Kiến nghị đối với chính phủ

Một phần của tài liệu 0755 mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 102)

Sơ đồ 2 5 Mô hình hoạt động tại Phòng Giao dịch không tín dụng

3.3. Kien nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ

Thứ nhất, tiếp tục phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, cơ chế thị trường hình

thành chưa đồng bộ, cơ cấu kinh tế vẫn chưa ổn định, môi trường cạnh tranh còn nhiều

khiếm khuyết. Do đó, Nhà nước phải phát huy vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô để kinh tế

thị trường ở Việt Nam được vận hành theo đúng quy luật. Nhà nước phải giải quyết triệt để việc cổ phần hóa các DNNN, hạn chế và dần dần đi đến xóa bỏ tình trạng độc

quyền ở một số lĩnh vực quan trọng.

Khi sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế phải chú ý mức độ và thời gian để đạt hiệu quả cao và chi phí thấp, phải lường trước các phản ứng của thị trường, nếu các phản ứng này có nguy cơ làm sai lệch những cân bằng cơ bản và gây mất ổn định kinh tế vĩ mô thì nhất thiết phải được điều chỉnh kịp thời.

Tuân thủ nguyên tắc cơ bản của điều hành kinh tế vĩ mô là phải tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường. Kết hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ. Quản lý tốt thị trường ngoại hối và nợ quốc gia, bảo đảm vốn và tính thanh khoản cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng đầu tư, ngăn ngừa lạm phát và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng.

Thứ hai, tiếp tục đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng nâng

cao năng lực cạnh tranh, tránh khủng hoảng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững

Trong việc điều hành kinh tế vĩ mô cần theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và nước ngoài. Dự đoán xu hướng phát triển nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế để kịp thời áp dụng các giải pháp điều tiết, bình ổn thị trường.

Xu hướng đến tự do hóa tài chính ngân hàng dần theo thông lệ quốc tế đến gần. Để hạn chế mặt trái của tự do hóa tài chính, tránh tổn thương cho nền kinh tế

và hệ thống tài chính, Chính phủ cần xây dựng khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường kiểm soát việc gia nhập và rút khỏi thị trường của nhà đầu tư nước ngoài để tránh những “cú sốc” từ quá trình tự do hóa tài chính mang lại. Đồng thời khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn (Nghị định, Thông tư) đối với các luật đã ban hành và có hiệu lực.

Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ của các ngân hàng theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời vẫn giữ được những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, tạo một môi trường hoạt động thông thoáng cho các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, nâng cao hiệu lực pháp lý nhằm đảm bảo thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật chi phối hoạt động của các NHTM. Phối hợp với NHNN, các Bộ, cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên theo dõi, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình các thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và thị trường bất động sản để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm bảo đảm cho các thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định.

Xây dựng các chính sách hỗ trợ về thuế, tài chính và tiền tệ nhằm đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có những cơ chế, chính sách tích cực hỗ trợ các NHTM quốc doanh trong công tác cổ phần hóa theo định hướng xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng.

Thứ ba, chính phủ cần ban hành các văn bản pháp quy mang tính pháp lý cao hơn cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Văn bản cần phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp đảm bảo phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia, hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp khách quan.

Thứ tư, chính phủ cần công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ.

Quy hoạch này sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại có cơ sở để bố trí kế hoạch tín dụng để vừa đảm bảo được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo về mặt lợi ích cho các ngân hàng

Thứ năm, nhà nước cần xác lập và hoàn thiện môi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng như:

Triển khai tốt thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, loại bỏ những thủ tục rườm rà làm kéo thời gian đăng ký, đưa các thông tin giao dịch bảo đảm lên mạng để các ngân hàng có thể truy cập dễ dàng và đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng và quyền sở hữu nhà ở cho dân.

