Nội dung mở rộng hoạt động tín dụngcủa NHTM

Một phần của tài liệu 0755 mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 34)

Sơ đồ 2 5 Mô hình hoạt động tại Phòng Giao dịch không tín dụng

1.2. Mở rộng hoạt động tín dụngcủa NHTM

1.2.3. Nội dung mở rộng hoạt động tín dụngcủa NHTM

Quan niệm về mở rộng hoạt động tín dụng

Trong nền kinh tế thị truờng có sự cạnh tranh gay gắt, bất cứ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững và phát triển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đòi hỏi doanh nghiệp đó phải không ngừng mở rộng và cải thiện chất luợng các sản

phẩm dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu đặt ra của nền kinh tế. Các doanh nghiệp luôn tự đổi mới về mọi mặt. Thay đổi mẫu mã sản phẩm, công nghệ, đảm bảo chất luợng để tạo lòng tin cho khách hàng.

Đối với ngân hàng cũng vậy, muốn tạo vị thế cạnh tranh thì phải không ngừng đổi mới. Khi nói đến mở rộng, nguời ta nghĩ ngay đến việc làm thế nào để tăng quy mô khối luợng, số luợng tức là nói tới sự tăng truởng theo chiều ngang. Vì vậy, ta có thể hiểu. Mở rộng hoạt động tín dụng là sự đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng về qui mô tín dụng hay nói cách khác đó là việc làm tăng tỷ trọng tín dụng trong tài sản có của các NHTM.

Mở rộng tín dụng được thể hiện

- Đối với khách hàng: Hoạt động tín dụng phải thoả mãn đuợc tối đa yêu cầu hợp lý của khách hàng về khối luợng tín dụng cung cấp, đa dạng hoá các hình thức và loại hình tín dụng cững nhu các loại dịch vụ bảo hành.

- Đối với xã hội: Hoạt động tín dụng phải đáp ứng đuợc các yêu cầu bức xúc về vốn kinh tế, là kênh dẫn vốn gián tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển dịch một khối luợng lớn các nguồn vốn tài chính, trợ giúp ngân sách Nhà nuớc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc.

- Đối với ngân sách thuơng mại: Hoạt động tín dụng luôn đuợc coi là mặt trận hàng đầu, là khâu then chốt và là hoạt động cơ bản trong toàn bộ hoạt động của các ngân hàng thuơng mại. Qua đó có thể rút ra:

• Mở rộng hoạt động tín dụng phản ánh khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng

tăng về vốn cho nền kinh tế, theo một cơ cấu hợp lý, phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội trong từng thời kỳ, qua đó nó cho thấy sự tăng truởng và phát triển của tín dụng nói riêng và của ngân hàng thuơng mại nói chung trong quá trình cạnh tranh.

• Mở rộng hoạt động tín dụng chịu ảnh huởng bởi các nhân tố chủ quan nhu:

Khả năng quản lý, trình độ cán bộ, nguồn vốn ngân hàng và khách quan nhu: Sự phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế chính sách của Nhà nuớc..., tốc độ phát triển của

nền kinh tế, sự thay đổi cơ cấu đầu tu cũng nhu môi truờng pháp lý đều tác động dến mở rộng tín dụng.

• Mở rộng hoạt động tín dụng đuợc xác định trên cơ sở việc thực hiện đa dạng

hoá khách hàng, các loại hình dịch vụ ngân hàng, cũng nhu các đối tuợng tín dụng. Việc xây dựng đuợc các mức lãi xuất hợp lý cũng nhu xác định các kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh cuả khách hàng đi đôi với việc cung cấp các loại hình bảo lãnh thích hợp cũng góp phần mở rộng tín dụng.

