Ngân hàng nhà nước có vai trò tham mưu cho Chính phủ trong việc đưa ra chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức phù hợp. Hơn nữa hoạt động cho vay, thanh toán của ngân hàng luôn chịu sự điều chỉnh của NHNN qua các chính sách, quy định hướng dẫn. Để tạo điều kiện cho hoạt động các doanh nghiệp XNK và hoạt động TTTDCT tại ngân hàng phát triển, một vài kiến nghị đối với NHNN được đưa ra như sau:
Thứ nhất, định hướng chính sách tiền tệ theo tình hình kinh tế từng thời kỳ, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước hoạt động hiệu quả, đặc biệt tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất ổn định, phù hợp. Đặc biệt với những doanh nghiệp XNK nên có chính sách vay ưu đãi về lãi suất và thủ tục điều kiện vay vốn.
Thứ hai, NHNN cần ổn định tỷ giá hối đoái thông qua chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát cung cầu theo thị trường nhưng cũng phải cân bằng biên độ biến động không quá lớn. Nhờ đó, NHTM có thể giao dịch mua bán ngoại tệ cho khách hàng với tỷ giá ổn định, tránh những thiệt hại kinh tế lớn do sự biến động tỷ giá.
Thứ ba, NHNN có thể mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, điều hành thị trường ngoại hối và đảm bảo tính thanh khoản của thị trường, để có thể đáp ứng được kịp thời nhu cầu về ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. NHNN cũng cần đảm bảo nguồn dự trữ ngoại tệ tương ứng với sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế.
Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để ngăn chặn những hành vi tiêu cực trong công tác TTQT tại các ngân hàng như giao dịch ngoại tệ để sử dụng sai mục đích trái với quy định của NHNN, lợi dụng các hợp đồng ngoại thương
nhằm lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng mở rộng hoạt động TTTDCT tại MSB, chương 3 tập trung làm rõ các định hướng của ngân hàng và đưa ra các giải pháp nham mở rộng quy mô và năng cao chất lượng hoạt động TTTDCT dựa trên cơ sở những định hướng đó. Đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước và chính phủ, các cơ quan ban ngành để tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động TTTDCT tại NHTM an toàn và hiệu quả hơn, góp phần tăng cường sự phát triển ổn định và bền vững cho nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
KẾT LUẬN
Qua phần trình bày ở trên có thể thấy hoạt động TTTDCT tại Ngân hàng thương mại đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xu thế mở cửa hội nhập thị trường quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. Vì thế ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động TTTDCT để có thể cạnh tranh với những ngân hàng khác và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển.
Luận văn “Mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam” với mong muốn đưa ra một số giải pháp phù hợp cho Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam có thể mở rộng hoạt động TTTDCT những nội dung chính sau:
Thứ nhất, nêu lên những lý luận cơ bản về hoạt động TTTDCT và việc mở rộng hoạt động này tại ngân hàng thương mại.
Thứ hai, phân tích việc mở rộng hoạt động TTTDCT về quy mô và chất lượng, từ đó rút ra những thành tựu mà ngân hàng đạt được và những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc mở rộng hoạt động này tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam.
Thứ ba, đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình hoạt động và dựa trên cơ sở định hướng phát triển trong thời gian tới của ngân hàng, đồng thời cũng đề ra các kiến nghị đến Ngân hàng nhà nước, Chính phủ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để có thể hỗ trợ tạo điều kiện cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước.
Dù đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu, tuy nhiên đề tài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Thứ nhất, hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng. Thứ hai, quá trình thu thập số liệu còn gặp nhiều khó khăn do chính sách bảo mật thông tin của ngân hàng và sự hạn chế cung cấp thông tin từ phía khách hàng nên chất lượng về số liệu điều tra chưa cao, việc đánh giá hoạt động của cả ngân hàng chưa được toàn diện.
1. Trần Hồ Hương Giang (2012), Mở rộng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nằng, Đà Nằng.
2. Phan Thị Thanh Hằng (2016), Chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, TP. Huế.
3. Đặng Kiều Hưng (2014), Hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh Vietinbank Bình Định, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nằng, Đà Nằng.
4. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2019, Hà Nội.
5. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Báo cáo tài chính các năm 2017- 2019, Hà Nội.
6. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2018-2019,
Hà Nội.
7. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2019,
Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, Báo cáo thường niên năm 2018, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Tùng Ni (2015), Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng
phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Chi nhánh Đà Nằng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nằng, Đà Nằng. 10. Tổng cục Hải quan (2019), Tình hình xuất nhập, nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam tháng 12 và năm 2018. Truy cập tại:
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=1 559&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8B nh%20k%E1%BB%B3&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch
Mức độ đồng ý
1 2 3 4 5
Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng
1. Danh mục các loại thu tín dụng mà NH cung cấp đáp ứng đuợc đầy đủ nhu cầu của anh/chị
https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx7ID= 1734&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8 Bnh%20k%E1%BB%B3&Group=Gi%E1%BB%9Bi%20thi%E1%BB%87u Ngày: 02/03/2020]
12. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ Ngoại thương, NXB Thống kê, Hà Nội
13. Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng (2020), Đánh giá tác động của dịch Covid- 19 đến nền kinh tế Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu, Học viện Ngân hàng, Hà Nội
14. Hoàng Thị Hải Yến (2010), Giải pháp phát triển phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương, TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
15. Website: https://www.msb.com.vn/gioi-thieu [Ngày: 25/02/2020]
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (MSB)
Kính chào Quý Công ty,
Tôi tên là Vũ Thị Mai Anh, hiện là học viên Cao học của Học viên Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng. Tôi đang tiến hành nghiên cứu về đề tài “Mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam”. Rất mong Quý Công ty dành chút thời gian trả lời bảng khảo sát duới đây. Sự giúp đỡ của Quý Công ty là cơ sở quan trọng để tôi hoàn thiện đề tài của mình. Tôi xin cam đoan những thông tin này sẽ đuợc bảo mật
và chỉ phục vụ cho mục đích của đề tài.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý Công ty.
Phần I: KHẢO SÁT VỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Xin Anh/Chị vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của Anh/Chị đối với các phát biểu duới đây về sản phẩm thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) tại MSB với quy ước số càng cao thì mức độ quan trọng càng cao, cụ thể:
1- Hoàn toàn không đồng ý 2- Không đồng ý
3- Bình thuờng 4- Đồng ý
5- Hoàn toàn đồng ý
không xảy ra sai sót____________________________________
Th ái độ phục vụ và năng lực của nhân viên ngân hàng
3. Nhân viên ngân hàng hiểu đuợc nhu cầu của anh/chị
4. Nhân viên ngân hàng sẵn sàng giải đáp thắc mắc về thủ tục và nghiệp vụ của anh/chị
5. Nhân viên ngân hàng đủ kiến thức chuyên môn khi tu vấn nghiệp vụ cho anh/chị
Sự thuận tiện khi sử dụng sản phẩm
6. Thủ tục và hô sơ ngân hàng đơn giản, dễ hiểu 7. Thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng
Mức giá của sản phẩm
8. Các mức phí thực hiện giao dịch là hợp lý
Độ an toàn khi sử dụng sản phẩm
9. Mọi thông tin về khách hàng đuợc bảo mật hoàn toàn
Mức độ hài lòng về chất lượng sản phẩm
10.Anh/chị cảm thấy hài lòng về chất luợng sản phẩm L/C của ngân hàng____________________________________________
Phần II: THÔNG TIN CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG SẢN PHẨM THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Xin Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin sau:
1. Thời gian sử dụng sản phẩm L/C của MSB của Quý công ty:
□ Duới 1 năm □ Từ 1 đến duới3 năm
□ Từ 3 đến 5 năm □ Trên 5 năm
2. Số lần sử dụng sản phẩm L/C tại MSB trong một năm của Quý công ty:
□ Từ 1 đến duới 5lần □ Từ 5 đến duới10lần
□ Từ 10 đến duới20lần □ Trên 20 lần
3. Ngoài sử dụng sản phẩm L/C tại MSB, Quý công ty còn sử dụng sản phẩm này của ngân hàng nào khác không?
□ Có □ Không
□ Công nghiệp, xây dựng □ Thương mại dịch vụ
□ Sản xuất và gia công chế biến
□ Khác