a. về tổ chức hoạt động thẩm định (quy trình, nội dung, phương pháp)
Quy trình tín dụng KHCN nói chung và quy trình thẩm định tín dụng KHCN nói riêng đã được thiết lập, đảm bảo phân tách rõ ràng nhiệm vụ và trách nhiệm từng cá nhân, đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về hoạt động tín dụng trong ngân hàng. Quy trình thẩm định tín dụng KHCN được thiết lập rõ ràng đã giúp cho hoạt động cấp tín dụng được vận hành một cách trôi chảy, không chồng chéo chức năng, đảm bảo quản lý được khoản vay từ lúc nhận hồ sơ đến trình hồ sơ đến cấp phê duyệt.
Việc tuân thủ các quy trình tín dụng và các quy định chung bắt buộc của MB trong công tác thẩm định tín dụng KHCN được áp dụng một cách triệt để. Các quy định chung trong chính sách tín dụng, chỉ đạo tín dụng từng thời kỳ và các quy định riêng việc cho từng loại sản phẩm tín dụng KHCN đều được coi là kim chỉ nam định hướng và là cơ sở chắc chắn nhất để CVTĐ thực hiện đánh giá và đưa ra phán quyết cấp tín dụng đối với khách hàng, giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng chung của toàn ngân hàng.
Kỹ thuật thẩm định đã từng bước được hoàn thiện. Nội dung cần đánh giá trong BCTĐ đều có văn bản hướng dẫn chi tiết cách thức đánh giá và nhận biết từng loại rủi ro đặc thù phát sinh, kèm theo các hướng dẫn cụ thể về quy trình thẩm định, nội dung thẩm định chi tiết, các thống nhất chung giữa các khối để giảm thiểu các khác biệt về mặt quan điểm.áp dụng trên toàn hệ thống MB, tạo sự thống nhất và đồng bộ trong công tác tín dụng, từ đó không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Tại ngân hàng thường xuyên tổ chức đào tạo kỹ năng, phương pháp và cách thức thẩm định tín dụng. Ngoài ra, thường có sự luân chuyển, phân công công việc giữa các CVTĐ với các sản
phẩm khác nhau, điều đó giúp cho CVTĐ hiểu rõ hơn về việc thẩm định sản phẩm vay khác nhau, từ đó nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm của CVTĐ trong quá trình thực hiện công việc.
Việc tổ chức, phân luồng thẩm định tuơng đối hiệu quả. Tại MB, tổ chức thẩm định theo vùng miền và sản phẩm, trong đó CVTĐ vùng miền nào sẽ uu tiên làm hồ sơ vùng miền đó truớc, từ đó, phát huy tối đa sự am hiểu của CVTĐ về vùng miền, tránh đuợc các khác biệt liên quan đến vùng miền. Hồ sơ đuợc phân luồng, trong đó, các hồ sơ đơn giản, giá trị thấp (duới 1 tỷ, đáp ứng hoàn toàn quy định) sẽ đuợc trình trực tiếp lên cấp phê duyệt, không qua buớc KSTĐ, từ đó, giảm thời gian xử lý hồ sơ đối với các hồ sơ có tính rủi ro thấp.
b. Về nhân sự thẩm định
Lực luợng CVTĐ tại MB đều có trình độ từ đại học trở lên và tốt nghiệp đúng chuyên ngành tài chính ngân hàng. Hầu hết đội ngũ cán bộ đuợc tuyển mới đều là những nguời đã từng có kinh nghiệm làm việc trong ngành ngân hàng tại các TCTD khác, khả năng bắt nhịp công việc nhanh, vì vậy MB không mất nhiều thời gian để đào tạo kỹ năng và phuơng pháp thẩm định đối với chuyên viên. Chất luợng trình độ học vấn của chuyên viên thẩm định đuợc đảm bảo.
