Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0755 mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 74)

Sơ đồ 2 5 Mô hình hoạt động tại Phòng Giao dịch không tín dụng

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

Tồn tại, hạn chế

Mặc dù trong những năm qua Ngân hàng đã đạt được những thành tích nhất định nhưng hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục như sau:

Đầu tiên, Giới hạn tín dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng thấp. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn tín dụng trung dài hạn đang bị giảm.

Thứ hai, các sản phẩm của ngân hàng chưa đa dạng, các sản phẩm dành riêng cho doanh nghiệp còn ít, chưa đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp. Chưa

có các sản phẩm đặc thù dành cho các phân khúc khách hàng khác nhau, khách hàng đặc thù, sản phẩm riêng cho từng nhu cầu vay vốn và từng nhóm khách hàng.

Thứ ba, lãi suất vay vốn thế chấp tài sản của ngân hàng TMCP Bắc Á khá cao từ 11% - 13%/năm. Do đó, gặp nhiều khó khăn để cạnh tranh với các ngân hàng khác về mặt lãi suất.

Thứ tư, nguồn nhân lực còn hạn chế về cả số luợng và chất luợng. Số luợng nhân viên còn ít do đó một nhân viên phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ và chua tập trung vào một mảng. Chất luợng của đội ngũ nhân viên chua tốt, đồng bộ, chua đuợc đào tạo bài bản, vẫn có sự chênh lệch giữa các Chi nhánh.

Thứ năm, thời gian xử lý giao dịch chua cạnh tranh đuợc với các ngân hàng khác. Nên nhiều nhu cầu phát sinh của khách hàng cần gấp không xử lý kịp hoặc khách hàng phải tìm đến ngân hàng khác.

Thứ sáu, ngân hàng chua tập trung đẩy mạnh quảng bá thuơng hiệu.

Thứ bảy, chất luợng thẩm định khách hàng còn hạn chế. Các phê duyệt tín dụng chua theo sát đuợc tình hình doanh nghiệp, mang tính chủ quan, áp đặt giữa các khách hàng. Nhiều truờng hợp dẫn tới mất khách hàng.

Nguyên nhân

> Nguyên nhân khách quan

Theo thông tu 36/2014/TT-NHNH và thông tu 06/2016/TT-NHNN, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn tín dụng trung dài hạn năm 2017 giảm từ 60% xuống 50%, năm 2018 sẽ giảm xuống còn 40%. Do đó trong thời gian tới ngân hàng mở rộng tín dụng có thể sẽ thiếu vốn trung dài hạn thì tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn tín dụng trung dài hạn giảm còn 40% sẽ làm giảm nguồn vốn tín dụng trung dài hạn của ngân hàng.

Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Do đó, các khách hàng hoặc nhóm khách hàng có nhu cầu vốn vượt quá hai giới hạn trên sẽ phải vay phần vốn còn lại tại các ngân hàng khác.

Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN, ngân hàng nhà nước bỏ trần lãi suất tín dụng so với trước đây là 20%. Điều này có tác động hai mặt tới các ngân hàng. Một số ngân hàng chọn giảm tối đa các điều kiện tín dụng như: tài sản bảo đảm, hồ sơ vay vốn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, kinh nghiệm người quản lý, tình hình tài chính của khách hàng,.. .nhưng đặt một lãi suất cao từ 13-20%/năm (các khoản vay tiêu dùng không tài sản bảo đảm còn có lãi suất từ 20-30%/năm) để lấy lợi nhuận bù đắp rủi ro. Chưa kể tới các công ty tài chính lãi suất còn cao hơn rất nhiều từ 20 - 50%/năm. Một số ngân hàng (chủ yếu là các ngân hàng quốc doanh hoặc ngân hàng có vốn lớn) chọn vẫn giữ các điều kiện tín dụng nhưng tín dụng với lãi suất thấp, tung các gói sản phẩm dịch vụ riêng biệt. Nhưng điều này ảnh hưởng tới lãi suất huy động vốn, ảnh hưởng tới lợi nhuận,...

> Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, vốn tín dụng của ngân hàng còn thấp do: Tính đến 31/12/2016, vốn điều lệ của ngân hàng là 5.000 tỷ đồng, vốn tự có của ngân hàng là 5.807 tỷ đồng. Nên, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng của ngân hàng không được vượt quá 871 tỷ đồng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 1.451 tỷ đồng.

Thứ hai, các sản phẩm của ngân hàng chưa đa dạng là do thời gian trước ngân hàng TMCP Bắc Á tập trung đầu tư vào các dự án nông nghiệp, giáo dục, dinh dưỡng như: dự án chăn nuôi bò sữa ở Nghĩa Đàn, Nghệ An với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, dự án nhà máy chế biến gỗ ở Nghệ An, dự án trường TH School tại Hà

Nội, dự án dược liệu sạch hương liệu sạch TH Herbals,... Nên chưa tập trung đầu tư phát triển sản phẩm tín dụng khác. Bên cạnh đó, các năm trở lại đây các ngân hàng đồng loạt tái cơ cấu, hình thành các chính sách, sản phẩm riêng của từng ngân hàng chia thành hai nhóm chính là tín dụng có tài sản bảo đảm có lãi suất thấp và tín dụng không có tài sản bảo đảm có lãi suất cao để bù cho rủi ro. Ngân hàng TMCP Bắc Á chưa có các động thái rõ rệt nguyên nhân là đang chờ tín hiệu tích cực, tiêu cực, kết quả hoặc thất bại từ các chính sách, sản phẩm của ngân hàng khác để tìm được chính sách, sản phẩm phù hợp mà không phải đánh đổi quá nhiều thử nghiệm.

