Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu 0752 mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP hàng hải việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 33)

1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

1.2.4. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ

Thư tín dụng độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa

Mặc dù hợp đồng ngoại thương là cơ sở cho việc phát hành thư tín dụng nhưng thư tín dụng là cam kết của NHPH đối với bên thụ hưởng hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương. Cam kết này cũng độc lập với quan hệ giữa nhà nhập khẩu với NHPH. Theo UCP, L/C là cam kết không hủy ngang và vô điều kiện của NHPH với người thụ hưởng nên nghĩa vụ thanh toán của NHPH không bị ràng buộc với hợp đồng mua bán ban đầu kể cả L/C có dẫn chiếu đến hợp đồng trong nội dung của nó.

Thư tín dụng là hợp đồng giữa hai bên

Trong phương thức L/C có ba mối quan hệ hợp đồng: (1) quan hệ giữa người mua và người bán thể hiện bằng các điều khoản được quy định trong hợp đồng ngoại thương; (2) quan hệ giữa nhà nhập khẩu với NHPH thể hiện qua đơn mở L/C của người mua cho NHPH và các cam kết của người mua với NHPH về biện pháp đảm bảo tín dụng đối với lô hàng hóa mở theo L/C; (3) quan hệ giữa NHPH và người xuất khẩu chính là những điều khoản được quy định trong L/C. Mối quan hệ thứ ba là hệ quả của hai mối quan hệ đầu và là hợp đồng chỉ giữa hai bên là NHPH và người xuất khẩu, lúc này là người thụ hưởng, thể hiện cam kết thanh toán của NHPH nếu họ xuất trình được chứng từ phù hợp.

Ngân hàng chỉ giao dịch và thanh toán dựa trên chứng từ

Các chứng từ trong giao dịch L/C là bằng chứng thể hiện việc giao hàng của gười bán có theo quy định như thư tín dụng quy định, đặc biệt các chứng từ vận tải còn có thể là chứng từ để sở hữu hàng hóa. Neu bộ chứng từ của người xuất khẩu đáp ứng đủ các điều khoản theo L/C quy định thì bộ chứng từ sẽ được coi là phù hợp, người xuất khẩu sẽ được NHPH trả tiền hoặc là cơ sở để các ngân hàng khác thực hiên thanh toán ứng trước. Các ngân hàng trong quá trình xử lý chứng từ xuất trình theo L/C sẽ chỉ kiểm tra trên bề mặt chứng từ để quyết định xem chứng từ đó là phù hợp hay không. Vì the ngân hàng không thể chịu trách nhiệm trên thực te hàng hóa có được giao hay không, hay được giao có đúng như chứng từ mô tả hay không. Nếu hàng hóa được giao đến không khớp với chứng từ thì người nhập khẩu và người xuất khấu sẽ phải giải quyết với nhau trên cơ sở hợp đồng ngoại thương đã ký ban đầu.

L/C là công cụ thanh toán nhưng có thể bị lợi dụng để lừa đảo

Phương thức thanh toán L/C là phương thức có nhiều ưu điểm hơn những phương thức khác do những lợi ích đem lại cho các bên. Tuy nhiên vì đặc thù chỉ dựa trên bề mặt chứng từ nên L/C có thể bị các đối tượng sử dụng để gian lận và lừa đảo. Phía xuất khẩu có thể lập khống bộ chứng từ phù hợp để được thanh toán mặc dù họ không hề giao hàng hoặc cố tình giao hàng không đúng, không đủ. Còn phía nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng phát hành L/C với những điều khoản bất hợp khiến việc xuất trình bộ chứng từ phù hợp là không thể. Việc xác định bộ chứng từ là phù hợp đôi khi còn phụ thuộc vào quan điểm, tập quán, trình độ hay động cơ của các bên. Do đó bên nhập khẩu có thể lợi dụng yếu tố này để trì hoãn thanh toán hay từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán. Vì vậy nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ (TTTDCT) rất phức tạp, tiềm ẩn rủi ro, đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải trình độ cao và cẩn trọng trong từng khâu xử lý nghiệp vụ liên quan đến L/C.

Một phần của tài liệu 0752 mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP hàng hải việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w