Hạn chế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu 0717 mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 89)

3.2.3.1. Thẩm định chặt chẽ điều kiện vay của khách hàng cá nhân để vốn vay được an toàn

Trước khi quyết định cho vay,ngân hàng cần phải hiểu rõ về khách hàng vì khách hàng là người chịu trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay, là người quyết định cuối cùng về hiệu quả của khoản tiền vay. Vì vậy đánh gíá khách hàng là một biện pháp quan trọng nhằm phòng ngừa và hạn chế nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng ngân hàng. Nếu ngân hàng không tiến hành đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không chính xác sẽ dẫn đến hiện tượng khách hàng không đủ điều kiện mà vẫn cho vay vốn, khả năng rủi ro sẽ cao.

tạo lập cơ sở ban đầu để ngân hàng làm căn cứ đưa ra những quyết định trong kinh doanh của mình.

Công tác thẩm định tín dụng đòi hỏi khả năng nhạy bén và trình độ chuyên môn cao. Thẩm định tín dụng bao gồm rất nhiều khâu và rất nhiều công việc: Thẩm định khách hàng vay vốn(tư cách pháp lý,năng lực hành vi dân sự..), thẩm định khả năng và nguồn trả nợ, lãi vay của khách hàng; thẩm định tính pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay; thẩm định giá trị tài chính của tài sản đảm bảo nợ vay; thẩm định dự án... để có quyết định cho vay, thì khâu thẩm định món vay là một khâu vô cùng quan trọng

Trên cơ sở hoàn thiện tốt quy trình và thủ tục vay vốn mà ngân hàng đã áp dụng cho vay khách hàng cá nhân, trước khi cho vay ngân hàng cần điều tra khảo sát tình hình trên địa bàn, nắm được các luồng thông tin ban đầu về cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Xác định được khả năng tài chính, phẩm chất đạo đức của các khách hàng cá nhân và xem xét giải quyết cho vay, loại bỏ những khách hàng không đủ điều kiện vay vốn. Tiến hành thẩm định khi nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng. Việc thẩm định phải nhanh gọn, chính xác, không gây khó khăn cho khách hàng. Tuy nhiên tính đúng đắn của kết quả thẩm định lại phụ thuộc vào năng lực và ý thức chủ quan của cán bộ tín dụng, do đó phải nâng cao phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng. Sau khi kiểm tra điều kiện vay vốn của khách hàng , xác định có cần hay không cần phải thực hiện đảm bảo bằng tài sản tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn vay thì Ngân hàng làm thủ tục hồ sơ cho vay, hướng dẫn thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định cho khách hàng, kiểm tra hồ sơ và các giấy tờ cần thiết, thực tế của tài sản đảm bảo và phương án mà các hộ đầu tư, nếu hộ có đủ điều kiện thì nhanh chóng hoàn tất hồ sơ để tiến hành giải ngân đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các hộ sản xuất để đảm bảo tiến hành

thuờng xuyên theo dõi, giám sát quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng nhu thế nào để có các chính sách kịp thời tránh tình trạng khách hàng không trả đuợc nợ.

Quy trình cho vay mà các cán bộ tín dụng ở đây áp dụng chỉ chú ý đến tu cách nguời vay và khả năng tài chính, tài sản thế chấp của nguời vay là chủ yếu. Dự án xin vay đuợc lập chỉ mang tính hình thức. Đây là điều chua hợp lý bởi vì khả năng trả nợ của nguời vay phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả của dự án mà họ đầu tu. Trong dự án, phần lớn khách hàng cá nhân đều sử dụng một phần vốn tự có của mình. Vì vậy, nên dự án khi đua vào sản xuất kinh doanh không có hiệu quả nhu mong đợi, thậm chí cá nhân, hộ gia đình sản xuất bị thua lỗ cả vốn tự có và vốn vay ngân hàng thì khả năng tài chính của họ không còn và họ không tự bán tài sản thế chấp để trả nợ khi hết hạn mà họ cố tìm các biện pháp khác kiếm ra tiền để trả nợ dẫn đến hiện tuợng chây ỳ, khó đòi nợ khi đến hạn hoặc để nợ quá hạn phát sinh kéo dài. Khi họ không trả đuợc nợ, nếu nhu ngân hàng thực hiện việc phát mại tài sản sẽ gặp khó khăn đa số các khoản vay của họ là nhỏ so với số tài sản mà họ đua ra thế chấp. Vì vậy khó có thể phát mại nhà cửa, đất đai mà họ thế chấp đuợc. Việc không quan tâm đến dự án xin vay hay mục đích vay cũng là nguyên nhân lớn làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay khách hàng cá nhân trong những năm qua ở Agribank chi nhánh Láng Hạ, đây là một điều mà ngân hàng hoàn toàn không mong muốn. Vì vậy để hạn chế nợ quá hạn, ngân hàng nên quan tâm hàng đầu đến hiệu quả kinh tế của dự án đầu tu trong việc lập và thẩm định dự án. Đây quả là vấn đề khó khăn không chỉ riêng đối với Agribank CN Láng Hạ mà còn là vấn đề chung đối với tất cả các chi nhánh của Agribank. Tuy nhiên chỉ giải quyết đuợc vấn đề này mới đẩy lùi và hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn. Có nhiều

