Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0717 mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97)

Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách cho vay chiết khấu với lãi suất ưu đãi đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn theo thời vụ vì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nông nghiệp và nông thôn mà đặc trưng quan trọng của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ cao. Khi đến mùa vụ nhu cầu vay vốn của hộ tăng nhanh trong khi đó khả năng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là có hạn nên không thể huy động vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của họ, để nâng cao chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục. Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách cho vay chiết khấu lãi suất ưu đãi với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cụ thể ở các mặt sau :

-Lãi suất cho vay chiết khấu thích hợp đảm bảo cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có thể cho vay với mức lãi suất mà cá nhân, hộ gia đình có thể chấp nhận được.

-Thời hạn cho vay chiết khấu đủ dài để phù hợp với mục đích tiêu dùng, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cá nhân.

-Các khoản cho vay chiết khấu cần được thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cá nhân vay vốn kịp thời.

Ngân hàng Nhà nước cũng cần tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra kiểm soát đối với các ngân hàng thương mại để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đặc biệt là các chi nhánh ngân

phải đúng quy định đã đề ra.

3.3.2. Đối với UBND thành phố Hà Nội

Thứ nhất: Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hộ sản xuất kinh doanh được cấp giấy phép kinh doanh thuận tiện, nhanh chóng.

Thứ hai: Đẩy nhanh tiến độ các dự án khu dân cư, khu đô thị, các vùng giải tỏa, chỉnh trang, bỏ các dự án treo để tạo điều kiện khách hàng cá nhân, hộ gia đình tiêu dùng, sản xuất kinh doanh được ổn định đảm bảo đầu tư lâu dài.

Thứ ba: Tiếp tục phát huy những thành công trong công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện tốt đa cho các thành phần kinh tế nói chung, kinh tế hộ nói riêng được tiếp cận các cơ hội kinh doanh một cách bình đẳng, yên tâm đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào những dự án lớn nên dành những cơ hội thích đáng và phù hợp để phát huy nội lực kinh tế địa phương, thu hút đầu tư trong nước. Tạo điều kiện cho NHNo&PTNT tiếp cận để tư vấn và nghiên cứu đầu tư tiền khả thi hoặc khả thi đối với các dự án lớn, mang tính tập trung, chuyên canh dành cho hộ SXKD do chính quyền thành phố bảo trợ hoặc ủng hộ.

Thứ tư: Chỉ đạo các ban ngành nghiên cứu rút ngắn thời gian, thủ tục công chứng, đăng ký thế chấp và lệ phí.

Thứ năm: Có chủ trương chính sách khuyến khích kinh tế cá nhân, hộ gia đình tham gia vào lĩnh vực kinh tế có lợi thế của địa phương như: Chế biến nông sản, kinh tế dịch vụ du lịch và các làng nghề truyền thống.

3.3.3. Đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Để có thể nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Viêt Nam nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ nói riêng

chính sách lãi suất ưu đãi đối với cho vay khách hàng cá nhân, đặc biệt là hộ sản xuất ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.

Quy trình, thủ tục cho vay cần đơn giản và chặt chẽ, không nên quá nhiều giấy tờ phiền hà cho khách hàng, nhưng vẫn phải theo quy trình nhất định để đảm bảo chất lượng tín dụng, vì khách hàng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu là nông dân với trình độ dân trí còn nhiều hạn chế.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần ban hành những quy định cụ thể hoá việc trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro ở chi nhánh cơ sở vì rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là rất lớn và đa dạng, đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, rủi ro bất khả kháng cao, rủi ro xảy ra có ảnh hưởng rộng lớn làm cho nguy cơ mất vốn của ngân hàng cao. Vì vậy, việc trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro và sử dụng quỹ như thế nào có ý nghĩa rất lớn đến sự an toàn trong kinh doanh của các ngân hàng.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần mở rộng các hình thức huy động vốn vì đối với nông thôn thì nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư không nhiều trong khi nhu cầu vốn cao. Để từ đó có nguồn vốn phụ c vụ để cho vay cá nhân, hộ gia đình. Đồng thời, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần tạo ra các hình thức cho vay mới, tạo cơ chế lãi suất ưu tiên hơn với các cá nhân, hộ gia đình nhằm nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân. Vì vậy, vấn đề tạo nguồn vốn trong kinh doanh, điều hoà vốn cần được đẩy mạnh có hiệu quả. Đồng thời cũng cần tăng cường tìm kiếm khai thác các nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức, chính phủ. Có như vậy ngân hàng mới có nguồn vốn để đáp ứng được nhu cầu vay vay vốn của khách hàng cá nhân.

