Trong dài hạn

Một phần của tài liệu 0755 mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91)

Sơ đồ 2 5 Mô hình hoạt động tại Phòng Giao dịch không tín dụng

3.2.2. Trong dài hạn

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng nhân sự tuyển dụng đầu vào và đào tạo nhân sự nội bộ thường xuyên.

a. Tuyển chọn nhân sự đầu vào có chất lượng cao:

Trong thời gian tới ngân hàng nên chú ý nâng cao công tác tuyển dụng, tuyển mới những nguời có kinh nghiệm, có năng lực thực sự trong công tác thẩm định dự án đầu tu vào làm việc. Cán bộ đuợc tuyển chọn cần có sự kết hợp hài hoà giữa năng lực chuyên và tu cách đạo đức. Sau khi tuyển dụng, ngân hàng cần phổ biến để mỗi cán bộ đều nắm bắt đuợc các mục tiêu, các quy định của ngân hàng cũng nhu các quy định của luật pháp có liên quan, đồng thời cần đuợc huớng dẫn, đào tạo chuyên sâu cho họ về công việc sẽ đuợc giao. Ngân hàng cũng cần có các chính sách thu hút nhân tài vào làm việc lâu dài hoặc mời làm cố vấn hoặc làm cộng tác viên cho các hoạt động của mình.

Đào tạo, trao đổi chuyên môn:

Trong qua trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định luôn có xu hướng coi trọng phương diện tài chính hơn các phương diện khác. Điều này phần lớn là do những kiến thức mà họ được trang bị ở trường Đại học còn hạn chế, thông thường họ mới chỉ biết về mặt tài chính dự án, còn việc nghiên cứu thị trường, đánh giá thị trường, đánh giá hiệu quả dự án, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật. thì ít được đề cập, do đó việc họ lựa chọn phương án tài chính là căn cứ chủ yếu để thẩm định cũng là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên đòi hỏi về mặt chất lượng thẩm định đã dẫn đến sự khập khiễng giữa lý thuyết và thực tế. Bởi vì trong thực tế, quá trình thẩm định đòi hỏi mỗi cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp tương đối cao về: pháp luật, kinh tế, công nghệ- kỹ thuật, thông tin thị trường, thanh toán quốc tế. do đó hoàn thiện công tác thẩm định dự án trước hết ngân hàng cần từng bước nâng cao trình độ của các cán bộ thẩm định.

- Liên tục tổ chức đào tạo và đào tạo lại, tập huấn cho cán bộ thẩm định tín

dụng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và năng lực kinh nghiệm làm việc. Đặt ra những yêu cầu chuyên môn bắt buộc, đòi hỏi đội ngũ này phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính NH, có khả năng phân tích tài chính. Kiên quyết điều chuyển những cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc.

- Ngân hàng nên tổ chức các buổi hội thảo, mời các chuyên gia về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng bạn, tìm nguồn tài liệu cho cán bộ tham khảo. Bên cạnh khuyến khích động viên cán bộ tự trau dồi kiến thức, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Lưu ý là để công tác đào tạo đạt được kết quả cao thì quá trình đào tạo này phải được diễn ra thường xuyên và có hệ thống.

c. Giáo dục về nhận thức, tư cách đạo đức:

Ngân hàng TMCP cần thường xuyên giáo dục về ý thức, đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp cho các cán bộ của mình để họ nhận thức được vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác thẩm định dự án, đồng thời có ý thức tự giác, trung thực và tinh thần trách nhiệm cao hơn:

- Khi phân công việc cho cán bộ thẩm định cũng phải gắn quyền hạn và trách nhiệm trực tiếp của cán bộ đối với kết quả, chất lượng thẩm định. BAC A BANK phải có biện pháp kiểm tra thường xuyên tránh những sai sót và ngăn ngừa những hành vi cố tình làm sai, tránh rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

- Ngân hàng cũng nên có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với nhân viên, kịp

thời khen thưởng về vật chất lẫn tinh thần đối với các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phát hiện ra những biểu hiện sa sút về đạo đức để kịp thời uốn nắn. Xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ có hành vi tiêu cực, vô tình hay cố ý làm trái các quy định chung dẫn đến những thiệt hại cho ngân hàng...

- Việc làm tốt công tác thẩm định không chỉ phụ thuộc vào bản thân mỗi cán

bộ thẩm định mà còn phải có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của ngân hàng. Do vậy ngân hàng cũng phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, lựa chọn và đào tạo các cán bộ kiểm soát có năng lực, có phẩm chất tốt và có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.

d. Xây dựng nguồn nhân lực:

Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng của toàn ngân hàng nói chung và của lực lượng cán bộ tín dụng nói riêng. Nhằm đảm bảo chất lượng an toàn chất lượng hoạt động tín dụng, đủ nhân lực để đón bắt các cơ hội kinh doanh mới thì việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ cho phù hợp với chất lượng quốc tế là nhiệm vụ cần thiết của Ngân hàng TMCP. Thực tế hiện nay hầu hết các cán bộ công tác tại hội sở Ngân hàng TMCP đều có trình độ đại học và trên đại học. Như vậy, trong thời gian tới nhằm nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng, Ngân hàng TMCP Bắc Á cần tiến hành các số biện pháp chung sau:

- Nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng, chuyên sâu kiến thức về

khách hàng doanh nghiệp.

- Xây dựng chính sách tiền lương, tiền thưởng theo cơ chế động lực cân

tận tâm với công việc, gắn bó với cơ quan, nâng cao năng suất, chất luợng lao động. Cơ chế thuởng phạt công khai, minh bạch.

