Kiến nghị đối với chính quyền địa phương:

Một phần của tài liệu 0755 mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 108)

Sơ đồ 2 5 Mô hình hoạt động tại Phòng Giao dịch không tín dụng

3.3. Kien nghị

3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương:

Với tu cách là một đơn vị tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp, để có đủ cơ sở vững chắc tiếp tục thực hiện sứ mệnh tu vấn đầu tu và cấp tín dụng cho các hợp tác xã “kiểu mới” hoạt động hiệu quả, BAC A BANK đề xuất:

a. Đảm bảo tính minh bạch của thị trường:

Để tạo môi truờng sản xuất, kinh doanh mang tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp, HTX làm ăn chân chính, các bộ ngành chức năng cần ban hành các tiêu chí rõ ràng cụ thể về qui cách, tiêu chuẩn chất luợng sản phẩm, tiêu chuẩn về giá, chỉ dẫn địa lý và nguồn gốc sản phẩm. Phải thuờng xuyên tăng cuờng giám sát cảnh báo và có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các truờng hợp vi phạm, phải xử lý nghiêm khắc đối với các truờng hợp quảng cáo không đúng sự thật, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa không đúng tiêu chuẩn chất luợng, sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất luợng, phân bón hóa chất độc hại có nguy cơ làm tổn hại sức khỏe nguời tiêu dùng và tàn phá tài nguyên môi truờng. Xây dựng cơ chế tôn vinh hàng hóa chất luợng cao, huớng dẫn và khuyến khích nguời tiêu dùng nhằm nâng cao chất

lượng cuộc sống, có như thế người sản xuất chân chính mới có điều kiện bán được hàng hóa đúng giá trị thực, mới đảm bảo nguồn thu để trả nợ ngân hàng và tích lũy đầu tư phát triển và ngân hàng mới yên tâm tín dụng vốn đầu tư sản xuất.

b. Cơ chế, chính sách cần được xây dựng sát với thực tiễn và dễ thực hiện:

Thời gian gần đây, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, như: Nghị quyết 30/NQ-CP hay Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN, Quyết định 813/QĐ-NHNN nhằm thực hiện gói tín dụng lên đến 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ khởi xướng. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn còn gặp phải một số khó khăn như việc đánh giá xếp loại các dự án, doanh nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch vẫn còn định tính, chưa có những tiêu chí cụ thể đối với các đối tượng được hưởng ưu đãi, nhất là đối với đối tượng là các hợp tác xã. Điều này khiến cho các ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi xác định dự án nông nghiệp công nghệ cao và dự án nông nghiệp sạch trong quá trình thẩm định tín dụng, cũng như việc trình Ngân hàng Nhà nước thẩm định để ngân hàng được hưởng các ưu đãi về tín dụng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dự phòng rủi ro hay tỷ lệ huy động ngắn hạn tín dụng trung dài hạn.

c. về đào tạo chuyển giao công nghệ:

Hàng năm Nhà nước bỏ một lượng kinh phí cho công tác nghiên cứu giống, kỹ thuật, đào tạo chuyển giao công nghệ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, các HTX cần phải chủ động làm chủ về quản trị kinh doanh và kỹ thuật sản xuất, không thể hoàn toàn dựa vào doanh nghiệp hay các sở ngành. Các HTX phải thu hút được một lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn là xã viên HTX. Muốn vậy, Nhà nước cần có chính sách đào tạo phù hợp và có cơ chế để thu hút các học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề về làm việc tại các HTX, phải khơi dậy được niềm đam mê và lòng tự hào để mọi người cống hiến hết mình vì sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà

d. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và sự vào cuộc của các tổ chức xã hội:

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là chủ trương đúng đắn, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Doanh nghiệp và nông dân cần nhận thức rõ việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là tất yếu, là sự sống còn trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Do đó, cần chú trọng và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của người dân và đặc biệt là phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội (Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Liên minh HTX,...), của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, để từ đó tạo thành một cuộc cách mạng rộng rãi làm chuyển biến căn bản trong tư tưởng, nhận thức và hành động. Nói đến sản xuất nông nghiệp là phải nói đến khoa học kỹ thuật, công nghệ và chất lượng sạch.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTMCP Bắc Á, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, ngân hàng Nhà nước, chính quyền địa phương, để việc tổ chức thực hiện các giải pháp được nhanh chóng, thuận lợi.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do điều kiện, khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý của các thầy cô, các chuyên gia và các cơ quan để đề tài được hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu “Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ

phần Bắc Á” đã tập trung đưa ra cách hiểu về hoạt động tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện liên quan đến mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á và đã đưa ra những điểm còn tôn tại và phương hướng phát triển trong tương lai.

Nội dung luận văn đã đạt những kết quả sau đây:

1. Trình bày đã hệ thống hóa có chọn lọc và tập trung luận giải về hoạt động tín dụng trên cơ sở xây dựng khái niệm ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng, hoạt động tín dụng, tiêu chí đánh giá mở rộng hoạt động tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại.

2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt kinh doanh, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á dựa trên các số liệu thực tế. Từ đó tìm ra những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế, tồn tại, các nguyên nhân chủ quan và

khách quan tác động đến việc mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại

cổ phần Bắc Á.

3. Căn cứ vào chiến lược và mục tiêu mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á, đồng thời dựa trên cơ sở những phân tích để đưa ra hệ thống nhiều giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng.

Những kết quả đạt được của luận văn sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á, tạo cho Ngân hàng có năng lực để cạnh tranh với các NHTM khác.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do điều kiện, khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý của các thầy cô, các chuyên gia và các cơ quan để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng TMCP Bắc Á (2015-2017), Báo cáo hoạt động kinh doanh có kiểm toán.

2. Ngân hàng TMCP Bắc Á, Định hướng hoạt động, kế hoạch phát triển giai đoạn 2015-2020, Các báo cáo tổng kết hàng năm.

3. Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước (2008), Nghiệp vụ đầu tư hoạt động các tổ chức tín dụng ngân hàng theo quy luật thị trường Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

5. Trần Đình Định (2007), Những chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tư pháp.

6. Trần Đình Định (2008), Quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam. Nhà xuất bản Tư pháp.

7. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

8. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro kinh doanh trong hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

9. Tạp chí Thông tin Tín dụng, Đánh giá về hoạt động tín dụng. 10. Tạp chí Thông tin Tín dụng, Chất lượng tín dụng.

11. Tạp chí Ngân hàng (2008, 2009, 2010). 12. Thời báo Ngân hàng (2008, 2009, 2010). 13. Tạp chí tài chính tiền tệ (2008, 2009, 2010). 14. Thời báo Kinh tế Sài gòn (2008, 2009, 2010).

Một phần của tài liệu 0755 mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w