Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0656 hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 80 - 86)

a. Hạn che

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thẩm định tín dụng KHCN của MB vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất, việc tuân thủ trong hoạt động thẩm định tín dụng

Việc tuân thủ quy trình thẩm định tín dụng chung của ngân hàng vẫn chưa được chặt chẽ, vận hành chệch choạc, không thống nhất gây mất thời gian thẩm định tín dụng, thời gian chết phát sinh nhiều ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng.

Việc áp dụng đúng các quy định tín dụng và chỉ đạo chính sách của ngân hàng còn chưa được sâu sát, đầy đủ và vẫn xảy ra tình trạng hiểu sai hiểu nhầm trong việc áp dụng, dẫn đến xảy ra những hậu quả nghiệm trọng trong cho vay KHCN.

Hệ thống các biện pháp kiểm soát rủi ro được xây dựng khi thẩm định tín dụng KHCN đã được xây dựng nhưng chưa được ban hành thành văn bản và phổ biến rộng rãi trong toàn hệ thống. Dẫn đến việc áp dụng không đồng đều trong toàn ngân hàng, thông thường khả năng kiểm soát rủi ro của trung tâm thẩm định Hội sở sẽ tốt hơn nhiều so với các chi nhánh, đặc biệt là so với các chi nhánh ở xa trung tâm, do thường xuyên được cập nhật thông tin rủi ro tín dụng của toàn ngân hàng, đội ngũ CVTĐ tinh nhuệ và nhiều kinh nghiệm thẩm định.

soát rủi ro chung, nhưng chất lượng kiểm soát những rủi ro riêng biệt của từng đối tượng khách hàng, từng phương án vay khác nhau vẫn chưa đảm bảo. Chuyên viên thẩm định vẫn còn lúng túng trong việc nhận định rủi ro riêng có phát sinh từ phương án. Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều lỗi trong hoạt động thẩm định, đặc biệt là các lỗi trong việc thẩm định nguồn thu của khách hàng và cân đối nguồn trả nợ. MB cần phải có các điều chỉnh trong hướng dẫn thẩm định để khắc phục tồn tại này.

Thứ hai, phương pháp thẩm định đơn giản, chưa hình thành phương pháp cụ thể MB chưa kết hợp được nhiều phương pháp trong quá trình thẩm định. Phương pháp thẩm định KHCN còn đơn giản, chưa mang lại hiệu quả cao trong công tác thẩm định.. Nhìn chung, các CVTĐ KHCN tại MB chưa có nhiều kỹ năng về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Có thể nói, các phương pháp thẩm định tại MB phần lớn dựa trên những nội dung thẩm định sẵn có và dựa vào kinh nghiệm, kỹ năng của các CVTĐ có chuyên môn rồi truyền dạy cho các CVTĐ mới.

Thứ ba, chất lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định chưa đồng bộ

Nguồn thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định khá đa dạng, tuy nhiên, lại chưa đầy đủ và đảm bảo độ tin cậy cao. Những thông tin tín dụng do CVQHKH cung cấp thường đã được xử lý thành dạng chuẩn tắc. Tuy nhiên, nguồn thông tin này vẫn có hiện tượng giả mạo do tự khách hàng vay vốn hoặc thông đồng giữa khách hàng vay vốn và CVQHKH. Điều này đòi hỏi CVTĐ phải có kỹ năng để đánh giá nguồn thông tin tín dụng nhận được. Các nguồn thông tin từ báo chí, phương tiện truyền thông hay internet.. .qua chung chung. Các nguồn thông tin nội bộ MB có được vẫn rời rạc và chưa được tập hợp trong kho sẵn có để có thể dễ dàng tra cứu. Mặt khác, số lượng KHCN lớn, thông tin về các đối tượng này vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng không phải lúc nào cũng được cập nhật trên mạng, trên báo, hoặc là việc liên hệ, thẩm định khách hàng không phải lúc nào cũng dễ dàng, thuận lợi. Do đó, để có được những thông tin chính xác và cụ thể đòi hỏi CVTĐ phải có kinh nghiệm và kỹ năng khai thác thông tin.

Nguồn thông tin từ CIC mới chỉ dừng lại ở thông tin về dư nợ của khách hàng, việc tra cứu thông tin ở CIC không phải lúc nào cũng nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến việc đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng. Bên cạnh đó, nguồn thông tin từ CIC còn chưa đảm bảo về độ chính xác, ví dụ, có trường hợp tra CIC thời điểm tháng trước phản ánh khách hàng đã từng có nợ quá hạn, nhưng tra vào thời điểm tháng sau lại không phản ánh được tình trạng trên.