• Phải đặt mở rộng hoạt động tín dụng trong mối quan hệ với các chỉ tiêu tài

chính khác. Quá trình phân tích đánh giá mở rộng tín dụng hiện đại sẽ tạo điều kiện tìm hiểu, chính xác các nguyên nhân tồn tại vuớng mắc về mở rộng tín dụng. Từ đó giúp ngân hàng lựa chọn đuợc các giải pháp thích hợp, để có thể thực hiện mở rộng tín dụng trong từng thời kỳ kinh tế, phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Mở rộng hoạt động tín dụng đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng Nói đến nâng cao chất luợng tức là tăng chiều sâu, các ngân hàng phải làm thế nào để tạo đuợc uy tín với khách hàng, tìm hiểu kỹ về khách hàng mà mình tín dụng, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo chất luợng tín dụng, nâng cao hiệu quả tăng truởng du nợ.

Chất luợng tín dụng thể hiện tập trung ở sự thoải mái yêu cầu hợp lý của khách hàng có lựa chọn. Đồng thời thúc đẩy tăng truởng kinh tế xã hội theo đuờng lối đổi mới của đất nuớc và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của các NHTM.

Chất luợng tín dụng còn là sự kết tinh tổng hợp những thành quả hoạt động tín dụng thể hiện ở sự phát triển ổn định vững chắc của các Ngân hàng và nền kinh tế quốc dân.

Rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại Khái niệm rủi ro tín dụng.

Là rủi ro do một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay vốn không trả được nợ cho Ngân hàng. Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản Ngân hàng.

Ngày nay, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao công nghệ và các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh luôn tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu này, các NHTM cũng phải luôn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, điêu đó có nghĩa là rủi ro tín dụng cũng phát sinh nhiều hơn.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào... Rủi ro tín dụng nếu không được phát hiện và sử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.

Thực tế kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra là do những nguyên nhân sau:

- Ngay hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ tín dụng còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của Ngân hàng.

- Do cán bộ Ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình tín dụng như: không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi tín dụng, tín dụng khống, thiếu tài sản đảm bảo, tín dụng vượt tỷ lệ an toàn. Đồng thời cán bộ Ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn tín dụng.

- Cán bộ Ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh như: thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ, đôi khi còn nể nang trong quan hệ khách hàng.

- Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợi nhuân cao hơn những khoản vay lành mạnh.

- Do áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác.

- Do tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong nội bộ Ngân hàng Nguyên nhân từ phía khách hàng.

- Nguời vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả đuợc nợ cho Ngân hàng.

- Do trình độ kinh doanh yếu kếm, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo còn hạn chế.

- Doanh nghiệp vay ngắn hạn để đầu tu vào tài sản luu động và cố định.

- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu sự linh hoạt, không cải tiến quy trình công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại, không thay đổi mẫu mã hoặc nghiên cứu nâng cao chất luợng sản phẩm...dẫn tới sản phẩm sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, bị ứ đọng trên thị truờng khiến cho doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho Ngân hàng.

- Do bản thân doanh nghiệp có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của Ngân hàng, dùng một loại tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi, không đủ năng lực pháp nhân. Nguyên nhân khác.

- Do sự thay đổi bất thuờng của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nền kinh tế không ổn định.... khiến cho cả Ngân hàng và khách hàng không thể ứng phó kịp.

- Do môi truờng pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm soát đuợc các hiện tuợng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng.

- Do sự biến động về chính trị - xã hội trong và ngoài nuớc gây khó khăn cho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng.

- Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng nhu công nghệ Ngân hàng.

- Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như Ngân hàng.

- Sự bất bình đẳng trong đối sử của Nhà nước dành cho các NHTM khác nhau.

- Chính sách Nhà nước chậm thay đổi hoặc chưa phù hợp với tình hình phát triển đất nước.

Sự cần thiết phải phòng ngừa rủi ro tín dụng. Đối với bản thân Ngân hàng.

Các nhà kinh tế thường gọi Ngân hàng là “ngành kinh doanh rủi ro”. Thực tế đã chứng minh không một ngành nào mà khả năng dẫn đến rủi ro lại lớn như trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ- tín dụng. Ngân hàng phải gánh chịu những rủi ro không những do nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn phải gánh chịu những rủi ro khách hàng gây ra. Vì vậy “rủi ro tín dụng của Ngân hàng không những là cấp số cộng mà có thể là cấp số nhân rủi ro của nền kinh tế”.

