Phân loại các loại tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu 0752 mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP hàng hải việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 32)

1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.2.3. Phân loại các loại tín dụng chứng từ

Phân theo loại hình, L/C được chia thành hai loại là L/C không hủy ngang và L/C có thể hủy ngang.

1.2.3.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)

Thu tín dụng có thể hủy ngang là thu tín dụng mà nguời nhập khẩu (nguời yêu cầu) có quyền tự ý để nghị sửa đổi hay hủy bỏ L/C mà không có sự thỏa thuận nào với nguời xuất khẩu (nguời thụ huởng). Nhà nhập khẩu hay ngân hàng phát hành có thể đơn phuơng hủy L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C mà nhà XK, NHTB hay ngân hàng xác nhận không đuợc biết truớc và cũng không có quyền chấp nhận hay không. Tuy nhiên với truờng hợp hàng hóa đã đuợc giao mà ngân hàng mới thực hiện thông báo sửa đổi hoặc hủy bỏ L/C thì những thông báo này không có giá trị, NHPH vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nhu đã cam kết. Thu tín dụng loại này rất bất lợi cho nguời xuất khẩu nên trong thực tế ít có truờng hợp nào sử dụng loại L/C này.

1.2.3.2. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)

Nguợc lại với thu tín dụng có thể hủy quyền, L/C loại này là L/C mà NHPH chỉ có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trên cơ sở có sự thoả thuận của nguời nhập khẩu (nguời yêu cầu) và nguời xuất khẩu (nguời thụ huởng). Do đó quyền lợi của nguời thụ huởng sẽ đuợc đảm bảo, loại L/C này hiện này đuợc sử dụng chủ yếu trong các giao dịch thanh toán bằng L/C. Một L/C nếu không ghi Irrevocable và không có quy định có thể hủy ngang thì sẽ đuợc coi là L/C không hủy ngang.

Tuy nhiên, L/C không huỷ ngang không có nghĩa là không thể huỷ bỏ. Nếu có sự đồng thuận của nguời thụ huởng, ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) thì L/C có thể đuợc hủy bỏ. Sau khi thỏa thuận với nguời thụ huởng về việc hủy bỏ L/C, nguời yêu cầu phải gửi yêu cầu hủy L/C cho NHPH. Nếu đồng ý, NHPH sẽ

liên hệ với người thụ hưởng thông qua NHTB để họ xác nhận chấp nhận hủy bỏ L/C. Đồng thời NHPH phải liên hệ với NH xác nhận (nếu có) để có được xác nhận đồng ý của NH xác nhận.

Người thụ hưởng cũng có thể đơn phương hủy L/C bằng cách không thực hiện giao hàng, nhưng hành động đó sẽ là vi phạm hợp đồng ngoại và gây thiệt hại cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu có thể phòng tránh rủi ro bằng cách yêu cầu người xuất khẩu phát hành Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Phân theo phương thức sử dụng có nhiều loại L/C khác nhau, trong đó có vài loại L/C đặc biệt sau:

1.2.3.3. L/C không huỷ ngang và có xác nhận (irrevocable Confirmied L/C)

Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang, được một ngân hàng khác cùng cam kết thực hiện trả tiền cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH hoặc theo yêu cầu của người thụ hưởng. Bằng việc xác nhận L/C, ngân hàng xác nhận tạo ra thêm một sự cam kết thanh toán cho L/C đó và cam kết này độc lập đối với cam kết của NHPH. NH xác nhận đảm bảo thực hiện cam kết đó bất kể NHPH có thanh toán hay không.

Do có hai ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nên loại thư tín dụng này là đảm bảo nhất quyền lợi cho bên xuất khẩu. Trách nhiệm trả tiền của ngân hàng xác nhận cũng giống như NHPH và vì thế ngân hàng xác nhận sẽ thu một khoản phí nhất định từ NHPH, ngoài ra còn có trường hợp ngân hàng phát hành ký quĩ một khoản tại NH xác nhận (tỷ lệ ký quĩ có thể lên tới 100% giá trị của L/C).

