3. 3 Các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa
3.3.2 Xây dựng chiến lược cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa trong dài hạn
Hiện nay, tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ công tác tổ chức phân tích, đánh giá tình hình phát triển các DNNVV chưa thực sự được quan tâm và chú trọng, Chi nhánh chưa xây dựng được chiến lược và giải pháp cụ thể để thực hiện mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV trong dài hạn. Chi nhánh mới chỉ đề ra được phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh hàng năm, cụ thể là mục tiêu về nguồn vốn, dư nợ, tỷ lệ thu dịch vụ,... trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cách thức thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao thì chưa được cụ thể hóa. Điều này cho thấy Chi nhánh mới chỉ quan tâm đến những cái chung nhất, hoạt động mở rộng cho vay đối với các DNNVV vẫn nằm trong kế hoạch lâu dài của Ban lãnh đạo. Những năm qua, nhiều ngân hàng lớn, tập đoàn tài chính danh tiếng trên thế giới cũng như một số tổng Công ty lớn trong nước đã khổng thể vượt qua được sau khi phải đối mặt với rủi ro. Vì vậy, về lâu dài ngoài việc vẫn phải giữ vững khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp lớn thì Chi nhánh phải có chiến lược đầu tư đa dạng vào các đối tượng khách hàng nhỏ lẻ, đặc biệt là các DNNVV nhằm từng bước thay đổi cơ cấu dư nợ và phân tán rủi ro.
Trên cơ sở đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, xu hướng phát triển của các DNNVV Việt Nam nói chung, định hướng phát triển các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như chiến lược khách hàng, định hướng mở rộng cho vay DNNVV của NHNo& PTNT Việt Nam. Để mở rộng và nâng cao hiệu quả trong cho vay, về lâu dài Chi nhánh cần xây dựng được chiến lược cho vay DNNVV
trong dài hạn, xây dựng kế hoạch, cách thức và giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện, từ khâu xây dựng, ban hành các chính sách sản phẩm dành riêng cho đối tượng khách hàng là DNNVV đến việc bố trí phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách tín dụng, cán bộ chuyên quản, từ trung tâm đến các phòng giao dịch phải có đủ năng lực trực tiếp chỉ đạo và theo dõi hoạt động cho vay, tổ chức đánh giá xếp loại khách hàng theo ngành, lĩnh vực hoạt động kinh doanh để đưa ra chính sách sản phẩm cho phù hợp. Các khách hàng truyền thống, khách hàng có phạm vi hoạt động kinh doanh rộng, có tiền gửi và sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh cần áp dụng chính sách ưu đãi về hạn mức tín dụng, lãi suất, phí... Bên cạnh đó, cần cương quyết xử lý dứt điểm những khách hàng để phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu kéo dài, thiếu sự hợp tác nhằm chấn chỉnh và rút kinh nghiệm. Chú trọng công tác phân tích, đánh giá và tìm hiểu các thông tin về doanh nghiệp để phát hiện ra nhu cầu của các DNNVV, định kỳ tổ chức kiểm điểm, đánh giá những mặt tích cực và tồn tại trong hoạt động mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay DNNVV, đề ra các giải pháp phù hợp để từng bước hoàn thiện chính sách khách hàng, chiến lược cho vay nhằm thu hút và phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.