2. 3 Đánh giá thực trạng mở rộng cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân
2.3. 3 Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1 - Môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt
Thời gian qua do số lượng các ngân hàng được cấp phép hoạt động quá nhiều khiến cho tình hình cạnh tranh trên địa bàn Hà Nội ngày càng gay gắt. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều ngân hàng, từ ngân hàng liên doanh, NHTM cổ phần, NHTM Quốc doanh, ngân hàng nước ngoài, cùng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong những năm gần đây có rất nhiều các NHTM cổ phần được thành lập, đối tượng khách hàng mà họ hướng tới là các DNNVV. Chính vì vậy họ thiết kế những sản phẩm tín dụng phù hợp với các DNNVV, đáp ứng được nhu cầu khách hàng một cách nhanh nhất.
2.3.3.2 - Nguyên nhân xuất phát từ phía Chi nhánh
Trước hết, Chi nhánh chưa xây dựng được chiến lược cho vay DNNVV dẫn tới phương pháp thực hiện chưa được cụ thể hoá, công tác chỉ đạo điều hành còn chung chung, chủ yếu vẫn còn phổ biến dưới hình thức tuyên truyền, vận động. Mặt khác, Chi nhánh vẫn luôn chú trọng vào đối tượng cho vay là các khách hàng lớn vì hiện nay môi trường pháp lý và môi trường kinh tế còn có
nhiều chỗ chưa đồng bộ. Cho vay doanh nghiệp lớn thường có sự bảo lãnh của Nhà nước, có nền tảng tài chính vững vàng, có mạng lưới Chi nhánh rộng khắp. Thêm vào đó, với các doanh nghiệp lớn, Chi nhánh sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin về hoạt động của doanh nghiệp hơn, từ đó dễ dàng kiểm soát được quá trình sử dụng vốn. Các doanh nghiệp lớn thường vay vốn với số lượng lớn, như vậy sẽ làm dư nợ tăng nhanh, mang lại cho Chi nhánh nguồn lợi nhuận lớn. Thông thường khách hàng chỉ được nhận một khoản vay tối đa bằng 75% giá trị TSBĐ. Thêm vào đó, TSBĐ lại là một vấn đề khó khăn đối với nhiều DNNVV điều này gây trở ngại trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng.
Việc thực hiện quy trình cho vay và thẩm định dự án còn nhiều thiếu sót, chưa thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng để có kết quả đánh giá chính xác. Việc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay nhiều khi còn mang tính hình thức. Chi nhánh chưa được chủ động hoàn toàn trong việc tuyển chọn cán bộ dẫn tới nhiều bất cập trong bố trí công việc, có những vị trí công tác mà Chi nhánh cần bổ xung thì cán bộ mới tiếp nhận lại không được đào tạo đúng chuyên môn nên phải đào tạo lại, gây tốn kém và không hiệu quả. Việc xử lý nợ của Chi nhánh đã đạt được kết quả bước đầu trong công tác thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng xong vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả cao. Điều này là do các thành viên trong tổ đều là cán bộ kiêm nhiệm, vừa là cán bộ tín dụng thẩm định cho vay, vừa là thành viên trong tổ xử lý nợ xấu dẫn đến rất khó để thu hồi nợ xấu vì chính các món vay đó do thành viên trong tổ đã thẩm định cho vay. Chi nhánh không có một cơ chế cụ thể nào cho các thành viên trong tổ khi thu hồi được nợ xấu đã làm giảm hiệu quả thu hồi nợ.
Việc phân cấp quản lý theo hướng chuyên môn hoá cho vay theo ngành hoặc thành phần kinh tế ở Chi nhánh chưa được thực hiện. Chi nhánh còn áp dụng quá ít các hình thức cấp tín dụng cho các DNNVV, những hình thức cần thiết và phù hợp với các DNNVV như: thấu chi, cho vay trả góp... chưa được áp dụng.
