1.3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng
1.3.4.1. Các nhân tố khách quan
■ Môi trường kinh tế- xã hội
Cơ sở của hoạt động TTQT chính là hoạt động ngoại thuơng. Vì thế sự phát triển của các hoạt động thuơng mại giữa các quốc gia trên thế giới có ảnh huởng quan trọng đến hoạt động TTTDCT tại ngân hàng thuơng mại. Ngoài ra, ngân hàng là một chủ thể chủ chốt trong nền kinh tế, ngân hàng đuợc coi là chiếc cầu nối giữa các chủ thế thuộc các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, sự ổn định hay mất ổn định của kinh tế - xã hội cũng tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng. Các biến động về lạm phát, khủng hoảng của nền kinh tế hay tình hình xã hội nhu chiến tranh, nổi loạn, đảo chính hay dịch bệnh... đều có ảnh huởng rất lớn đến hoạt động TTQT tại ngân hàng.
Nếu nền kinh tế phát triển ổn định và tạo đuợc uy tín cao với các nền kinh tế khác trên thế giới thì hoạt động giao thuơng thuơng mại cũng phát triển nhanh chóng, hoạt động TTQT nói chung và TTTDCT nói riêng của các ngân hàng sẽ đuợc đẩy mạnh, có điều kiện mở rộng quy mô và nâng cao chất luợng. Nhung nếu nền kinh tế suy yếu, gặp phải khủng hoảng kinh tế, cán cân thanh toán của quốc gia cũng vì đó mà mất cân bằng dẫn đến mất giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ, làm suy giảm hoạt động của các doanh nghiệp XNK, hoạt động TTTDCT sẽ bị ảnh huởng nghiêm trọng.
Môi truờng tự nhiên, xã hội cũng tác động không nhỏ đến hoạt động TTQT nói chung và TTTDCT nói riêng của ngân hàng. Trong truờng hợp xảy ra các biến động lớn nhu chiến tranh, biểu tình, thiên tai thì thiệt hại rất dễ xảy ra cho nguời mua, nguời bán và ngân hàng. Các quốc gia khác sẽ hạn chế giao dịch với những quốc giao có nền chính trị không ổn định vì những rủi ro họ có thể phải gánh chịu nhu
không nhận được hàng hay không nhận được tiền hàng. Hay một dịch bệnh toàn cầu sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của những đất nước bị ảnh hưởng, từ đó hoạt động ngoại thương của những đất nước này bị suy giảm nghiêm trọng.
■ Chính sách kinh tế đối ngoại
Hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động TTQT nói riêng chịu ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Những thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của quốc gia như mở cửa kinh tế, khuyến khích tự do thương mại sẽ tạo ra những thuận lợi đặc biệt cho hoạt động TTQT của ngân hàng. Hoạt động này của ngân hàng còn phụ thuộc khá nhiều vào môi trường pháp lý. Một môi trường pháp lý không ổn định và không minh bạch sẽ gây ra những khó khăn cho các chủ thể tham gia vào nghiệp vụ TTQT vì phản ứng không kịp với những thay đổi này.Vì thế NHTM cần phải am hiểu tất cả các thông lệ và luật pháp riêng của mỗi quốc gia để tránh rủi ro cho ngân hàng và khách hàng của mình.
■ Sự biến động của tỷ giá
Sự biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XNK của một quốc gia, khi tỷ giá hối đoái tăng thì khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào nước đó có xu hướng tăng lên, còn hàng hóa xuất khẩu lại có xu hướng giảm xuống và khi tỷ giá hối đoái giảm thì ngược lại. Trong các giao dịch ngoại thương, thời gian để hoàn tất các thủ tục từ lúc ký hợp đồng đến lúc hai bên thanh toán cho nhau là khá dài và nếu trong khoảng thời gian này tỷ giá có sự biến động đột ngột của tỷ giá thì sẽ gây thiệt hại cho người mua hoặc người bán. TTQT là khâu thanh toán, chi trả ngoại tệ giữa các bên tham gia để hoàn tất một giao dịch thương mại quốc tế, giá trị ngoại tệ thu được phụ thuộc vào tỷ giá; vì thế việc tỷ giá biến động có thể khuyến khích hay hạn chế XNK, dẫn đến hoạt động TTQT cũng như TTTDCT của NHTM cũng phụ thuộc theo. Ngoài ra, việc tỷ giá không ổn định sẽ ảnh hưởng đến thu nhập từ phí của ngân hàng và nguồn ngoại tệ để duy trì hoạt động TTQT bị xáo trộn. Đã từng có trường hợp ngân hàng phải chịu thiệt để giữ uy tín.
Vì những hậu quả của việc biến động của tý giá, chính sách quản lý ngoại hối là rất quan trọng để ổn định giá trị tiền tệ nhờ việc quản lý và kiểm soát các luồn
ngoại hối ra vào của một quốc gia, từ đó đưa các động thái nhằm điều chỉnh tỷ giá không biến động quá nhiều. Một chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước phù hợp với tình hình nền kinh tế sẽ giúp cho các ngân hàng cân đối ngoại tệ của mình để đáp ứng nhu cầu TTQT và TTQT bằng phương thức TDCT.
