3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG
3.2.5. Xây dựng quy định, quy trình phù hợp
Quy trình và các quy định của TTTDCT tại MSB cần phải đáp ứng việc tuân theo các quy định chuẩn hóa quốc tế, quy định pháp luật Việt Nam, giảm thiểu phiền hà và thủ tục cho khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Nhờ đó, giao dịch sẽ được xử lý trơn tru, rút ngắn thời gian cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Các quy trình, quy định sẽ phải được thay đổi cập nhật phù hợp với những thay đổi của quy định quốc tế hay quy định của ngân hàng nhà nước hoặc Chính phủ. Ngân hàng cũng cần tổ chức thu thập ý kiến, vướng mắc trong việc thực hiện quy định, quy trình của các bộ phận, phòng ban định kỳ để giải đáp thắc mắc, đưa ra các giải pháp khắc phục hay ban hành quy chế mới phù hợp. Với những khách hàng đặc thù, có thể cân nhắc áp dụng quy trình đặc thù riêng để xử lý nhanh giao dịch cho khách. Đặc biệt những trường hợp mới phát sinh trong thực tế với tần
suất cao mà chưa được quy định cũng cần phải được chuẩn hóa trong quy định để các bộ phận dễ dàng tham chiếu. Thời gian gần đây, L/C nội địa là L/C dùng để thanh toán cho giao dịch mua bán hàng hóa mà việc giao nhận hàng hàng hóa thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam và đồng tiền thanh toán thường là VND đang được phát sinh với tần suất khá lớn. Nội dung L/C nội địa và các chứng từ xuất trình theo L/C sẽ có những đặc thù khác biệt so với L/C thông thường. Vì thế ngân hàng cần xây dựng những quy định riêng cho những trường hợp đặc biệt, thường xuyên xảy ra trong việc thực tế. Việc ban hành các quy trình, quy trình mới cần tham khảo ý kiến của các phòng ban tham giao thực hiện quy trình để có những đóng góp toàn diện, đảm bảo quyền lợi của khách hàng, các bộ phận và cả ngân hàng.