Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu 0752 mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP hàng hải việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 101)

3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG

3.2.7. Các giải pháp khác

3.2.7.1. Gia tăng nguồn vốn ngoại tệ

Ngoại tệ là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động TTQT nói chung và TTTDCT nói riêng, vì ngân hàng phải có một luợng ngoại tệ lớn để đáp ứng nhu cầu thanh toán của đối tác. Ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán quốc tế và cũng giúp ngân hàng thu đuợc lợi nhuận. Khi hoạt động TTQT phát triển thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng đuợc đẩy mạnh. Hai hoạt động này có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

Để đẩy mạnh hoạt động này, MSB cần có những chính sách ngoại tệ linh hoạt về hình thức và tỷ giá, có thể kết hợp nhiều loại hình giao dịch nhu giao dịch kỳ hạn, giao dịch hợp đồng tuơng lai, giao dịch quyền chọn... để tạo điều kiện cho nguồn ngoại tệ luân chuyển, tránh những biến động trong tỷ giá, rủi ro về dòng tiền, luôn có nguồn ngoại tệ ổn định. Các cán bộ kinh doanh ngoại tệ đòi hỏi phải có kinh nghiệm, tu duy nhạy bén, phân tích đánh giá đuợc thị truờng ngoại tệ đầy biến động.

Các sản phẩm ngoại tệ phái sinh là những sản phẩm còn mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam nên các nhân viên ngân hàng cần phải chú trọng việc tu vấn, cung cấp thông tin về sản phẩm và những dự báo về biến động của thị truờng cho khách hàng để họ có tâm lý an tâm và thói quen thực hiện những giao dịch phái sinh. Trong thời gian đầu ngân hàng có thể có những chính sách hỗ trợ, uu đãi để khuyến khích, thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm này.

Để thu hút thêm nguồn ngoại tệ, ngân hàng cũng cần tích cực khai thác vốn tài trợ của các tổ chức tài chính và ngân hàng nuớc ngoài. Nguồn vốn này không những cung cấp đuợc khối luợng ngoại tệ lớn với chi phí huy động uu đãi, kỳ hạn lớn nên ngân hàng sẽ có những kế hoạch trả nợ chính xác.

3.2.7.2. Tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro

Hoạt động TTTDCT là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro có thể về phía Ngân hàng hoặc khách hàng. Để phòng chống các yếu tố rủi ro nhằm củng cố và tăng

cường uy tín, tránh tổn thất cho ngân hàng và khách hàng, MSB cần thực hiện các biện pháp:

- Xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy chế, quy trình TTDTCT để phát hiện ra các sai sót trong quá trình xử lý quy tình nghiệp vụ để có biện pháp khắc phục hợp lý. Việc kiểm tra có thể tổ chức định kỳ từng tháng, từng quý để có thể rà soát được toàn diện các giao dịch và phát hiện sai sót kịp thời.

- Chú trọng công tác thẩm định khách hàng từ khâu cấp tín dụng đến khâu các khâu phát hành và thanh toán L/C. Hạn chế trường hợp không đủ khả năng tài chính khi đến hạn thanh toán L/C dẫn đến việc thanh toán L/C quá hạn. Ngân hàng cũng phải kiểm soát năng lực pháp lý của khách hàng để tránh việc họ lợi dụng giao dịch TTTDCT của ngân hàng để thực hiện các hoạt động lừa đảo.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các nhân viên khi thực hiện quy trình. Các bộ phận đều phải vô cùng cẩn trọng trong việc thực hiện quy trình. Những lỗi đánh máy hay hạch toán nhầm trong quá trình tác nghiệp là khó tránh khỏi đặc biệt trong trường hợp số lượng giao dịch bị quá tải. Vì thế các chuyên viên và kiểm soát TTTM phải cẩn thận trong từng giao dịch của mình, giảm thiểu tối đa những sai sót không đáng có. Với các cán bộ tại Đơn vị kinh doanh trực tiếp xử lý bộ chứng từ bản gốc của khách hàng cũng phải cẩn trọng tránh việc thất lạc hay gửi nhầm địa chỉ. Cần thiết phải có ít nhất hai người cùng kiểm tra số lượng và hiện trạng bộ chứng từ gốc khi MSB nhận được với hàng nhập và khi gửi đi đối với hàng xuất và khi bàn giao cho khách hàng.

- Tuân thủ các chính sách cấm vận, phòng chống rửa tiền trong giao dịch TTTDCT của các tổ chức quốc tế như OFAC- Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài của Bộ tài chính Hoa kỳ, UN- Liên hợp quốc, EU- Liên minh Châu Âu. Chỉ cần các giao dịch thanh toán của MSB có những yến tố bị vi phạm chính sách cả các tổ chức này, sự trừng phạt đối với MSB sẽ rất nghiêm trọng và thiệt hại nặng nề. Với mỗi giao dịch phát hành L/C nhập khẩu hoặc thông báo L/C xuất khẩu, chuyên viên TTTM đều phải kiểm tra nội dung về các bên tham gia, hàng hóa giao dịch, địa chỉ giao nhận hàng có thuộc danh sách vi phạm của các tổ chức trên hay

không. Danh sách vi phạm này cũng cần được cập nhật thường xuyên để tránh những tổn thất không đáng có.

Một phần của tài liệu 0752 mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP hàng hải việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w