ lực làm việc, để được ghi nhận kết quả xứng đáng.
c. về trang thiết bị phục vụ công việc:
Nhân sự thẩm định đều được trang bị một máy tính cá nhân, được đăng nhập vào hệ thống dữ liệu của ngân hàng theo quyền phân cấp, được vào mạng tra cứu thông tin phục vụ cho công tác thẩm định. Tại mỗi phòng đều bố trí máy in, máy scan.. .đầy đủ. Ban lãnh đạo MB luôn chú trọng đầu tư máy móc, công nghệ để nâng cao năng suất lao động của mỗi một chuyên viên.