Các cấp, các ngành cần nhanh chóng hoàn thiện nhanh quy hoạch đô thị, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho các cá nhân, tổ chức để tạo điều kiện cho việc thế chấp ngân hàng. Hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở diễn ra rất chậm. Việc chậm trễ là do: chưa có quy hoạch đô thị, hồ sơ giấy tờ nguồn gốc không đầy đủ để thực hiện, sự phát triển nhà ở tại thành phố Hà Nội diễn ra quá nhanh dưới nhiều hình thức không theo sự quy hoạch cụ thể, xây dựng nhà trái phép không xử lý nghiêm minh để cho tồn tại, cán bộ thiếu và yếu kém về chuyên môn, thủ tục nhiều tốn kém và gây nhiều phiền hà cho người dân,... Do vậy, để đẩy nhanh quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, Nhà nước cần có những biện pháp khắc phục, tháo gỡ, phù hợp về thủ tục hành chính, nâng cao trình độ cán bộ, quy hoạch đô thị.

Sớm ban hành luật sở hữu và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm xác định rõ về chủ sở hữu tài sản khi liên quan đến thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và chuyển quyền sở hữu khi phát mại tài sản trên. Cần nghiêm cấm việc cấp phát và sử dụng nhiều giấy đăng ký quyền sử dụng để cầm cố, thế chấp tại nhiều ngân hàng.

Quy định cụ thể những vấn đề liên quan đến phát mại tài sản như quyền và nghĩa

Thứ sáu, nhà nước cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới thành lập.

Bằng cách tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi, có những chính sách ưu tiên và đãi ngộ đặc biệt để khuyến khích, lôi kéo ngày càng nhiều các doanh nghiệp đủ năng lực thực hiện đầu tư vào các dự án nông nghiệp nói chung và dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng, tạo nên một phong trào thi đua sôi nổi có sức lan tỏa rộng khắp trên cả nước đối với cộng đồng doanh nghiệp, phải xác định các doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt cho cuộc cách mạng nông nghiệp nông thôn hiện nay.

Thứ bảy, chính sách thuế: Đối với các doanh nghiệp thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp cần được miễm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, miễn thuế nhập khẩu các loại hàng hóa phục vụ quá trình đầu tư, thuế vận chuyển v.v...ngay từ khi khởi công xây dựng dự án chứ không phải chờ sau 3 năm hoạt động khi bộ nông nghiệp nông thôn cấp giấy chứng nhận công nghệ cao mới được miễn thuế;

Thứ tám, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất: Đất cả các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng tiền thuê đất, thuế sử dụng đất bình đẳng trước pháp luật, làm tăng ngân sách cho Nhà nước. Nếu doanh nghiệp nào không có khả năng đóng tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất thì phải có lộ trình và kế hoạch trả lại đất lại cho Nhà nước, để Nhà nước giao cho các Dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Thứ chín, về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giao cho Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu nới lỏng điều kiện phát hành trái phiếu theo nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2011 về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, để các doanh nghiệp chủ động phát hành trái phiếu tạo ra nguồn vốn lớn thực hiện đầu tư các dự án có hiệu quả (như điều kiện qui định tại điều 13 của nghị

định 90/2011/NĐ-CP về 1 năm hoạt động kinh doanh có lãi của năm liền kề trước năm phát hành v.v.., vì các dự án áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thường có khối lượng vốn lớn, thời gian đầu tư và thu hồi vốn lâu nên thường có lỗ trong kế hoạch từ 2 đến 3 năm đầu đi vào sản xuất kinh doanh).

Thứ mười, đề nghị Nhà nước chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện giúp đỡ ngân hàng trong việc thẩm định tín dụng, hoàn thiện thủ tục vay vốn, xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng không trả được nợ ngân hàng:

- Chính quyền địa phương, xã và công chứng nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những xác minh của mình.

- Các cơ quan chức năng như Tòa án, Viện kiểm soát, Công an, Cơ quan thi hành án, Thanh tra Nhà nước cần có sự quan tâm hỗ trợ ngành ngân hàng trong việc thu hồi nợ nhất là đối với những khách hàng chây ì, lừa đảo.

Một phần của tài liệu 0755 mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 102)