3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG
3.2.2. Nâng cao năng lực vàsố lượng nhân sự
Nhân sự luôn là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các chính sách hay quy trình của ngân hàng có hiệu quả hay không. Vì thế ngân hàng cần có những giải pháp trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ nhân sự và bố trí số lượng nhân sự phù hợp.
Thứ nhất, MSB cần bố trí số lượng nhân sự tại các bộ phận Đơn vị kinh doanh (cán bộ HTTD/cán bộ bán hàng/cán bộ hỗ trợ bán hàng), phòng TNTTTM, TB Sales phù hợp để có thể vận hành quy trình trơn tru, tránh tình trạng quá tải công việc tại từng khâu sẽ khiến tiến độ quy trình bị chậm trễ. Ngân hàng cần dựa vào số liệu KPI của nhân viên trong thời kỳ trước và dự báo sự tăng trưởng của hoạt động TTTDCT trong giai đoạn mới để quyết định việc tăng hoặc giảm số lượng nhân viên từng phòng, ban để có thể đảm bảo được cả chất lượng công việc và tốc độ giao dịch đã cam kết với khách hàng. Bên cạnh những giao dịch phát sinh hàng ngày, nhân viên cũng phải có đủ thời gian để nghiên cứu cập nhật kiến thức nghiệp vụ, quy trình quy định mới.
Thứ hai, Ngân hàng phải chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo chuyên viên TTTM. MSB cần tuyển chọn những ứng viên có trình độ và kinh nghiệm về nghiệp vụ TTQT cũng như TTTDCT. Chuyên viên TTTM cần yêu cầu cao về kiến thức nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng như các kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực liên quan như ngoại thương, bảo hiểm, vận tải. Vì thế ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá lại trình độ của các chuyên viên để thực hiện đào tạo hoặc đào tạo lại. Ngân hàng nên tổ chức các khóa học đào tạo, các buổi hội thảo, mời các chuyên gia giỏi để cán bộ nâng cao trình độ nghiệp vụ và các kiến thức thực tế, cập nhật những văn bản quy định mới về TTTDCT hoặc những công nghệ mới. Trong thời gian tới, cần đặt mục tiêu cho tất cả chuyên viên tại Phòng TNTTTM đều có chứng chỉ CDCS (Chứng chỉ quốc tế về chuyên gia tín dụng chứng từ).
Thứ ba, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các cán bộ trực tiếp giao tiếp với khách hàng bao gồm cán bộ thực hiện tại Đơn vị kinh doanh và cán bộ TB sales. Họ
cần phải hiểu được nhu cầu của khách hàng và truyền đạt thông tin cụ thể cho bộ phận tác nghiệp trực tiếp là phòng TNTTTM. Ngân hàng nên tổ chức đào tạo trực tuyến hoặc tổ chức các buổi đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng để đảm bảo cán bộ có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ TTTDCT và có kỹ năng tư vấn cho khách hàng bằng cách.
Thứ tư, xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên số lượng và hiệu quả công việc của các cán bộ thực hiện. Các quy định về khen thưởng và kỷ luật phải công bằng và công khai trong nội bộ và được thực hiện nghiêm túc triệt để. Nhờ vậy mới nâng cao nâng suất làm việc và tính trách nhiệm trong công việc củ các cán bộ thực hiện.
3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm TTTDCT
Các ngân hàng hiện đại trên thế giới đều sử dụng rất nhiều loại L/C khác nhau trong TTTDCT để phục vụ khách hàng và nhờ đó họ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Và để có thể cạnh tranh được với rất nhiều ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, MSB cần đa dạng hóa thêm các loại L/C và các dịch vụ mới trong hoạt động TTTDCT để thu hút được sự chú ý của khách hàng tiềm năng trên thị trường. Cụ thể như việc đa dạng hóa các loại L/C cho khách hàng như L/C tuần hoàn, L/C đối ứng, L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng... Ngân hàng cần phải tiến hành tổ chức nghiên cứu thị trường, quan tâm đến nhu cầu thực tế của khách hàng để đưa ra những sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn cao, có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nhưng vẫn phải phù hợp với nguồn lực của ngân hàng.
Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần hạn chế phát hành một số loại L/C bất lợi cho mình như L/C xác nhận. Việc khách hàng yêu cầu phát hành L/C xác nhận chứng tỏ phía đối tác của khách hàng không tin tưởng vào uy tín và khả năng thanh toán của MSB và phí xác nhận mà khách hàng phải chịu thường khá cao. Vì vậy, ngân hàng nên tư vấn khách hàng không phát hành L/C xác nhận và thuyết phục đối tác về khả năng thanh toán cũng như uy tín của ngân hàng. Nếu làm được như vậy sẽ nâng cao uy tín c ủa MSB đối với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như thị trường quốc tế từ đó tạo ra tiền đề cho quá trình phát triển hoạt động TTQT
theo phương thức TDCT.
3.2.4. Đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm dịch vụ đi kèm TTTDCT
Để tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, ngân hàng nên đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm dịch vụ đi kèm trong việc sử dụng dịch vụ TTTDCT của khách hàng. Cán bộ bán hàng có thể tư vấn khách hàng sử dụng hợp đồng tiền gửi hay sổ tiết kiệm cho các khoản kí quỹ có giá trị lớn khi phát hành L/C, khách hàng vừa có thể thu được một phần lãi còn ngân hàng thì tăng được doanh số tiền gửi. Hoặc khách hàng có thể sử dụng các hợp đồng phái sinh ngoại tệ để phục vụ cho việc thanh toán L/C hoặc nhận tiền thanh toán của hàng xuất nhằm tránh thiệt hại không lường trước khi tỷ giá thay đổi bất ngờ.
Ngoài ra ngân hàng nên đẩy mạnh việc tài trợ khách hàng trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Với bộ chứng từ nhập khẩu, khách hàng có thể vay vốn để thanh toán cho đối tác đúng thời hạn. Ngân hàng có rất nhiều hình thức để tài trợ cho việc xuất khẩu của các doanh nghiệp như cho vay mua nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, ứng trước tiền hàng, phát hành bảo lãnh thanh toán đầu vào, chiết khấu bộ chứng từ. Việc thực hiện các nghiệp vụ này không những đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp cho nhà xuất khẩu quay vòng vốn nhanh hơn, và tạo động lực cho nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ hoàn hảo.