sẽ giảm, ngân hàng sẽ không đáp ứng đủ yêu cầu khối lượng vốn cho vay và dư nợ. Tuy nhiên nếu ngân hàng có chiến lược thu hút khách hàng tốt (như đã trình bày phần trên) thì số khách hàng đến vay vốn ngân hàng sẽ tăng lên và ngân hàng có thể loại bỏ những dự án không mang lại hiệu quả cao hoặc yêu cầu khách hàng lập dự án khả thi hơn, và vay vốn với đúng mục đích sử dụng. Như vậy doanh số cho vay và dư nợ vẫn sẽ được ổn định và có xu hướng tăng cao trong khi đó nợ quá hạn chắc chắn sẽ được giảm thấp. Việc lập các dự án và mục đích vay vốn nên để các khách hàng tự lập là chủ yếu. Với những hướng dẫn và thông báo cụ thể cách thức lập các loại dự án tới từng bản, xã. Các cán bộ tín dụng chỉ làm nhiệm vụ thẩm định dự án, bàn bạc với các khách hàng về tính khả thi của dự án với mục đích làm cho các cá nhân, hộ gia đình hiểu mình làm là vì họ trước tiên sau đó mới đến lợi ích của ngân hàng.

Các bước thẩm định phải được thực hiện như sau:

Bước 1: Điều tra, thu thập, tổng hợp, kiểm tra thông tin về khách hàng và phương án vay vốn.

CBTD phải đi thực tế tại gia đình, tại nơi sản xuát kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu, thu thập thông tin.

Bước 2: Phân tích thẩm định các điều kiện vay vốn liên quan

- Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.

- Thẩm định mục đích vay vốn

- Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng.

- Thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Thẩm định tài sản đảm bảo.

- Nếu khoản vay vượt mức phán quyết thì chuyển lên ngân hàng cấp trên. Mức phán quyết được quy định cho từng thời kỳ nhất định.

Đặc thù của cho vay cá nhân, hộ gia đình, cá thể là các khách hàng nhỏ lẻ, vốn vay thấp, quản lí đa dạng phức tạp hơn nhưng độ rủi ro vỡ nợ lại thấp hơn các khối doanh nghiệp lớn. Do đó việc thẩm dịnh các dự án cho vay đơn giản hơn so với các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất kinh doanh. Để thẩm định tư cách pháp nhân của đơn vị vay vốn chỉ cần giấy tờ và các bước kiểm tra đơn giản nhưng bắt buộc để bảo đảm an toàn cho khoản vay: chứng minh thư,, hộ khẩu, giấy xác nhận công tác, tình hình thu nhập... của khách hàng.

Các giấy tờ chứng minh tư cách của hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động theo đúng lĩnh vực mà luật pháp cho phép, trực thuộc các tổ chức đoàn thể phù hợp, khi đó vốn vay của Ngân hàng mới có thể được sử dụng đúng đối tượng, mức độ rủi ro được hạn chế .

- Phân tích mục đích tiêu dùng của cá nhân, hiệu quả sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất, kinh doanh

Vấn đề quan tâm đầu tiên trong đầu tư tín dụng là hiệu quả tiêu dùng và sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh, vì đây là một nguồn quan trọng để trả nợ Ngân hàng. Do vậy trước khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải nắm rõ nguồn trả nợ trong tương lai của khách hàng. Để đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh, cần sử dụng hai chỉ tiêu sau:

1. Tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận Lợi tức sau thuế

∖ = X 100 trên doanh thu Doanh thu thuần

Hệ số quay vòng Doanh thu

= r-________ ^ ________ X 100 tài sản Tổng tài sản bình quân

Hệ số này càng cao thì khách hàng sử dụng tài sản càng hiệu quả. Tuy nhiên khi đánh giá hai chỉ tiêu này phải kết hợp xem xét bản chất của ngành kinh doanh thì kết quả mới có tính thuyết phục cao

- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán.

Là khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán của cá nhân, hộ sản xuất đối với các nguồn chi tiêu, cung cấp nguyên vật liệu, các đối tác kinh doanh, khả năng trả nợ ngân hàng đúng lịch....