Nhu cầu xác nhận L/C xuất phát từ sự không tin tưởng người hưởng lợi vào khả năng tài chính, uy tín của NH mở L/C hoặc những rủi ro chính trị tồn tại hay tiềm ẩn ở quốc gia của NHPH.

1.2.3.4. L/C tuần hoàn (revolving L/C)

“L/C tuần hoàn là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc khi đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn sử dụng sau một thời hạn nhất định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng được thực hiện.” (Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Hồng Hải, 2013, tr.424)

Thường có 3 cách tuần hoàn:

- Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị như cũ không cần có thông báo của NHPH cho người thụ hưởng.

- Tuần hoàn bán tự động: Sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C hết hạn hoặc đã sử dụng hết giá trị mà NHPH không có ý kiến gì thì L/C sẽ tự động tuần hoàn như cũ.

- Tuần hoàn hạn chế: chỉ khi nào NHPH thông báo cho người thụ hưởng thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực.

Thư tín dụng tuần hoàn cần được chỉ rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và giá trị mỗi lần đó. Đồng thời, cũng phải quy định là L/C tuần hoàn tích lũy: cho phép cộng dồn số dư L/C trước vào các L/C kế tiếp hay là L/C tuần hoàn không tích lũy: không được cộng dồn số dư còn lại của L/C lần trước vào những L/C sau.

L/C tuần hoàn thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán hàng hóa thường xuyên với số lượng lớn, được giao nhiều lần trong một thời gian nhất định. L/C này cũng được sử dụng khi người mua và người bán có mối quan hệ lâu dài, tin tưởng lẫn nhau. Việc sử dụng L/C tuần hoàn sẽ giúp nhà nhập khẩu có thể mua hàng hóa trong một thời gian dài, đồng thời tiết kiệm được thời gian và phí phát hành thêm các L/C khác, tránh bị ứ đọng vốn. Nhà xuất khẩu cũng sẽ chủ động về đầu ra hàng hóa, không cần phải chờ đợi L/C mới phát hành.

1.2.3.5. L/C chuyển nhượng (irrevocable transferable L/C)

L/C chuyển nhượng là L/C không huỷ ngang mà người thụ hưởng thứ nhất có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực hiện thư tín dụng và quyền đòi tiền theo L/C đó cho một người hay nhiều người thụ hưởng khác. Sự chuyển nhượng ở đây bao gồm chuyển nhượng quyền thực hiện L/C và quyền được đòi tiền từ ngân hàng trả tiền. Người thụ hưởng thứ hai sẽ có quyền ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C.

Một thư tín dụng muốn chuyển nhượng được phải có nội dung có thể chuyển nhượng được quy định trên L/C. Việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện một lần và phải thực hiện theo L/C gốc và chi phí chuyển nhượng thường do người thụ hưởng

thứ nhất chịu.

Việc chuyển nhượng L/C thường được sử dụng khi người thụ hưởng ban đầu là một người trung gian, họ mua hàng hóa từ đối tác khác rồi bán lại cho người nhập khẩu. Người thụ hưởng ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính đối với nhà nhập khẩu về hàng hóa vì hợp đồng mua bán không được chuyển nhượng. Neu người thụ hưởng thứ hai không giao hàng đúng như L/C quy định hay không có bộ chứng từ hoàn hảo, thì người thụ hưởng thứ nhất phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng đã ký. .

1.2.3.6. L/C giáp lưng (back to back L/C)

L/C giáp lưng là L/C được phát hành trên cơ sở thế chấp một thư tín dụng khác đã được mở trước đó với nội dung gần giống như LC ban đầu. L/C đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc (Master L/C), còn L/C sau gọi là L/C giáp lưng hay L/C phụ hay L/C đối, tuy nhiên cả hai L/C này đều không ghi tiêu đề như vậy. Người xin mở L/C giáp lưng tức người thụ hưởng của L/C gốc được gọi là nhà trung gian. Giữa L/C gốc và L/C giáp lưng không có mối quan hệ pháp lý và người mở L/C chủ không liên quan đến L/C phụ, còn người thụ hưởng L/C đối không liên quan đến L/C chủ.