1.3.4.2. Các nhân tố chủ quan
■ Tiềm lực ngân hàng
Hoạt động TTQT nói chung và thanh toán bằng phương thức TDCT nói riêng phần lớn liên quan đến nguồn vốn ngoại tệ, vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải có một lượng ngoại tệ lớn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Do vậy một ngân hàng có nguồn vốn ngoại tệ lớn sẽ luôn chiếm được ưu thế trong hoạt động TTQT. Mặt khác nếu ngân hàng có nguồn vốn lớn thì quy mô khách hàng, sự lớn mạnh của hệ thống các chi nhánh cũng lớn hơn, có khả năng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ quốc tế hoạt động TTTDCT cũng có điều kiện để được phát triển và mở rộng.
■ Chiến lược của ngân hàng
Chiến lược của ngân hàng về hoạt động TTQT và TTQT bằng phương thức TDCT sẽ khác nhau giữa các ngân hàng. Có ngân hàng đầu tư nhiều nguồn lực vào hoạt động này hơn ngân hàng khác, và mỗi ngân hàng sẽ có những chiến lược khác nhau để tiếp cận khách hàng. Hoạt động marketing của NH nhằm quảng bá hình ảnh, tạo niềm tin cho khách hàng vào các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đã và đang cung cấp; thu hút khách hàng mới, mở rộng thị trường... Hiệu quả của marketing cũng sẽ góp phần không nhỏ đến hoạt động TTTDCT của ngân hàng.
■ Quy trình TTTDCT
Mỗi ngân hàng đều có một quy trình TTTDCT khác nhau quy định từ các bước phát hành L/C cho đến thanh toán L/C hay thông báo L/C, hạch toán ghi có tiền bộ chứng từ xuất khẩu nhằm đảm bảo việc thực hiện nghiệp vụ được vận hành một cách trơn tru chính xác, tránh rủi ro. Một quy trình phức tạp, mất nhiều thời gian sẽ gây khó khăn cho các bộ phận khi thực hiện, từ đó sẽ không đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, làm giảm uy tín ngân hàng. Ngược lại, nếu ngân hàng xây dựng được một quy trình đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí hoạt động mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ các khâu và các biện pháp đảm bảo rủi ro sẽ giúp hoạt
động TTTDCT tăng trưởng an toàn và hiệu quả. ■ Công nghệ thanh toán
Yeu tố công nghệ trong ngân hàng đang ngày càng được chú trọng theo xu hướng công nghệ hóa trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Tất cả các ngân hàng đều quan tâm vào việc đổi mới công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể giúp hoạt động trong ngân hàng được trơn chu, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Và các ngân hàng cần có sự phát triển đồng đều về công nghệ để các nghiêp vụ mang tính chất toàn ngành hoạt được được thuận lợi, tạo sự liên kết với nhau. Hoạt động TTQT nói chung và TTTDCT nói riêng là một trong những nghiệp vụ đòi hỏi có sự tham gia của các thiết bị truyền tin và hệ thống máy móc hỗ trợ, do đó một ngân hàng cần có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và trình độ công nghệ trong nghiệp vụ thanh toán cao để hoạt động này có điều kiện phát triển, mở rộng và không đi chậm lại xu hướng của toàn ngành.
■ Trình độ chất lượng nhân sự
Nghiệp vụ TTQT bằng phương thức TDCT là một nghiệp vụ phức tạp, quy trình đòi hỏi nhiều bước, nhiều bộ phận cũng tham gia. Do đó trình độ và trách nhiệm tuân thủ quy trình của tất cả những nhân viên tham gia thực hiện nghiệp vụ có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng hoạt động này. Nhân viên có năng lực trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong xử lý công việc thì sẽ thẩm định khách hàng tốt, tránh rủi ro cho ngân hàng, hoặc tư vấn được cho khách hàng một cách chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng TTTDCT. Ngoài ra các cán bộ ngân hàng phải có phẩm chất đạo đức tốt, trách nhiệm trong công việc, tinh thần làm việc sáng tạo thì mới góp phần thúc đẩy sự phát triển nghiệp vụ TTTDCT của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 nêu một cách tổng quát về khái niệm và vai trò của TTQT đối với nền kinh tế và hoạt động của NHTM. Trên cơ sở đó, chương 1 đã tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, chủ thể tham gia, quy trình thực hiện và những ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ- phương thức thanh toán quốc tế vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó chương 1 đã hệ thống hóa về việc mở rộng hoạt động TTTDCT tại ngân hàng thương mại qua các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng. Những cơ sở lý thuyết đó sẽ làm tiền đề cho việc phân tích đánh giá thực trạng việc mở rộng hoạt động TTTDCT ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM