Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu 0752 mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP hàng hải việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 40)

1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN

1.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

■ Chỉ tiêu doanh số và dư nợ L/C

Du nợ L/C nhập khẩu hoặc xuất khẩu tăng giảm qua các năm tùy thuộc vào doanh số phát hành L/C (đối với L/C nhập khẩu) hoặc doanh số thông báo L/C (L/C xuất khẩu) và doanh số thanh toán L/C nhập khẩu hoặc xuất khẩu của các năm đó. Để đánh giá mức độ tăng truởng hoạt động TTTDCT ta cần phải đánh giá ba chỉ tiêu:

Doanh số phát hành/thông báo L/C là tổng giá trị của các L/C đã đuợc phát hành (với L/C nhập khẩu) hoặc các L/C đã thông báo qua ngân hàng (với L/C xuất khẩu) trong một thời kỳ nhất định.

Doanh số thanh toán bộ chứng từ: chỉ tiêu này thể hiện giá trị những bộ chứng từ đòi tiền đã đuợc NHPH/ngân hàng hoàn trả/ngân hàng xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Đối với L/C nhập khẩu, đây là tổng số tiền ngân hàng thanh toán cho các bộ chứng từ nhập khẩu đòi tiền mình, đối với L/C xuất khẩu thì là số tiền thanh toán của các bộ chứng từ ngân hàng đã gửi đến đòi tiền NHPH.

Dư nợ L/C nhập khẩu/xuất khẩu: là tổng số tiền mà NH cam kết thanh toán cho nguời thụ huởng tại một thời điểm nhất định.

Dư nợ L/C cuối kỳ = Dư nợ L/C đầu kỳ + Phát sinh tăng — Phát sinh giảm

Phát sinh tăng là những giao dịch phát hành/thông báo L/C mới hoặc sửa đổi/ thông báo sửa đổi tăng giá trị L/C, phát sinh giảm là giao dịch thanh toán L/C hoặc đóng L/C không đuợc thực hiện.

Từ những số liệu tuyệt đối, ta xem xét tốc độ tăng truởng của các chỉ tiêu trên qua các năm:

, , , , X Doanh số nấm Sau-Doanh số nấm trước

Tốc độ tăng trưởng doanh so =---7---7———-—■---x 100%

Doanh SO nám trước

m^ -t^ j , , . , Dư nợ nấm sau-Dư nợ nấm trước -,™n/

Tốc độ tăng trưởng dư nợ L/C =---ɪ—7---w ,---x 100%

Dư nợ nấm trước

Doanh số phát hành/thông báo L/C tăng mạnh cho thấy quy mô hoạt động TTTDCT ngày càng mở rộng, đáp ứng đuợc ngày cảng nhiều nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, doanh số phát hành L/C hay thông báo L/C tăng thì thu nhập từ phí

của hoạt động TTTDCT cũng tăng cao và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động này so với các hoạt động khác trong ngân hàng cũng tăng lên, nhờ đó đóng góp không nhỏ cho ngân hàng. Tuy nhiên nếu tốc độ tăng trưởng doanh số quá cao thì cũng tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động TTTDCT của ngân hàng nếu không kiểm soát tốt hoạt động này.

Dư nợ L/C tăng chứng tỏ tình hình hoạt động của NHTM ngày càng phát triển, thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Ngược lại, dư nợ L/C giảm cho thấy NHTM chưa thực sự phát huy hết tiềm năng phát triển của mình trong việc khai thác thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm, làm giảm lợi nhuận của NHTM.

Doanh thu từ hoạt động TTTDCT

Doanh thu của hoạt động TTTDCT là nguồn thu nhập thu được từ phí. Khi sử dụng các sản phẩm TTTDCT, khách hàng sẽ phải trả phí cho ngân hàng. Mức phí thu được cần phải đảm bảo bù đắp các chi phí bỏ ra của ngân hàng có tính đến rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu và phải đảm bảo khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Các loại phí của các sản phẩm TTTDCT bao gồm:

- Đối với L/C nhập khẩu: Phí phát hành thư tín dụng, phí sửa đổi thư tín dụng, phí hủy thư tín dụng, chấp nhận hối phiếu trả chậm, thanh toán bộ chứng từ, phí phát hành bảo lãnh nhận hàng/ủy quyền nhận hàng, sửa đổi bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn, xử lý bộ chứng từ...