L/C gốc và L/C phụ giống nhau cơ bản về nội dung nhưng có vài điểm khác nhau về số tiền: L/C phụ có số tiền nhỏ hơn L/C gốc do phải khấu trừ phần chi phí và lợi nhuận cho người trung gian; tương tự đơn giá của L/C phụ sẽ thấp hơn của L/C gốc. Số loại chứng từ yêu cầu trong L/C phụ thường nhiều hơn so với LC gốc. Thời hạn giao hàng và thời hạn hiệu lực của L/C phụ phải ngắn hơn LC gốc để người trung gian có thời gian chuẩn bị bộ chứng từ xuất trình cho L/C gốc.

Loại thư tín dụng này thông thường được sử dụng trong phương thức giao dịch mua bán qua trung gian, chiết khấu. Khi L/C gốc không thể chuyển nhượng do người nhập khẩu không đồng ý, trong khi nhà trung gian lại không tự cung cấp hàng hóa, do đó người trung gian sẽ đem L/C này thế chấp để phát hành L/C đối cho người cung cấp hàng hóa. Hoặc là khi người trung gian không muốn người mua và người cung cấp hàng biết đến nhau để giấu thông tin về điều kiện giao hàng và

thông tin về giá cả.

Cả L/C chuyển nhượng và giáp lưng đều được sử dụng trong giao dịch mua bán trung gian nhưng người trung gian sẽ dùng L/C chuyển nhượng nếu không cần che giấu tên của người cung cấp hàng hóa, và sẽ dùng L/C giáp lưng khi họ muốn giấu tên của người cung cấp đi. Và ngân hàng phát hành L/C phụ phải chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ theo L/C phụ mà không ràng buộc pháp lý với L/C gốc.

Quy trình vận hành L/C giáp lưng khác phức tạp nên người trung gian cần phải có chuyên môn và kỹ năng cao trong việc phát hành L/C và đặc biệt là chuẩn bị chứng từ để che giấu thông tin người cung cấp.

1.2.3.7. L/C đối ứng (reciprocal L/C)

Đây là loại L/C không huỷ ngang có giá trị hiệu lực chỉ khi nào L/C đối ứng của nó đã được phát hành. Trong nội dung L/C sẽ ghi “L/C này chỉ có hiệu lực khi người thụ hưởng đã mở lại một L/C đối ứng cho người yêu cầu của L/C này hưởng” còn L/C còn lại phải ghi “L/C này đối ứng với L/C số ... mở ngày ... tại ngân hàng...”, “the acceptance and or payment under this L/C is valid only after our receipt of full proceeds under L/C No...dated issued by...”. Hoặc có thể cả hai L/C này đều ghi chỉ được thanh toán khi một L/C khác đối ứng với nó được mở ra.

Khác với những L/C thông thường, người thụ hưởng sẽ được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán khi xuất trình được chứng từ phù hợp, L/C đối ứng là L/C thanh toán có điều kiện, theo đó NHPH L/C đối ứng cam kết thanh toán chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền thanh toán theo L/C khác đối ứng với L/C do NHPH đó phát hành. Xét về bản chất L/C đối ứng chỉ là một nửa L/C do sự cam kết có điều kiện của ngân hàng.

