1.3.3.1. Doanh số cho vay đối với KHCN
Doanh số cho vay đối với KHCN là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một năm tài chính.
™_________ , X .t. ... Doanh số cho vay KHCN *λλλ,
Tỷ trọng doanh số cho vay KHCN = rrx'.' .!....Zu _____ x 100%
* ■ Tong doanh số cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản vay mà ngân hàng đã cho vay, không kể món vay đã thu hồi hay chưa và phản ánh dung lượng hoạt động cho vay trong kỳ. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong thời gian dài và cho thấy được khả năng hạt động tín dụng qua các năm.
1.3.3.2. Dư nợ cho vay đối với KHCN
Đây là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp vốn cho hoạt động cho vay đối với KHCN. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng đòng thời phản ánh uy tín của ngân hàng. Nếu dư nợ cho vay đối với KHCN cao thể hiện việc ngân hàng có uy tín. Và ngược lại, dư nợ cho vay thấp thể hiện hàng không có khả năng mở rộng mạng lưới khách hàng, hoạt động cho vay đói với KHCN còn chưa tốt. tuy nhiên không có nghĩa là chỉ số dư nợ càng cao thì hiệu quả cho vay càng tốt.
Dư nợ cho vay KHCN Tỷ trọng dư nợ KHCN = Zx Y ɪʃ jʃɪ ɪ . x 100%
Tong dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này qua thời gian cho biết mức độ tăng trưởng hoạt động cho vay của ngân hàng vào KHCN nhằm nghiên cứu sự biến động của nhóm khách hàng để điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng cho hợp lý.
1.3.3.3. Doanh số thu nợ cho vay
Doanh số thu nợ là tổng số tiền gốc mà ngân hàng thu hồi từ các khoản giải ngân trong một năm tài chính. Chỉ tiêu này càng cao được đánh giá càng tốt, càng cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả.Đồng
thời chỉ tiêu này càng cao cũng phản ánh các khoản cho vay của ngân hàng đạt hiêu quả tốt.
, .. , Doanh số thu nợ cho vay KHCN
Tỷ ĩrọnỊỊthu nợ cho vay KHCN - 'Tdng doanh số thu nợ x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh có bao nhiêu đồng nợ được ngân hàng thu hồi trong tổng doanh số thu nợ trong một năm tài chính. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt, thể hiện công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả.Đồng thời chỉ tiêu này càng cao cũng phản ánh các khoản vay của ngân hàng đạt kết quả tốt, khả năng trả nợ của khách hàng ổn định, rủi ro của ngân hàng sẽ giảm đi.
Khi nhắc tới sự phát triển của cho vay KHCN không thể không nhắc tới rủi ro. Đặc điểm của cho vay KHCN là rủi ro của từng khoản vay là lớn hơn do ngân hàng có rất ít thông tin về khách hàng vay vốn, nên không đánh giá chính xác được về rủi ro của khoản vay. Rủi ro cho vay KHCN là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Rủi ro cho vay KHCN được phản ánh qua các tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu.Trong đó, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi quá hạn.Còn nợ xấu là các khoản nợ được xếp từ nhóm 3-5 trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng.Nợ quá hạn, nợ xấu càng nhiều thì ngân hàng càng phải đối mặt với nhiều rủi ro.
1.3.3.4. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là các khoản nợ đã đến hạn hoàn trả nhưng khách hàng khong có khả năng hoàn trả cho ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng cho phép đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ hiệu quả cho vay thấp, ngược lại chỉ tiêu nợ quá hạn thấp chứng tỏ hiệu quả cho vay cao.
Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại nự, nợ quá hạn là tài khoản nợ thuộc nhóm 2,3,4,5. Nợ quá hạn bao gồm 5 nhóm:
Nợ nhóm 1: là nợ cần chú ý (quá hạn duới 10 ngày ). Đây là loại nợ tốt, không có nghi ngờ về khả năng thanh toán.
Nợ nhóm 2: là nợ cần chú ý ( quá hạn từ 10 đến 90 ngày ): Nợ nhóm này
có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi , nhung có dấu hiệu suy giảm về khả
năng trả nợ.
Nợ nhóm 3: là nợ duới tiêu chuẩn ( quá hạn từ 91 đến 180 ngày ): Đây là nợ ít có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất.
Nợ nhóm 4: là nợ nghi ngờ ( quá hạn từ 181 đến 360 ngày ): Đây là nợ có khả năng tổn thất cao sau khi đã tính đến giá trị thực tế của tài sản đảm bảo. Nợ nhóm 5 : là nhóm nợ có khả năng mất vốn ( nợ quá hạn trên 360 ngày ): Không còn khả năng thu hồi vốn.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN = —"---Nợ quá hạni---V 7 ---√,Λ
Chỉ tiêu này cho biết nợ quá hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng du nợ cho vay KHCN. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ hiệu quả cho vay thấp. nguợc lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ hiệu quả cho vay cao.