Thứ tư, tính độc lập trong phán quyết tín dụng của thẩm định

Yếu tố độc lập trong ra quyết định cấp tín dụng giữa khâu thẩm định và khâu phê duyệt là rất quan trọng, đảm bảo hạn chế được rủi ro đạo đức trong cho vay và đảm bảo cơ sở khách quan để cấp phê duyệt ra quyết định. Tại MB, hầu hết yếu tố độc lập đều được tôn trọng và tuân thủ khi thẩm định và phán quyết tín dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp CVTĐ vẫn phải phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cấp phê duyệt để lập BCTĐ, dẫn đến tính độc lập trong thẩm định tín dụng không còn được đảm bảo.

b. Nguyên nhân của những hạn chế -I- Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nhân sự thực hiện công tác thẩm định thiếu kinh nghiệm thực tế và hoạt động đào tạo chưa cao

- Đội ngũ nhân lực trẻ, có học vấn, có kinh nghiệm nhưng kinh nghiệm lâu năm, kinh nghiệm thực tế ít, chưa am hiểu nhiều lĩnh vực kinh doanh thực tế, khả năng phân tích đánh giá và tổng hợp còn nhiều hạn chế, dẫn đến khó nhận biết được rủi ro từ phía khách hàng hoặc cũng có thể nhận ra được rủi ro nhưng lại chưa đủ kinh nghiệm để đưa ra biện pháp ngăn chặn rủi ro, quản lý khách hàng. Nhiều CVTĐ chưa từng trải qua kinh nghiệm làm CVQHKH do đó, khả năng thấu hiểu và đồng cảm với CVQHK chưa cao.

- Số lượng nhân sự ít, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển, CVTĐ thường xuyên phải làm việc quá tải, thời gian làm việc trung bình từ 9 - 10 h/ngày, đôi khi còn phải làm thêm cuối tuần để đáp ứng yêu cầu tiến độ công việc. Các nhân viên mới

tuyển, do yêu cầu cần phải nhanh chóng thực hiện công việc, san sẻ hồ sơ nhằm giảm áp lực cho các CVTĐ khác nên chỉ có thời gian rất ngắn để đọc, hiểu các quy trình, sản phẩm của MB, do đó, thuờng mắc phải sai sót không nắm hết các quy định, từ đó làm sai quy định, ảnh huởng đến chất luợng thẩm định.

- Các chuơng trình đào tạo thẩm định đuợc chú trọng triển khai. Tuy nhiên, với số luợng hồ sơ lớn, áp lực công việc cao, việc đào tạo thuờng xuyên phải thực hiện ngoài giờ làm việc - thời gian cần đuợc nghỉ ngơi - dẫn đến hiệu quả trong đào tạo chua cao, nhiều chuơng trình đào tạo còn mang tính hình thức để đảm bảo đủ KPI đào tạo.

- Bên cạnh đó, ngoài công việc chính là thẩm định tín dụng, CVTĐ còn phải thực hiện nhiều công việc khác nhu thực hiện các báo cáo cung cấp thông tin, xếp hạng tín dụng định kỳ.. .Những công việc này chiếm thời gian làm việc thực tế không nhỏ của CVTĐ, các công việc báo cáo lại thuờng yêu cầu gấp, dẫn đến CVTĐ bị quá tải với công tác thẩm định.

Thứ hai, Hệ thống quy trình, quy định từng loại sản phẩm tín dụng KHCN và chỉ đạo còn chồng chéo, hoặc văn bản huớng dẫn không rõ ràng, câu từ gây hiểu nhầm. Điều này gây lúng túng cho CVTĐ, CVTĐ không hiểu và làm sai quy định tín dụng. Một số quy trình sản phẩm đuợc ban hành đã nhiều năm, chua đuợc cập nhật lại những tình hình thực tế và rủi ro mới phát sinh, nhiều điểm đã không còn phù hợp với thực tế cần phải sửa đổi.