- Đánh giá mục đích tiêu dùng, tính khả thi của các dự án kinh doanh :

Khả năng hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn phụ thuộc vào mục đích tiêu dùng và kết quả dự án kinh doanh. Chính vì thế đánh giá tính khả thi của một dự án sản xuất kinh doanh,, mục đích sử dụng vốn vay hiệu quả là một việc làm không thể thiếu đuợc đối với Ngân hàng truớc khi đua ra quyết định bỏ vốn đầu tu.

Song song với việc thẩm định dự án, việc chú trọng đến tu cách của nguời vay, khả năng tài chính cũng nhu tài sản thế chấp mà ngân hàng đang làm là điều cần thiết. Tuy nó không là chỉ tiêu quan trọng nhất để xác định cho vay nhung nó là tiêu chuẩn đạo đức, ràng buộc pháp lý buộc nguời vay phải có trách nhiệm hơn trong dự án sản xuất kinh doanh của mình cũng nhu trong việc trả nợ ngân hàng đúng hạn.

3.2.3.2. Thường xuyên phân loại nợ cá nhân tiêu dùng để phòng ngừa rủi ro

Trong hoạt động kinh doanh tín dụng, hiện tuợng phát sinh nợ quá hạn xảy ra là tất yếu do tác động của nhiều nguyên nhân khách quan cũng nhu chủ quan của các cá nhân vay vốn. Cho vay cá nhân tiêu dùng là một vấn đề không đơn giản, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào diễn biến của thời

nhiều rủi ro, khả năng thu hồi vốn thấp nên ngân hàng cần có các biện pháp thu nhập, xử lý thông tin kịp thời để vừa đảm bảo thu hồi được nợ, vừa không gây khó khăn cho mục đích tiêu dùng, đồng thời giữ được mối quan hệ tốt giữa ngân hàng với cá nhân.

Đồng thời đối với nợ quá thời hạn ngân hàng viên thực hiện phân tích thực trạng dư nợ một cách thường xuyên và có hệ thống phân loại, theo dõi và xử lý nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn phát sinh mới. Nên phân tích tình hình nợ quá hạn đến từng xã, từng cán bộ và từng khách hàng. Qua việc phân tích sẽ xác định được CBTD nào có vấn đề, và mức độ nợ quá hạn, nhằm xác định nợ quá hạn tiềm ẩn, thuộc địa bàn xã trọng điểm, khách hàng trọng điểm, đơn vị trọng điểm. Định kỳ hàng tháng hoặc quý nên chia hoạt động tín dụng ra bốn phần để phân tích và chỉ đạo từng phần cụ thể như sau:

+ Thứ nhất: Nợ quá hạn, tổ chức phân tích từng đối tượng và phân ra bốn loại: Loại thu được ngay, loại thu dần một phần, loại khó thu, và loại không có khả năng thu, từ đó xác rõ nguyên nhân, nguồn thu, biện pháp thu, thời gian thu phù hợp.

+ Thứ hai: Nợ sắp đến hạn, từ ngày 01 đến 10 tháng trước, tổ chức in ra từ máy vi tính các món nợ đến hạn của tháng sau, thông báo cho CBTD. Từ ngày 10 đến 25 CBTD công tác địa bàn kết hợp thâm nhập khách hàng có nợ đến hạn để xác định khả năng thu nợ của từng khách hàng đến hạn tháng sau, từ đó có biện pháp cụ thể, nếu khách hàng nào có khó khăn báo cáo cán bộ lãnh đạo trực tiếp để có biện pháp giúp đỡ, tháo gỡ, xử lý kịp thời. Làm tốt phần này sẽ hạn chế tình trạng nợ quá hạn phát sinh.

+ Thứ ba: Nợ chưa đến hạn, thường xuyên tổ chức kiểm tra sau khi vay. Theo đề cương của ngân hàng cấp trên, theo chương trình của Ban Giám Đốc, theo quy trình nghiệp vụ và kế hoạch kiểm tra đột xuất của Ban Giám

hay không, số lượng, giá trị vật tư tương đương làm đảm bảo, diễn biến của tài sản thế chấp... Nếu có vấn đề gì thì xử lý theo các biện pháp, chế tài tín dụng, trên cơ sở giúp đỡ khách hàng sớm khắc phục khó khăn và có điều kiện trả nợ ngân hàng.

+ Thứ tư: Cho vay mới, yêu cầu cho vay đúng chế độ, đúng đối tượng xin vay, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn cho vay phát huy tối đa hiệu quả nhằm tạo ra mặt bằng dư nợ mới với chất lượng lành mạnh hơn.

3.2.4. Nâng cao năng lực quản trị của cán bộ lãnh đạo và trách nhiệm củacán bộ tín dụng trong thực hiện nghiệp vụ cho vay được giao

Một phần của tài liệu 0717 mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh láng hạ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w