1 Kinh nghiệm về mở rộng cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu 0730 mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 46)

1. 3 Kinh nghiệm về mở rộng cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa của một số ngân hàng

1.3. 1 Kinh nghiệm về mở rộng cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa của một số ngân hàng

hàng thương mại các nước, ngân hàng thương mại Việt Nam - Bài học kinh nghiệm đối vói ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam

1.3.1 - Kinh nghiệm về mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của mộtsố ngân hàng thương mại các nước, ngân hàng thương mại Việt Nam số ngân hàng thương mại các nước, ngân hàng thương mại Việt Nam

Ở nhiều nước, kể cả những nước có nền kinh tế phát triển, DNNVV vẫn gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn. Do đó, bên cạnh hệ thống tín dụng thương mại, nhiều nước đã xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV dưới nhiều hình thức thông qua hệ thống NHTM.

- Tại Indonesia: Việc hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV chủ yếu bằng các chương trình tín dụng trợ cấp và theo chỉ định của Chính phủ thông qua các NHTM. Các DNNVV thuộc nhóm mục tiêu của từng chương trình được vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường trong đó 23% số tín dụng được cấp là cho doanh nghiệp nhỏ. Đã có 2,5 triệu doanh nghiệp được vay tín dụng với số tiền lên đến 5,6 tỷ rupia. Do việc hỗ trợ tín dụng thông qua các NHTM nên phần lớn các khoản vay được dành cho các hoạt động thương mại ngắn hạn mà chưa chú trọng tới các hoạt động sản xuất dài hạn. Những năm gần đây, Chính phủ đã giảm bớt các chương trình tín dụng và các chương trình này đã điều chỉnh theo hướng cho vay theo lãi suất thị trường. Đồng thời, chính phủ nước này quy định tất cả các ngân hàng trong nước phải cung cấp 20% số tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, Chính phủ đã tạo điều kiện cho họ tiếp cận dễ dàng hơn vốn tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong quá trình cho vay.

- Tại Nhật Bản: Các chính sách về DNNVV được hình thành từ những

năm 50 trong đó giành sự quan tâm đặc biệt đối với việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như: khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự bảo đảm về vốn vay. Các biện pháp hỗ trợ này được thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ DNNVV. Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp cho các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các tín dụng tư nhân, thông qua sự bảo lãnh của hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Ngoài ra, còn có ba tổ chức tài chính công cộng khác, đó là: Công ty tài chính Shoki Chuchin do chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các DNNVV để đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tại Đức: Khu vực DNNVV đóng góp một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đức, nó tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn 50% doanh thu thuế của các oanh nghiệp, cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa

dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đạt được thành tựu đó Chính phủ Đức đã áp dụng hàng loạt chính sách và chương trình thúc đẩy DNNVV trong việc huy động các nguồn vốn. Công cụ chính để thực hiện chính sách và chương trình hỗ trợ này là thông qua các khoản tín dụng ưu đãi có sự bảo lãnh của nhà nước và thành lập các quỹ. Các khoản tín dụng được phân bổ ưu tiên cho các dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, đổi mới công nghệ và vào những khu vực kém phát triển trong nước. Do phần lớn các DNNVV không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận được một khoản tín dụng ưu đãi, ở Đức còn phát triển khá phổ biến các tổ chức bảo lãnh tín dụng. Những tổ chức này được thành lập và bắt đầu hoạt động từ những năm 1950 với sự hợp tác chặt chẽ của các Phòng thương mại, Hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền liên bang. Nguyên tắc hoạt động cơ bản là vì khách hàng. DNNVV nhận được khoản vay từ ngân hàng với sự bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tổ chức này sẽ có trách nhiệm hoàn trả khoản vay đó cho ngân hàng, ngoài ra, các khoản vay này còn được Chính phủ tái bảo lãnh.

Quỹ ERF được hình thành để hỗ trợ cho các DNNVV. Các cơ quan đại diện cho chính phủ thực hiện quỹ này là Kreditanstafl fur Wiederaubau ở Frankfurt và Deutsch Ausgleichsbank ở Bon. Quỹ này cho vay vốn với lãi suất ưu đãi ở mức 7%/năm, thời hạn cho vay đến 15 năm. Vốn được vay trọn gói 10% và các khoản nợ có thể được hoàn trả bất cứ lúc nào. Doanh nghiệp mới thành lập được vay vốn với lãi suất ưu đãi ít nhất 5 năm đầu. Số vốn vay để thành lập doanh nghiệp bao gồm nhà xưởng, thiết bị văn phòng, vật tư ban đầu. Đối tượng vay là các DNNVV có thể được đơn giản hơn thủ tục hồ sơ và vay bất cứ lúc nào.

- Tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam “BIDV”: Xuất phát từ chủ chương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển các DNNVV, định hướng mở rộng, phát triển cho vay đối với DNNVV, đồng thời hướng đến mục tiêu trở thành NHTM bán lẻ hiện đại, dẫn đầu trong việc

cung ứng tín dụng, dịch vụ cho các DNNVV, ngày 03/08/2008, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam “BIDV” đã công bố thông tin về chương trình chính sách hỗ trợ các DNNVV. Đối với các chính sách hỗ trợ tín dụng với DNNVV BIDV đã:

+ Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở lãi suất cơ bản từng thời kỳ, áp dụng cơ chế lãi suất ưu đãi đối với các DNNVV, đảm bảo mức lãi suất cho vay đối với các DNNVV thấp hơn từ 0,5 - 1%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường.

+ Đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, như chương trình hoán đổi tiền tệ chéo VND - USD, chiết khấu bộ chứng từ...