L/C đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua hàng đổi hàng, ngoài ra cũng được dùng trong phương thức gia công khi nhà cung cấp nguyên liệu và nhà gia côngở hai quốc gia khác nhau. Việc sử dụng L/C đối ứng giúp đảm bảo quyền lợi cho người gia công vì sản phẩm làm ra có những đặc điểm riêng do người đặt hàng quy định nên chỉ có người đặt hàng tiêu thụ. Trong giao dịch L/C này người bán đồng

thời là người mua và ngược lại. Người yêu cầu mở L/C này là lại người thụ hưởng của L/C kia và ngược lại. Tuy nhiên việc sử dụng L/C đối ứng trong phương thức gia công tương đối phức tạp, thủ tục rườm rà và phí ngân hàng cao.

L/C đối ứng phổ biến chủ yếu ở các quốc gia Châu Á đặc biệt đối với các công ty dệt may gia công hàng may mặc cho các công ty thương mại thời trang ở nước khác. Hiện nay loại L/C này hầu như không còn được sử dụng rộng rãi.

1.2.3.8. Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)

Trong quan hệ ngoại thương, người nhập khẩu sẽ gặp rủi ro nếu đã phát hành L/C hay chuyển tiền cọc, tiền ứng trước cho người xuất khẩu nhưng người nhập khẩu lại không có khả năng giao hàng hoặc thực hiện giao hàng không như quy định theo L/C. L/C dự phòng là L/C mà bên xuất khẩu yêu cầu ngân hàng của mình phát hành với cam kết sẽ hoàn lại số tiền mà người nhập khẩu đã đặt cọc hoặc chi phí mở L/C hoặc những thiệt hại mà người nhập khẩu phải chịu do người xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ của mình. L/C này được mở ra với mục đích đảm bảo quyền lợi cho người nhập khẩu.

Trong khi L/C thương mại hoạt động trên cơ sở thực hiện hợp đồng của người bán còn L/C dự phòng đảm bảo cho người mua trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện. L/C dự phòng chỉ có giá trị thực hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ của người mở L/C, còn nếu không có sự vi phạm ấy, L/C dự phòng sẽ không được thực hiện. Vì thế L/C dự phòng được xem như phương tiện thanh toán thứ yếu.

1.2.3.9. Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C)

Loại thư tín dụng này là thư tín dụng mà NHPH cho phép NHTB ứng trước một khoản tiền cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở. Tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người yêu cầu mà không phải là tiền của NHTB hay NHPH. Ngân hàng thông báo chỉ thực hiện theo điều khoản L/C mà không có bất kỳ cam kết hoặc chịu trách nhiệm nào về số tiền đó. NHPH sẽ trích tiền từ tài khoản của người yêu cầu để chuyển cho NHTB. Người ta gọi là L/C điều khoản đỏ vì trước đây họ sử dụng mực đỏ để tăng sự chú ý.

nông, lâm, thổ sản có thời vụ như cà phê, lúa, gạo, ngô: và một số mặt hàng khác. L/C này có ưu điểm lớn đối với bên bán là bên bán sẽ nhận được một số tiền trước khi giao hàng để sử dụng vào việc chuẩn bị nguyên liệu đầu vào hay các chi phí khác để chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, giảm được khó khăn về tài chính và có thị trường xuất khẩu ổn định. Còn đối với bên mua, họ phải mở L/C tương đối sớm trước khi giao hàng, chi phí và rủi ro cho việc ứng trước tiền cũng khác cao nhưng họ có thể mua được hàng hóa giá thấp hơn và ổn định được nguồn hàng ngay khi giá cả có biến động. Ngân hàng mở L/C điều khoản đỏ thường tự mình cấp tiền ứng trước khi nhận được lệnh đòi tiền ứng trước từ người thụ hưởng nếu người thụ hưởng đáp ứng được đủ các điều kiện của L/C quy định. Ngoài ra NHPH cũng có thể ủy quyền ngân hàng bên bán cấp tiền ứng trước theo điều khoản đỏ đã định, sau đó NHPH sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cộng thêm lãi suất hoặc chiết khấu số tiền đó vào hóa đơn tiền hàng của bên bán.

Một phần của tài liệu 0752 mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP hàng hải việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w