ngoài ngành, kiến thức về thị trường, mở các lớp tập huấn về tiếp thị marketing để đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần phải có biện pháp, cơ chế quản lý thanh tra và quy định cụ thể đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, phải thực hiện quy chế tín dụng chung của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cần nghiên cứu cải tiến quy chế cho vay qua tổ hội nhóm, hình thức giải ngân, thu nợ, hình thức cho vay nào cần được nhân rộng, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ, thuận lợi cho mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất, kinh doanh cá thể đồng thời đảm bảo chất lượng cho vay.

Tại Việt Nam cho vay khách hàng cá nhân là một dịch vụ mới chỉ thực sự phát triển trong những năm gần đây. Mặc dù có nhiều rủ ro và đòi hỏi những kĩ thuật quản lý cao nhưng đây là một dịch vụ có nhiều hứa hẹn phát triển. Dịch vụ này không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp cải thiện đời sống cho những đối tượng khách hàng là cá nhân và hộ gia đình, qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong quá khứ và chiến lược phát triển của mình, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Láng Hạ đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường vẫn còn nhiều hạn chế.

Nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân là cần thiết và có ý nghĩa không chỉ riêng đối với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Láng Hạ mà còn giúp thực hiện tốt các chính sách kích cầu tiêu dùng của chính phủ, giúp các cá nhân hộ gia đình có cơ hội tiếp cận các sản phẩm dịch vụ hiện đại của ngân hàng để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

Với mong muốn góp phần nhỏ vào việc mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônViêt Nam chi nhánh Láng Hạ, em đã hoàn thành đề tài: “ Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Láng Hạ” Trong quá trình làm bài, do bản thân còn gặp nhiều hạn chế về kiến thức cũng như thời gian thực hiện nên bài luận văn của em không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè và những người quan tâm để em có thể hoàn thành tốt hơn đề tài này.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo, PGS.TS. Đoàn Hương Quỳnh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho em trong việc tìm hiểu các vấn đề có tính lý luận cũng như thực tiễn để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

1. Giáo trình ngân hàng thương mại - Edward W.Reed & Edward K.Will.

2. Nghiên cứu của Fabia Bachmann (2011) cho vay tiêu dùng tại Colombia, Bosnia và Herzegovina cũng như Paraguay

3. Tunis, Tunisia (2008) nhu cầu tín dụng của cá nhân và hộ gia đình.

4. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại (2009), NXB Thống kê, TS. Nguyễn Minh Kiều.

5. Báo cáo tổng thể hoạt động kinh doanh giai đoạn 5 năm 2013 - 2017 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ

6. Phạm Thị Kim Dung (2013), “Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh Đông Mỹ

7. CCI (2012), “ Báo cáo về tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khách hàng cá nhân và kiến nghị của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam”

8. Võ Nhất Anh (2014), “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngàn hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam Sở giao dịch 1”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Ngô Thị Thanh Nhàn (2014), “Mở rộng cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng TNIIII MTV Standar Chartered Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Phạm Thị Minh Xuân (2014), “Mở rộng cho vay KHCN tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Bảng cân đối kế toán năm 2013 -2017 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - CN Láng Hạ.

12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2010. Luật các Tổ chức tín dụng số

13. Lê Trung Thành, 2002. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.

Trường Đại học Đà Lạt.

14. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Quản trị Ngân hàng Thương Mại. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống Kê.

15. Trương Quang Thông, 2010. Quản trị Ngân hàng Thương Mại. Hà Nội:

Nhà xuất bản Tài chính Các website:

http: //agribank.com.vn http: // www.sbv. gov.vn

http: //terms .naver. com/entry.nhn?docId=1165789&cid=40942&categoryI12 http://www.mbn.co.kr/pages/news/newsView.php?news_seq_no=3463784

Một phần của tài liệu 0717 mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w