3. 3 Các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa
3.3. 5 Nâng cao chất lượng công tác thông tin, thẩm định dự án
Thông tin được xem là yếu tố đầu vào quan trọng trong hoạt động thẩm định và phân tích khách hàng, khi thông tin được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời và chất lượng sẽ giúp hoạt động tổ chức, thực hiện cấp tín dụng, kiểm soát hiệu quả.
Do sự thiếu đồng bộ và tính hiệu lực của các văn bản pháp lý thấp nên các thông tin mà doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cung cấp nhiều khi thiếu trung thực, thậm chí còn giả tạo. Do vậy, yêu cầu trước mắt đối với Chi nhánh Láng Hạ là nỗ lực đảm bảo sự trung thực, tính chính xác của thông tin, nhất là các thông tin liên quan đến quyết định cho vay. Để làm được điều này, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Quán triệt trong Ban lãnh đạo và cán bộ tầm quan trọng của công tác thu thập thông tin, tránh thu thập một cách hình thức và đối phó.
- Khai thác thông tin từ nhiều kênh khác nhau như: khai thác thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN, những thông tin này tuy còn ít và chưa được cập nhật thường xuyên nhưng cũng rất quan trọng và cần thiết, các cán bộ tín dụng nên thu thập thông tin từ khách hàng vay vốn, thông tin ngoài thị trường, thông tin trên báo chí và các phương tiện truyền thông. Thu thập thông tin từ chính kinh nghiệm hoạt động tín dụng của cán bộ và ngân hàng để lập thành các bộ hồ sơ tư liệu về khách hàng qua nhiều năm. Hồ sơ này là cơ sở để ngân hàng xếp loại khách hàng và thực hiện chính sách khách hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Sau khi đã thu thập được thông tin cần thiết, Chi nhánh cần tổ chức tốt hơn khâu lưu giữ, bảo quản và cung cấp thông tin hiệu quả. Các hướng hoàn thiện là:
- Phân loại thông tin có hệ thống và lưu giữ khoa học: hệ thống thông tin về khách hàng phải được phân loại thành: thông tin tài chính (khả năng tài chính, kết quả kinh doanh trong quá khứ, công nợ, nhu cầu vốn, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp...), thông tin phi tài chính (tư cách, uy tín, năng lực quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh, quan hệ xã hội, gia đình, kinh tế, trình độ học vấn.) của người vay, cung cầu, giá cả thị trường.. .của đối tượng được cấp tín dụng.
- Trên cơ sở những thông tin thu thập được, cần phân tích cẩn thận để có thể liên kết chúng theo hệ thống logic, có chia sẻ giữa các ngân hàng nhằm giúp người sử dụng thông tin có thể ra quyết định chính xác, tránh được các rủi ro do khách hàng sử dụng các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo hồ sơ vay vốn hay tận dụng các sơ hở của luật pháp để vay vốn ngân hàng.
- Thông tin tín dụng cần được lưu giữ và sử dụng theo chế độ bảo mật. Chỉ có cán bộ, bộ phận nghiệp vụ có trách nhiệm liên quan đến hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh mới được truy cập, khai thác và
sử dụng. Công tác lưu trữ phải có khả năng cập nhật thông tin mới và loại bỏ thông tin lạc hậu nhằm mục đích giúp ngân hàng có lượng thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, đồng thời giảm chi phí trong công tác thu thập và xử lý thông tin.
Cán bộ tín dụng cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy chế cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, quy trình thẩm định trong công tác thẩm đinh dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cập nhật thường xuyên và nắm bắt kịp thời sự thay đổ của cơ chế, chính sách, lĩnh vực nghành, nghề, quy định của pháp luật, của ngành để có cơ sở thẩm định đánh giá chính xác, khách quan các thông tin khách hàng cung cấp, thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn giúp Ban lãnh đạo quyết định cho vay chính xác, giảm thiểu rủi ro.
Để tạo điều kiện cho các khách hàng là DNNVV khi đến vay vốn, góp phần mở rộng thị phần và thực hiện chủ chương, chính sách cho vay DNNVV của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh nên áp dụng đa dạng và linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp với điều kiện thực tế của từng Doanh nghiệp khi đi vay vốn, tránh áp dụng dập khuôn, máy móc. Ưu tiên trước tiên đối với các DNNVV có phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có TSBĐ chính chủ song cũng phải mạnh dạn áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay như bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, thế chấp, cầm cố dây truyền công nghệ, kho hàng với các DNNVV có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất, kinh doanh tốt, phương án vay vốn khả thi, sử dụng nhiều dịch vụ của Chi nhánh.
Giá trị TSBĐ là cơ sở để Chi nhánh ấn định mức cho vay và bù đắp rủi ro trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Vì vậy, hoạt động định giá TSBĐ tiền vay cần chính xác, nghiêm túc, khách quan, thực hiện đúng quy trình về định giá và đăng ký giao dịch bảo đảm, tránh trường hợp định giá một cách hình thức và không đúng với giá trị thực của tài sản. Chi nhánh cần thường xuyên chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ thực hịên nghiêm ngặt quy trình bảo quản, nhập,
xuất tài sản, định kỳ tổ chức định giá lại TSBĐ để ấn định lại mức cho vay, kiểm tra, đối chiếu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm nảy sinh.