Thứ ba, lãi suất vay vốn của ngân hàng cao hơn so với các ngân hàng khác một phần là do lãi suất huy động của ngân hàng TMCP Bắc Á đang ở mức cao hơn so với một số ngân hàng. Trong đó, lãi suất tín dụng phải đảm bảo cao hơn tổng chi phí lãi huy động, chi phí huy động vốn, chi phí khác, lợi nhuận kỳ vọng.

Thứ tư, chất lượng tuyển dụng đầu vào chưa tốt và hệ thống đào tạo nhân sự chưa đồng bộ, hiệu quả. Vì là ngân hàng nhỏ, nên nhiều nhân sự chưa biết đến ngân hàng TMCP Bắc Á. Hoặc có biết đến nhưng những nhân sự tốt, xuất sắc thường lựa chọn các ngân hàng lớn hoặc các ngân hàng có mức lương cao. Hiện tại, trung tâm đào tạo của ngân hàng TMCP Bắc Á mới được thành lập và chính thức đào tạo bài bản năm 2016. Các thế hệ nhân viên về trước chủ yếu làm việc dựa trên sự hướng dẫn của đội ngũ nhân viên đi trước. Bên cạnh đó, trung tâm đào tạo của ngân hàng TMCP Bắc Á mới đi vào hoạt động, chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa cập nhật tất cả các sản phẩm, quy trình, tác nghiệp của các phòng ban bộ phận. Hơn nữa, thời gian đào tạo rất ngắn từ 3-7 ngày, nên nội dung thường chung chung và chưa đi vào thực tế. về các lớp đào tạo nhân sự thường xuyên thì chỉ khi có thay đổi về sản phẩm, chính sách mới thực hiện đào tạo lại. Chưa có các chương trình đào tạo tập trung, chia sẻ kinh nghiệm,...

Thứ năm, thời gian xử lý hồ sơ của ngân hàng chậm hơn các ngân hàng khác là do nhiều yếu tố như: quy trình, sản phẩm, phân quyền phê duyệt, nhân sự,. Quy trình có nhiều khâu làm kéo dài thời gian phê duyệt hồ sơ hơn so với các ngân hàng

khác. Ví dụ như quy trình tín dụng mua ô tô yêu cầu phải có đăng kí xe và công chứng, đăng kí giao dịch bảo đảm hợp đồng thế chấp mới thực hiện giải ngân. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện giải ngân trên giấy hẹn và đăng kí giao dịch bảo đảm hợp đồng thế chấp là có thể giải ngân. Phân quyền phê duyệt của Ngân hàng TMCP Bắc Á - chi nhánh Kim Liên là 1 tỷ đồng. Các hồ sơ có giá trị trên 1 tỷ đồng phải trình dưới chi nhánh sau đó trình lên hội sở làm kéo dài thời gian xử lý hồ sơ. về yếu tố nhân sự, do thực hiện nghiệp vụ chủ yếu dựa trên chia sẻ, hướng dẫn của người đi trước nên các nhân viên chưa nắm được đâu là cách làm chuẩn, nhanh nhất, hiệu quả nhất làm kéo dài thời gian xử lý giao dịch. Chưa kể đến các trường hợp

trình sai cấp thẩm quyền, thẩm định chưa chuẩn làm mất khách hàng.

Thứ sáu, thương hiệu ngân hàng TMCP Bắc Á chưa được nhiều người biết đến là do ngân hàng chưa đầu tư vào mạng lưới, chưa thực hiện truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông qua mạng, chưa có các sản phẩm, thế mạnh đặc thù của ngân hàng để cho khách hàng biết đến.

Thứ bảy, chất lượng thẩm định tín dụng chưa theo sát thực tế chưa gắn với tình hình của khách hàng là do: quy trình sản phẩm không yêu cầu các báo cáo thực tế, báo cáo thực địa của thẩm định tín dụng đối với hồ sơ, số lượng cán bộ thẩm định tín dụng ít nên chưa thể đi tới tất cả khách hàng vì như vậy sẽ làm chậm tốc độ giải quyết các hồ sơ khác. Phê duyệt tín dụng vẫn còn mang tính chủ quan, áp đặt từ khách hàng này sang khách hàng khác vì phân quyền phê duyệt của các chi nhánh thấp dẫn tới việc nhiều hồ sơ cần xử lý mà nhân lực có hạn. Ngoài ra, các khách hàng làm rất nhiều các ngành nghề khác nhau, các lĩnh vực, đặc thù, đầu ra đầu vào khác nhau. Do đó, có thể nhiều lĩnh vực, ngành nghề, đối tác đầu ra, đầu vào mà thẩm định chưa nắm được, chưa hiểu rõ,... Điều này khiến chất lượng thẩm định chưa tốt, kéo dài thời gian thẩm định và có thể xấu nhất là mất khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở giới thiệu chung về Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Bắc Á, luận văn đã phân tích thực trạng tín dụng tại Ngân hàng thông qua tiêu chí du nợ (theo thời gian, nhóm nợ, ngành kinh tế), chất luợng tín dụng. Với số liệu thu thập từ năm 2015 đến năm 2017. Phân tích rút ra đuợc những mặt tích cực, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.

Chuơng tiếp theo, nghiên cứu sẽ trình bày các định huớng, giải pháp và kiến nghị để hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Bắc Á đuợc triển khai một cách có hiệu quả và chất luợng.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH TMCP BẮC Á

Một phần của tài liệu 0755 mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 74)