1.3.3.5. Tỷ lệ nợ xấu đối với KHCN
Nợ xấu là thuớc đo quan trọng để đánh giá sự lành mạnh của ngân hàng. Nó có tác động đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của ngân hang nhà nuớc nợ xấu đuợc định nghĩa nhu sau:” Nợ xấu là những khoản nợ đuợc phân loại vào nhóm 3 ( nợ duới chuẩn ), nhóm 4 ( nợ nghi ngờ ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) “.
™ ____Ji ~ ^rr^τ Nợ xấu đối với KHCN „ innfí/
Tỷ lệ nợ xấu đôi với KHCN = rrχ' N '' -tl. 'm LHfX- x 100%
Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng nợ thì có bao nhiêu đồng nợ xấu.Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng trong tình trạng báo động và có nguy cơ mất vốn.
1.3.3.6. Chỉ tiêu nợ xấu trên nợ quá hạn
Nợ xấu đối với KHCN Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn -Nợ quá hạn đối vớ KHCN x 100%
Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn cho biết trong 100 đồng nợ quá hạn có bao nhiêu đồng là nợ xấu, đồng thời tỷ lệ này cho chúng ta biết đuợc khả năng thu hồi của NHTM là cao hay thấp.
1.3.3.7. Tỷ lệ dự phòng tín dụng
Căn cứ theo điều 2 quyết định 493/2005/QĐ -NHNN ngày 22/4/2005 quy định: “Dự phòng rủi ro là khoản tiền đuợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chứ tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết”.Do đó các ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng nhằm bù đắp các khoản nợ quá hạn của khách hàng khi rủi ro xảy ra. Để đánh giá vấn đề trích lập và sử dụng dự phòng, các ngân hàng thuờng sử dụng chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ dự
Dự phòng rủi ro đã trích lập đối với KHCN -,λλλ,
P £ l Tong dư nợ cho vay đối với KHCN
dụng KHCN
Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu trích lập dự phòng trên tổng du nợ cho vay là bao nhiêu. Nếu nhóm nợ xấu chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng du nợ cho vay thì các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro là càng lớn vì theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc “trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ theo quy định là nhóm 1 ( nợ đủ tiêu chuẩn ): 0% Nhóm 2 ( nợ cần chú ý ): 5%; Nhóm 3 ( nợ duới tiêu chuẩn ): 20%; Nhóm 4 ( nợ nghi ngờ ):50%; Nhóm 5 ( nợ có khả năng mất vốn ): 100%”. Vì vậy, chỉ tiêu này càng
cao chứng tỏ rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang gặp phải càng lớn. đồng thời chất lượng tín dụng đối với khách hàng càng thấp.
1.3.3.8. Khả năng bù đắp rủi ro
, ỉ t. 2 .. ~ _ , ʌ 5-s∑ Dự phòng rủi ro đã trích lập đối với KHCN Hệ số khả năng bù đắp — ---—"τ' 1Λ ---
• s 1 = Nợ KHCN đã xử lý
cho vay KHCN
Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 cho biết ngân hàng không đủ khả năng bù đắp rủi ro. Nếu hệ số này bằng 1 chứng tỏ ngân hàng có khả năng bù đắp rủi ro trong cho vay KHCN còn hệ số này lớn hơn 1 tức là số trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn dư nợ cho vay KHCN đã được sử lý.
• Các chỉ tiêu định tính
1.3.3.9. Sự đa dạng về các sản phẩm dịch vụ cho vay
Sự mở rộng và tăng trưởng này thể hiện ở số lượng các sản phẩm cho vay KHCN hiện có tại ngân hàng như: cho vay mua nhà, vay mua ô tô, vay hỗ trợ du học...
Sản phẩm tín dụng cần thiết kế chi tiết để đáp ứng được nhu cầu của nhiều người. Thiết kế sản phẩm liên quan đến phương thức thanh toán, lãi suất... theo các tiêu chí. Số lượng sản phẩm càng đa dạng, được áp dụng kỹ thuật tiên tiến thì sẽ đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất, thu hút được nhiều khách hàng, tạo điều kiện để mở rộng hoạt động cho vay KHCN.
1.3.3.10. Số lượng khách hàng cá nhân và thị phần
Đây là tiêu chí chung để đánh giá sự phát triển của bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Số lượng khách hàng càng đông, thị phần càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đó phát triển tốt hoạt động cho vay KHCN và ngược lại.
Trong điều kiện có nhiều ngân hàng mới mở như hiện nay, cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần rất là khốc liệt, ngân hàng nào có chất lượng phục
vụ tốt, đa dạng về sản phẩm, biết đánh vào tâm lý người tiêu dùng về lãi suất, tính tiện ích... sẽ giành được thắng lợi. Thị phần cho vay KHCN của một ngân hàng được đo lường bằng cách lấy doanh số cho vay KHCN của ngân hàng đó chia cho quy mô thị trường cho vay KHCN của hệ thống ngân hàng.Ngân hàng
nào có thị phần cao nhất được xem là thương hiệu dẫn đầu về cho vay KHCN.