Hoạt động marketing tại Chi nhánh còn hạn chế, nhiều khách hàng chưa nắm được các quy định về thủ tục, hồ sơ cần thiết khi đi vay vốn, nên thường mất thời gian, công sức đi lại nhiều lần, dẫn đến tâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng nên chưa thu hút được nhiều DNNVV thiết lập quan hệ tín dụng với Chi nhánh.
2.3.3.3 - Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng
Trước hết, xuất phát từ bản thân các DNNVV. Từ những đặc điểm về vốn, năng lực hoạt động, quy mô, ngành, nghề... mà tác động tới khả năng vay vốn. Với nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ, sự mất cân đối trong cơ cấu vốn cũng như năng lực tài chính hạn chế thì khó có cơ sở bảo đảm để vay được vốn của ngân hàng. Cơ chế hạch toán, kế toán, kiểm toán, lập báo cáo tài chính chưa đúng chuẩn mực, chế độ kế toán, còn thiếu minh bạch. Nhiều báo cáo tài chính được lập thiếu chính xác, thậm chí còn sai lệch, một số doanh nghiệp lập ra chỉ để nhằm mục đích lừa đảo, hoạt động phi pháp gây khó khăn cho Chi nhánh khi tiến hành thẩm định. Quá trình lập phương án vay vốn còn sơ sài, thiếu căn cứ, tính khả thi và hiệu quả thấp nên không thuyết phục được Chi nhánh cho vay vốn. Mặt khác, giá trị TSBĐ thấp, không chính chủ, tính thanh khoản không cao, không đảm bảo điều kiện pháp lý cùng với thủ tục cầm cố, thế chấp TSBĐ còn rườm rà cũng là trở ngại đối với nhiều doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ. Sự thiếu hợp tác với ngân hàng là rào cản cho việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp này.
Uy tín còn hạn chế, chưa có thương hiệu trên thương trường, kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, thiếu vốn, khó tiếp cận đất đai, công nghệ lạc hậu, đội ngũ quản lý thiếu năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm quản lý, không nhạy bén với thị trường, Chủ các DNNVV thường duy trì lối quản lý kinh tế kiểu gia đình, hạch toán kế toán đơn giản, chỉ quan tâm đến báo cáo thuế, hạch toán giá thành không triệt để nên dễ lãi giả lỗ thật. Công tác quản lý tài chính và điều hành hiện tại đang vượt quá năng lực của nhiều chủ doanh nghiệp. Trình độ nhân viên, tay nghề người lao động còn nhiều hạn chế, bất cập là những
nguyên nhân ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Ngoài ra hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện cũng là một trong những thách thức không nhỏ bởi nhiều quy định và điều luật vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên đôi khi còn bị chồng chéo, dẫn tới tính hiệu lực và minh bạch chưa cao khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều vướng mắc khi đi vay vốn.
2.3.3.4 - Các nguyên nhân khác
Chủ trương khuyến khích DNNVV phát triển là đúng đắn và hợp lý nhưng Nhà nước chưa có chính sách thực thi phù hợp, hiệu quả. Phát triển nhanh song phải bền vững, trình trạng các DNNVV phát triển tràn lan, số lượng đăng ký thành lập nhiều nhưng số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả còn thấp, sự giám sát, quản lý của các cơ quan chức năng chưa sâu sát. Từ đó dẫn đến tình trạng có một số DNNVV hoạt động phi pháp, lừa đảo, nạn hàng giả, hàng lậu, hàng nhái tác động không nhỏ tới doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và người tiêu dùng... đã tác động đến việc quay vòng vốn trả nợ ngân hàng. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV có chủ chương nhưng triển khai chậm đã hạn chế việc cho vay DNNVV.
Kết luận chương 2
Trong chương 2 luận văn đã nghiên cứu thực trạng cho vay DNNVV tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong cho vay DNNVV tại Chi nhánh; Đó là cơ sở thực tiễn để luân văn đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay DNNVV tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