Khi rủi ro xảy ra, trước tiên lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro ( ghi vào chi phí ) và bằng vốn tự có, tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mở rộng kinh doanh của Ngân hàng. Nghiêm trọng hơn, nếu rủi ro xảy ra ở mức độ lớn, nguồn vốn của Ngân hàng không đủ bù đắp, vốn khả dụng bị thiếu, lòng tin của khách hàng giảm tất nhiên sẽ dẫn tới phá sản Ngân hàng. Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là một việc làm cần thiết đối với các NHTM.

Đối với nền kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên quan đến rất nhiều các thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, kết quả kinh doanh của Ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không thể có kết quả tốt khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế chưa tốt hay nói cách khác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ có nhiều rủi ro khi hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu cực đối với mnền kinh tế và đời sống xã hội. Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn với Ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

Điều kiện cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn Ba điều kiện với khách hàng vay vốn

Theo đó, khách hàng vay vốn, dự án, phương án được đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn khi đáp ứng 3 điều kiện sau.

Thứ nhất, khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, không có nợ xấu trong 03 năm gần nhất liền trước năm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, có hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của khách hàng tại thời điểm gần nhất với thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn.

Thứ hai, khách hàng có nhu cầu vốn để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội thuộc một trong các trường hợp sau:

(i) Triển khai các dự án, phương án có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng, cấp thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân thuộc các ngành, lĩnh vực: điện, than, dầu khí, xăng dầu, giao thông, vận tải công cộng và các lĩnh vực khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ.

(ii) Triển khai các chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

(iii) Đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

Thứ ba, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn đã được TCTD thẩm định là đảm bảo khả thi, khách hàng có khả năng trả nợ và quyết định cấp tín dụng; đáp ứng các quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bốn điều kiện đối với TCTD

Còn đối với TCTD, phải đáp ứng 4 điều kiện sau.

Thứ nhất, về cấp tín dụng hợp vốn: TCTD đã đề xuất và thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật về việc cấp tín dụng hợp vốn đối với dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn mà khả năng hợp vốn của các TCTD chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng; hoặc đã phát hành thư mời hợp vốn tới ít nhất 5 TCTD khác, đăng trên trang thông tin điện tử chính thức của TCTD, các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian ít nhất 30 ngày làm việc nhưng không có TCTD khác tham gia hợp vốn.

Thứ hai, tại thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, TCTD đáp ứng các yêu cầu về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật các TCTD và các quy định pháp luật có liên quan.

Thứ ba, phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ được nêu tại hồ sơ đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn và các văn bản phê duyệt chấp thuận cấp tín dụng vượt giới hạn trước đó.

Thứ tư, đảm bảo giới hạn cấp tín dụng quy định tại khoản 8 Điều 128 Luật các TCTD năm 2010 khi tính cả khoản cấp tín dụng vượt giới hạn đang đề nghị.

Mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn

Cũng theo Quyết định, mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn được xác định

Trong đó: MCTDTĐ là mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn; DN là tổng mức dư nợ cấp tín dụng tại thời điểm báo cáo; CC là số tiền còn lại được cấp theo hợp đồng tín dụng đã ký; ĐN là số tiền đề nghị cấp tín dụng mới được chấp thuận.

Trong công thức trên, tổng mức dư nợ cấp tín dụng tại thời điểm báo cáo (DN) được tính vào mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn là tổng mức dư nợ cấp tín dụng của một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan tại TCTD tại thời điểm báo cáo, bao gồm: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đã cấp trong giới hạn cho phép thuộc thẩm quyền của TCTD; Tổng mức dư nợ cấp tín dụng vượt giới hạn đã

Một phần của tài liệu 0755 mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 34)

w