Đội ngũ nhân sự của MB hầu hết đều là những nguời trẻ tuổi, nhiệt huyết (độ tuổi trung bình là 25 - 30 tuổi), có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và tuân thủ nghiêm túc quy trình thẩm định, có khả năng chịu đuợc áp lực công việc lớn, độ nhanh nhạy trong việc tiếp thu những kiến thức mới tốt, dễ đào tạo bài bản, lực luợng nhân sự đồng đều về kỹ năng nghiệp vụ.
MB hiện nay đã thực hiện tổ chức thi chức danh định kỳ hàng năm, đồng thời sử dụng kết quả thi đánh giá chức danh cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện công việc của chuyên viên. Điều này đã tạo cơ sở động lực để CVTĐ tự rèn luyện và học tập các văn bản, quy trình tín dụng hiện có, trau dồi kỹ năng, nâng cao năng lực thẩm định.
c. về hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác thẩm định
Quan điểm của lãnh đạo MB nói chung và Khối thẩm định nói riêng, là luôn áp dụng công nghệ tốt nhất phục vụ công việc. Tại MB hiện nay đang áp dụng 2 phần mềm công nghệ tốt nhất để phục vụ công tác thẩm định là phần mềm BPM và phần mềm CRA. Phần mềm BPM giúp IT hóa quy trình tín dụng từ khi khách hàng đề xuất vay vốn đến khi thực hiện ra thông báo cho vay đối với khách hàng, hỗ trợ đo luờng thời luợng xử lý hồ sơ từng khâu liên quan đến quá trình vay, luu toàn bộ hồ sơ của khách hàng vay vốn để sử dụng cho công tác tra cứu và các khoản vay lần sau. Hệ thống còn hỗ trợ tính toán thẩm quyền, tự động phân giao hồ sơ trên nguyên tắc số luợng hồ sơ và thẩm quyền phê duyệt theo phân vùng level. Với hệ thống CRA (hệ thống xếp hạng tín dụng và hoàn thiện BCTĐ) giúp chuẩn hóa đuợc form thẩm định, giúp tính toán tự động số tiền cho vay, thời gian cho vay, lãi suất cho vay theo các tham số của sản phẩm, chính sách tín dụng từng thời kỳ, đua ra các cảnh báo khác biệt liên quan đến sản phẩm/quy định và đua ra các tham chiếu hỗ trợ cho việc ra quyết định cho vay. Kết quả xếp hạng tín dụng từ hệ thống CRA hiện đã đuợc MB sử dụng để xác định nhóm nợ và lãi suất áp dụng đối với khách hàng. Từ đó dẫn đến giảm bớt thời gian cho chuyên viên thẩm định khi không phải xếp hạng tín dụng đối với khách hàng trên một hệ thống xếp hạng tín dụng độc lập nhu truớc đây. Bên cạnh các phần mềm trên là các phần mềm khác hỗ trợ cho công tác thẩm định nhu T24 (tra cứu giao dịch của khách hàng), Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật...
d. về thời gian thẩm định
MB đã ban hành bộ cam kết chất luợng công tác thẩm định và phê duyệt SLA, là một trong những biểu hiện tích cực trong việc cam kết với khách hàng là luôn cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Với quy định SLA đã giúp cho hồ sơ vay vốn đuợc xử lý nhanh chóng, không bị đình trệ và kéo dài, nâng cao khả năng cạnh tranh của MB so với các ngân hàng khác về thời gian xử lý hồ sơ.
e. về dư nợ và chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân
Dư nợ cho vay KHCN tăng dần qua các năm, trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của MB trong những năm qua ngày càng giảm và luôn ở mức an toàn, tỷ lệ nợ xấu trong đó có vi phạm từ thẩm định tương đối thấp. Chất lượng dư nợ lành mạnh, đảm bảo được khả năng chống chịu rủi ro, cân bằng giữa lợi ích và rủi ro của ngân hàng. Ket quả kinh doanh phù hợp với định hướng của MB, đó là ưu tiên tăng trưởng hoạt động bán lẻ, tập trung vào dịch vụ và chất lượng sản phẩm tốt theo hướng quản trị rủi ro thận trọng.