+ Áp dụng biện pháp bảo đảm linh hoạt: bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nguyên vật liệu tồn kho, quản chấp lô hàng. phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và xếp hạng doanh nghiệp.

+ Cho vay kết hợp với góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với DNNVV: Hình thức này góp phần vừa tạo điều kiện mở rộng tín dụng, vừa giúp ngân hàng có điều kiện xâm nhập thị trường, trược tiếp giám sát, quản lý vốn cho vay. Hình thức này là rất hiệu quả và cũng nằm trong khẳ năng đầu tư, quản lý của ngân hàng vì các DNNVV thường có quy mô về vốn và phạm vi hoạt động không lớn.

Để hỗ trợ cho các DNNVV trong hoạt động sản xuất kinh doanh, BIDV sẽ dành riêng nguồn vốn với lãi xuất hợp lý để hỗ trợ tín dụng đối vối các DNNVV trong giai đoạn 2008 - 2010 là trên 30.000 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2010, tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV đạt khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng dư nợ của BIDV.

Kết quả đạt được trong qua hệ thanh toán, tín dụng và dịch vụ đối với các DNNVV đến thời điểm quý III/2008 có 17.000 DNNVV đang có quan hệ với BIDV với tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh, LC là 43.527 tỷ đồng, bằng 21,5% tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh, mở LC của toàn hệ thống BIDV.

hệ thống BIDV tăng thêm 1.368 doanh nghiệp ( tương đương tăng trưởng 12,7%) so với thời điểm cuối năm 2007. Thời gian qua, BIDV đã có chính sách chia sẻ khó khăn đối với các DNNVV như giảm lãi xuất cho vay, giảm phí, thực hiện cơ chế linh hoạt về tài sản bảo đảm.

- Tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OcenanBank):

Ngân hàng đã ký kết thỏa thuận hợp tác cấp vốn vay, bảo lãnh vay vốn với ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), đây là chương trình triển khai Quyết định số 14 của Chính phủ về bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV thuộc “gói" kích cầu kinh tế. Chương trình được tiến hành song song với chương trình hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp. Vì vậy DNNVV sẽ có cơ hội được hưởng lợi “kép” nếu vừa được bảo lãnh tín dụng, lại vừa được ưu đãi về lãi suất. Đây cũng là cơ hội để các DNNVV đặc biệt là những doanh nghiệp khó khăn trong bảo đảm tiền vay tiếp cận được dễ dàng hơn với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Cụ thể, theo thỏa thuận được ký kết. VDB sẽ bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại OceanBank thông qua chương trình “Điểm tựa vàng”. Đối tượng của “Điểm tựa vàng” là các DNNVV thuộc các thành phần kinh tế (kể cả hợp tác xã), có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng, sử dụng tối đa 500 lao động, có dự án, phương án kinh doanh quy mô tối thiểu 100 triệu đồng, không có nợ quá hạn tại các ngân hàng.

1.3.2 - Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Từ cuối năm 2005, NHNo&PTNT Việt Nam đã đưa ra chủ chương, chính sách cho vay DNNVV và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, qua gần 5 năm thực hiện cho vay DNNVV, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và sự cạnh tranh của các NHTM khác, NHNo&PTNT Việt Nam cần quan tâm một số vấn đề:

Một là: NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục khẳng định vị trí chủ lực trên thị trường tài chính, tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, do có lợi thế về mạng lưới, con người và địa bàn hoạt động, vì vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục phát huy lợi thế trong cạnh tranh chiếm

lĩnh thị phần, thị trường thông qua việc chú trọng cho vay các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất hàng tiêu dùng... với chiến lược, chính sách khách hàng và giải pháp cụ thể.

Hai là: NHNo&PTNT Việt Nam nên dành nguồn vốn tập trung cho vay DNNVV, chỉ đạo các Chi nhánh trong toàn hệ thống giúp cho các DNNVV thuận lợi hơn trong tiếp cận vốn vay.

Ba là: Thực hiện cơ chế, chính sách linh hoạt, ưu đãi về lãi suất, dịch vụ... cho khách hàng truyền thống, đặc biệt là các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng tiêu dùng, các doanh nghiệp xuất khẩu có ngoại tệ bán cho NHNo&PTNT Việt Nam.

Bốn là: Áp dụng đa dạng và linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay vì đặc điểm của các DNNVV khi đi vay vốn ngân hàng là thường thiếu TSBĐ, tài sản bảo đảm không thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên sáng lập nên nhiều khi doanh nghiệp phải thế chấp, cầm cố tài sản khác như kho hàng hóa, dây truyền công nghệ hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

Năm là: Chỉ đạo các Chi nhánh NHNo đẩy mạnh việc tiếp thị thông qua sự phối kết hợp với các cơ quan chính quyền, các Hiệp hội, các hội DNNVV trên địa bàn tỉnh, thành phố, quận, huyện để nắm bắt tình hình phát triển DNNVV để tiếp cận mở rộng cho vay, phát triển dịch vụ...

Sáu là: NHNo&PTNT Việt Nam cần tăng cưòng chỉ đạo việc thực hiện cho vay DNNVV của các Chi nhánh, thực hiện việc giao kế hoạch tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV cho các Chi nhánh, về mở rộng, nâng chất lượng tín dụng với loại hình doanh nghiệp này.

Bảy là: Đối với Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ cần nghiêm túc triển khai sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, nắm bắt thông tin, mở rộng và nâng cao việc cho vay DNNVV.

Tóm lại: Trong chương 1, luận văn làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về cho vay DNNVV; đặc điểm của DNNVV; vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển các DNNVV; những nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay DNNVV; kinh nghiệm các nước và NHTM Việt Nam, bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ nói riêng để mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay DNNVV.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

Một phần của tài liệu 0730 mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 46)