1 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu 0730 mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 97)

3. 1 Cho vayDoanh nghiệp nhỏ và vừa Xu hướng của các ngân hàng thương mại trong

3.2. 1 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội

Thành phố Hà Nội là thành phố có quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh lớn thứ hai cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố cũng chiếm tỷ trọng thứ hai trong cả nước về các chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp: 14,9% lao động, 19,7% vốn kinh doanh, 17.2% doanh thu, 9,8% lợi nhuận và 14,6% về nộp ngân sách Nhà nước.

Trong những năm qua, số lượng các DNNVV tại Hà Nội cũng tuân theo xu thế phát triển chung của cả nước, ngày càng phong phú, đa dạng. Các DNNVV trong địa bàn thành phố Hà Nội đã góp phần quan trọng trong việc tạo nhiều việc làm, tăng tính năng động và đa dạng của ngành kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ nhiều kênh khác nhau nhằm thúc đẩy tài chính, đồng thời còn sử dụng có hiệu quả các tiềm năng vốn có của thành phố. Các DNNVV trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu vốn rất lớn để duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các DNNVV trên địa bàn, hòa mình với định hướng phát triển chung của các DNNVV trên toàn quốc, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp trợ giúp đồng bộ

đối với DNNVV như: thực hiện cải cách hành chính, khuyến khích đầu tư sản xuất, xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, phát triển đa dạng phong phú các loại hình, miễn giảm thuế. Chính sách trợ giúp DNNVV nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nhanh số lượng DNNVV, đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhóm này, đảm bảo hội nhập quốc tế, tạo việc làm, phát huy mọi nguồn lực đầu tư phát triển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội và các Sở, Ngành thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ doanh nghiệp để tìm hiểu những khó khăn vướng mắc và tìm biện pháp tháo gỡ kịp thời, đầu tư các cụm công nghiệp và làng nghề, trợ giúp công tác di dời và phát triển công nghiệp phụ trợ, phát huy vai trò của Hiệp hội DNNVV thành phố trong việc hỗ trợ các DNNVV thủ đô phát triển bền vững, tạo môi trường về pháp lý và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh... Thời gian tới, thành phố phấn đấu mỗi năm sẽ tăng thêm 15% doanh nghiệp mới, khoảng 20 nghìn lao động được hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật, kỹ năng quản lý tại DNNVV, đáp ứng cơ bản mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Thành phố sẽ trợ giúp về tài chính, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, phát triển nhân lực, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, Ban, Nghành, Quận, Huyện trong việc trợ giúp DNNVV trong việc tiếp cận vốn, huy động các nguồn lực tài chính cho DNNVV, tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, thực hiện cải cách hành chính, nhất là thủ tục thuế, hải quan và đăng ký thành lập.

Một phần của tài liệu 0730 mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn láng hạ luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 97)