- Đối với L/C xuất khẩu: Phí thông báo thư tín dụng, thông báo sửa đổi, phí thông báo L/C đến Ngân hàng thông báo thứ hai, xác nhận L/C của ngân hàng đại lý phát hành, xác nhận sửa đổi, phí chuyển nhượng L/C, phí sửa đổi bộ chứng từ, thông báo hủy L/C xuất khẩu, phí kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu cho khách hàng, phí thanh toán bộ chứng từ, phí tra soát bộ chứng từ.

Phí thu từ hoạt động TTTDCT đóng góp một khoản thu nhập ròng khá cao cho ngân hàng vì chi phí thực tế của một hợp đồng này là không nhiều. Muốn tăng thu nhập từ TTTDCT thì cần thu hút được những khách hàng có giao dịch giá trị lớn và an toàn. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng hoạt động của TTTDCT. Thu nhập từ TTTDCT cao và tăng trưởng đều đặn qua các năm thể hiện

khả năng sinh lời của hoạt động TTTDCT và chất lượng sản phẩm đang ngày càng được nâng cao. Ta có công thức tốc độ tăng trưởng của doanh thu qua các năm:

. , , ., Doanhthunam sau-Doanhthunam trước

Toc độ tăng trưởng doanh thu=---÷—Z—:---x 100%

Doanh thu nằm trước

Để đánh giá toàn diện, ta cần xem xét cả chỉ tiêu này cả số liệu tuyệt đối và số liệu tương đối so với thu nhập từ các hoạt động khác của ngân hàng:

Tỷ trọng TNtừ TTTDCTso với TNtừ TTQT= τ^↑nh^τγj^τx 100%

j ∙ ð Thu nhập từ TTQT

Tỷ trọng thu nhập từ TTTDCT so với tổng TN= τh u n

hp tdcτ x 100%

Doanh số thanh toán L/C trả chậm quá hạn

L/C trả chậm quá hạn là những L/C mà ngân hàng đã thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng nhưng khách hàng chưa thanh toán cho ngân hàng theo đúng cam kết giữa ngân hàng và khách hàng khi phát hành L/C, do khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong thời hạn do ngân hàng quy định. Nếu doanh số thanh toán L/C trả chậm quá hạn càng cao thì mức độ an toàn trong hoạt động TTTDCT của ngân hàng càng thấp; thể hiện chất lượng công tác thẩm định KH trong việc đảm bảo thanh toán L/C đúng thời hạn cam kết chưa tốt và ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn. Ta cũng cần xem xét tỷ lệ doanh số thanh toán L/C quá hạn so với doanh số thanh toán L/C để đánh giá được toàn diện mức độ an toàn của hoạt động này. Nếu tỷ lệ này càng cao thì hoạt động cấp tín dụng bằng sản phẩm L/C của ngân hàng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngược lại tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động TTTDCT tại ngân hàng càng an toàn, tránh được tổn thất về việc bị chiếm dụng vốn.

Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm TTTDTC

Khách hàng chính là người trả tiền phí sử dụng sản phẩm và đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng càng thu hút được nhiều khách hàng thì doanh số và thu nhập của ngân hàng cũng sẽ tăng. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm TTTDTC tại một ngân hàng của một chủ thể thường là mức độ tín nhiệm của ngân hàng, chất lượng sản phẩm và mức phí phải trả. Vì thế số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm TTTDCT cao và tăng qua các năm thể hiện

sự tăng trưởng về cả quy mô và chất lượng của sản phẩm này.

Một phần của tài liệu 0752 mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP hàng hải việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w