Thứ ba, hệ thống, công cụ dụng cụ phục vụ cho công việc: Hệ thống hạ tầng công nghệ của MB vẫn còn nhiều hạn chế, các máy vi tính cá nhân chua đáp ứng đuợc cấu hình tiêu chuẩn, hệ thống mạng đuờng truyền chua đủ mạnh. Các phần mềm phục vụ công tác thẩm định hay bị treo, bị lỗi, dẫn đến việc xem xét hồ sơ gặp khó khăn. Nhân sự mới phải chờ đợi một thời gian mới đuợc cấp máy vi tính mới, trong thời gian chờ đợi thì làm việc chung với một chuyên viên đang có máy sẵn hoặc tự dùng máy tính cá nhân, khiến cho công tác thẩm định bị chậm, đình trệ.

Đội ngũ CVQHKH trẻ, năng động, thiện chiến trong kinh doanh nhưng năng lực chuyên môn và kinh nghiệm xử lý hồ sơ còn yếu, không phản ánh được nhiều thông tin quan trọng và chủ chốt, chất lượng hồ sơ không đảm bảo, những hồ sơ trọng yếu không được thu thập đầy đủ một lần dẫn đến CVTĐ phải mất nhiều thời gian để kiểm tra hồ sơ và yêu cầu cung cấp bổ sung. CVQHKH thường xuyên được tuyển mới, có ít thời gian đọc và tìm hiểu văn bản quy định trong khi văn bản quy định nhiều, dẫn đến nhiều CVQHKH không nắm được quy định chính sách, sản phẩm.

Một rủi ro đặc thù cũng hay phát sinh trong thẩm định cho vay KHCN đó là lỗi nguồn thông tin giả mạo từ phía CVQHKH. CVQHKH do áp lực doanh số lớn, áp lực cho vay khách hàng hoặc nguyên nhân cá nhân khác đã thực hiện giả mạo hồ sơ khoản vay, tìm mọi cách giúp khách hàng vay vốn, do đó, chất lượng thông tin cung cấp cho thẩm định không được đảm bảo.

-I- Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, môi trường pháp lý tại Việt Nam nói chung và cho hoạt động tín dụng của các NHTM nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế và vướng mắc. Hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định cho vay KHCN của ngân hàng. Các cơ quan quản lý nhà nước ban hành chính sách còn chồng chéo, chưa cụ thể, chưa rõ ràng, vẫn còn phát sinh nhiều kẽ hở để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi trục lợi. Một số cơ chế về hoạt động cho vay của ngân hàng đang trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, nhưng quá trình này diễn ra rất chậm, không theo kịp biến động của thị trường.

Thứ hai, môi trường kinh tế Việt Nam tiềm ẩn nhiều biến động. Cùng với vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới, nên nền kinh tế Việt Nam còn nhiều biến động về tỉ lệ lạm phát, tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng, giá các nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.. .Việc dự báo các chỉ số kinh tế, tài chính, diễn biến thị trường phục vụ cho công tác thẩm định vì thế cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ ba, các nguyên nhân đến từ phía khách hàng vay vốn. Khách hàng thiếu ý thức trong việc trả nợ, thiếu trung thực trong việc cung cấp hồ sơ, sử dụng vốn sai mục đích và gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Trong việc cung cấp hồ sơ, đối với những đối tuợng là hộ kinh doanh, các báo cáo, giấy tờ, hóa đơn, sổ sách còn sơ sài và chủ yếu là không đầy đủ, gây khó khăn và nhiễu thông tin trong quá trình thẩm định. Đối với những cá nhân góp vốn vào công ty, thì nhiều công ty không không minh bạch trong các báo cáo tài chính, các báo cáo tài chính không đuợc kiểm toán, còn những báo cáo mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng chỉ mang tính hình thức. Do đó, các thông tin có độ tin cậy thấp, dẫn đến việc phân tích tài chính của công ty dựa trên các số liệu đó thuờng thiếu tính thực tế, gây rủi ro cho ngân hàng khi cấp tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chuơng 2 của Luận văn đã hoàn thành nghiên cứu thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng KHCN tại MB, từ đó, rút ra đuợc các kết quả sau: MB đã ban hành quy trình, phuơng pháp và nội dung thẩm định, chất luợng hoạt động thẩm định tuơng đối tốt, góp phần vào chất luợng tín dụng KHCN chung của ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nhu: Công tác thu thập thu thập, phân tích thông tin phục vụ thẩm định; chất luợng nhân sự; tính tuân thủ quy trình thẩm định... Các hạn chế này là cơ sở để đua ra các giải pháp, kiến nghị ở chuơng 3 của Luận văn.

2 Vốn điều lệCHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨMTăng ~ 20%

ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

Một phần của tài liệu 0656 hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP quân đội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 80 - 86)