Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt

Một phần của tài liệu 0796 nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại NHTM CP ngoại thương chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 102)

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIETCOMBANK HÀNỘI

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Ngoại ThươngViệt Nam - Chi nhánh Hà Nội Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

Giai đoạn 2015 - 2020, Kinh tế thành phố Hà Nội đã vượt qua thời kỳ suy giảm, có thể đạt mức tăng trưởng tốt (ước tính giai đoạn 2015 - 2020 tăng trưởng bình quân 9,25%); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; xây dựng và quản lý đô thị có nhiều chuyển biến, nhiều dự án, công trình trọng điểm được ưu tiên đầu tư, hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển, giải quyết nhu cầu dân sinh.

Với tình hình đó và trên cơ sở kết quả kinh doanh đã đạt được, Vietcombank Hà Nội quyết tâm tập trung mọi nguồn lực, phát huy lợi thế để hoàn thành các mục tiêu. Phương châm đặt ra trong giai đoạn này là “Tăng tốc - Hiệu quả - Bền vững”, quan điểm chỉ đạo điều hành là “Quyết liệt - Kết nối - Trách nhiệm”. Theo đó, định hướng chủ đạo là tiếp tục bám sát Chiến lược 2011 - 2020 nhằm đưa Vietcombank HN phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng và hiệu quả làm trọng tâm, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị.

Kể từ sau thời điểm VCB thay đổi bộ nhận diện thương hiệu mới(01/04/2013) , toàn thể CBCNV VCB đã quyết tâm phấn đấu thực hiện lộ trình đưa Vietcombank trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam có sức ảnh hưởng khu vực, có vị trí thứ 400 trong top 1000 tập đoàn tài chính NH lớn nhất thế giới, mang lại cho KH những dịch vụ tốt nhất,hài hòa lợi ích giữa KH,cổ đông và người lao động, tiếp tục triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế theo Basel II về quản trị rủi ro năm 2015. Đẩy mạnh phát triên các DVNH bán lẻ và thẻ, thực hiện mục tiêu chiến lược đến 2018 dẫn đầu thị

trường về bán lẻ.

Định hướng được xác định là:

(i) Ngân hàng đạt Top 1 Bán lẻ và Top 2 Bán buôn : Tiếp tục củng cố phát triển bán buôn, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ làm cơ sở nền tảng phát triển bền vững.Duy trì và mở rộng hơn nữa thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường nước ngoài.

(ii) Ngân hàng đạt hiệu suất sinh lời cao nhất : đạt ROE tối thiểu 15%, nỗ lực tối ưu hóa tỷ lệ chi phí hoạt động /thu nhập bán hàng, nâng cao hiệu quả quản lý chi phí hoạt động của các khối : Cơ cấu lại nguồn vốn hiệu quả thông qua phân bổ hợp lý nguồn vốn VNĐ/ngoại tệ ,tăng trưởng và cân bằng tín dụng,nguồn vốn hợp lý theo kì hạn để giảm thiểu rủi ro lãi suất.Đảm bảo các chỉ số an toàn theo quy định của NHNN và mục tiêu Vietcombank. Nâng cao chất lượng công tác lập và giám sát kế hoạch ngân sách theo thông lệ tiên tiến....

(iii) Ngân hàng đứng đầu mức độ hài lòng của khách hàng : Với mục tiêu tăng dần số lượng và doanh số từ khách hàng, chú trọng vào KH mục tiêu,Vietcombank tiếp tục đẩy mạnh việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các DVNH tiên tiến dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để thỏa mãn tối đa nhu cầu của KH.

(iv) Ngân hàng đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực : Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực thông qua đổi mới công tác tuyển dụng, duy trì , đào tạo và luân chuyển cán bộ, tăng cường văn hóa hợp tác trong NH, tăng cường sự gắn bó và hiệu quả của cán bộ.

(v) Ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất : Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là hoạt động NHTM dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và quản trị theo chuẩn mực quốc tế ( triển khai quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, nâng cao văn hóa quản trị rủi ro).

Cùng chung định hướng và mục tiêu hoạt động của Vietcombank, và dựa trên kế hoạch kinh doanh được giao, VCB Hà Nội đưa ra định hướng kinh doanh giai đoạn 2017-2020 là:

Dịch vụ huy động vốn:

Duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn ổn định và bền vững. Huy động từ nền kinh tế, kế hoạch tăng bình quân năm là 16,6%.

Thực hiện đồng bộ hóa các giải pháp huy động vốn theo diễn biến thị trường và nhu cầu vốn của Chi nhánh, đảm bảo ổn định thanh khoản và tối đa hóa hiệu quả sử dụng, tăng tỷ trọng nguồn vốn giá thấp. Điều chỉnh linh hoạt lãi suất mua vốn và các chính sách marketing phù hợp đối với những nguồn tiền gửi không kỳ hạn ổn định.

Dịch vụ cho vay:

- Dư nợ cho vay khách hàng, kế hoạch tăng bình quân năm là 36,5%. - Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tín dụng khối bán lẻ, bằng dịch vụ chăm sóc khách hàng và bằng sản phẩm. Kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới trên nguyên tắc không hạ chuẩn cho vay, tập trung cho vay khách hàng tốt, có tiềm năng phát triển.

- Chú trọng đến chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu đi đôi với xử lý dứt điểm các khoản nợ còn tồn đọng; Rà soát và có biện pháp kịp thời với các khoản cho vay trong lĩnh vực có độ rủi ro cao.

Các dịch vụ khác:

- Số lượng thẻ phát hành tăng 34,4%; Đơn vị chấp nhận thẻ tăng bình quân 40,8%; Phát triển khách hàng ngân hàng điện tử tăng bình quân 51,2%; Dịch vụ kiều hối tăng bình quân 10,5%.

- Tiến hành cung cấp các sản phẩm trọn gói và bán chéo trong cung cấp các sản phẩm tới khách hàng, sản phẩm tín dụng gắn với bảo hiểm và các dịch vụ khác... nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.

Một phần của tài liệu 0796 nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại NHTM CP ngoại thương chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 102)