3. 3 Các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa
3.3.4 Cho vay vốn lưu động kết hợp cho vay vốn trung dài hạn
Các DNNVV vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu là vay vốn ngắn hạn. Nguồn vốn vay này chỉ có thể đáp ứng cho các nhu cầu về vốn lưu động như: mua nguyên vật liệu, thanh toán công nợ ngắn hạn...; Ưu điểm của cho vay vốn
lưu động là Chi nhánh có thể thuận lợi hơn trong kiểm soát khoản vay cũng như dự đoán và nắm bắt được khá chính xác, kịp thời các thông tin và diễn biến bất lợi của thị trường liên quan đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng để có thể chủ động đưa ra ra những giải pháp ứng phó kịp thời, hạn chế được rủi ro. Mặt khác, cho vay vốn lưu động giúp Chi nhánh quay vòng vốn nhanh để phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nhất là trong các giai đoạn diễn biến thị trường tiền tệ không ổn định. Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh lý giải tại sao dư nợ cho vay ngắn hạn thường bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ cho vay trung, dài hạn. Vì vậy, để tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV và mang lại hiệu quả trong việc sử dụng vốn, Chi nhánh cần coi trọng cho vay vốn lưu động để các DNNVV được tiếp cận với vốn vay kịp thời và chủ động, nắm bắt nhanh các cơ hội để phát huy được hiệu quả cao trong kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh đó Chi nhánh cũng phải chú trọng kết hợp cho vay vốn trung, dài hạn để đảm bảo cơ cấu dư nợ hợp lý, dư nợ ổn định vì cho vay trung, dài hạn giúp cho các DNNVV có vốn để đầu tư chiều sâu, đầu tư công nghệ, trang thiết bị máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.