- Thuờng xuyên tổ chức các lớp phổ biến kiến thức mới và kinh nghiệm tín dụng đến từng cán bộ tín dụng. Trong quá trình hoạt động bồi duỡng cán bộ phải gắn liền lý thuyết với thực tiễn để cán bộ tín dụng có thể vận hành một cách sáng tạo, linh hoạt và có hiệu quả trong thực tế.

3.2.2.2. Vận hành, giám sát, quản trị rủi ro

a. Hoàn thiện và tăng cường có hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng

Thực tế hiện nay công tác hoàn thiện và tăng cuờng có hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng đã và đang đuợc Ngân hàng TMCP Bắc Á triển khai thực hiện và phát huy hiệu quả tích cực, tuy nhiên Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa vấn đề này vì nó là công cụ để ngân hàng ngăn chặn rủi ro trong kinh doanh. Với những hạn chế về nhiều mặt của khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng càng cần phải nâng cao khả năng quản lý vốn vay, xác định các dòng tiền vào - ra của doanh nghiệp để lên phuơng án tín dụng, tiến độ thu nợ phù hợp. Thuờng xuyên giám sát chặt chẽ từng lần giải ngân, theo dõi quá trình chu chuyển vốn của doanh nghiệp để thu nợ đúng hạn và để phát hiện sớm những dấu hiệu rủi ro để có giải pháp ứng phó kịp thời.

Ngân hàng cần xếp hạng các khoản vay theo mức độ rủi ro để dễ dàng theo dõi và kiểm soát bằng cách thực hiện chính sách khách hàng có chọn lọc, thuờng xuyên phân tích đánh giá, chấm điểm tín dụng, xếp hạng, xác định những khách hàng tiềm năng, khách hàng chiến luợc, có năng lực tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm cao trong quan hệ với ngân hàng để xác lập, duy trì và mở rộng quan hệ tín dụng; nguợc lại những khách hàng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, công nợ kéo dài, giảm dần du nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng.

Nên thành lập các nhóm chuyên trách về hoạt động tín dụng theo từng ngành, nhóm ngành. Với các nhóm chuyên trách về từng lĩnh vực, từng ngành nghề,

từng mục đích sử dụng, các cán bộ tín dụng sẽ được chuyên sâu về một hay một số lĩnh vực khiến việc thẩm định, dự báo những rủi ro để có những quyết định chuẩn xác về tín dụng hay không tín dụng, các quyết định thu hồi, xử lý khoản vay có vấn đề hay có thể tư vấn cho khách hàng những phương án kinh doanh giúp họ vượt qua khó khăn từ đó ngân hàng tránh được rủi ro mất vốn.

Bên cạnh việc giám sát riêng rẽ từng khoản vay, từng khách hàng vay vốn, Ngân hàng cũng cần định kỳ kiểm tra giám sát tổng thể. Ngoài việc kiểm tra, đôn đốc việc theo dõi các khoản vay của các cán bộ tín dụng, trưởng phòng khách hàng cần thực hiện phân tích cơ cấu dư nợ hiện có theo các tiêu chí: ngành kinh tế, phương thức tín dụng, quy mô vốn vay, thời hạn tín dụng, đối tượng khách hàng.để tiện cho việc theo dõi và phục vụ cho việc kiểm tra kiểm soát của ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Bắc Á.

b. Đẩy mạnh công tác quản lý và xử lý nợ:

Nợ quá hạn luôn là một vấn đề làm “đau đầu” các nhà quản trị ngân hàng thương mại. Bất cứ ngân hàng thương mại nào dù quản lý giỏi đến đâu cũng không thể loại bỏ tuyệt đối nợ quá hạn bởi vì nguy cơ rủi ro tiềm ẩn mọi nơi, mọi phía. Do đó, quản lý và giảm thiểu rủi ro đối với các khoản nợ quá hạn và nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Nợ quá hạn phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu tỉ lệ nợ quá hạn cao hơn mức cho phép so với tổng dư nợ thì hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đó không tốt, ngược lại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn thấp so với tổng dư nợ thì hoạt động tín dụng của ngân hàng đó là hiệu quả. Do vậy, việc duy trì tỷ lệ nợ quán hạn ở mức hợp lý trên tổng dư nợ, ngăn ngừa nợ quá hạn phát sinh và giải quyết dứt điểm nợ quá hạn phát sinh là việc cần thiết ở mỗi đơn vị của ngân hàng. Một số dấu hiệu cho thấy phát sinh khả năng nợ quá hạn đó là:

- Trì hoãn, chậm trễ trong việc trả lãi và gốc

- Phương án sử dụng vốn vay không rõ ràng, cụ thể

- Suy giảm sự tin cậy và hợp tác giữa ngân hàng và khách hàng

Do đó, để ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn và giảm thiểu rủi ro nợ quán hạn mang lại cho ngân hàng thì Ngân hàng TMCP Bắc Á cần có các biện pháp theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của khách hàng vay nhằm phát hiện sớm khả năng phát sinh nợ quá hạn để có biện pháp can thiệp hoặc giúp đỡ khách hàng vay có thể trả nợ đúng hạn. Khi thấy có dấu hiệu khách hàng không thể trả nợ đúng hạn, việc đầu tiên cần làm là đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề và áp dụng các biện pháp để điều chỉnh tình huống nhằm bảo vệ lợi ích của ngân hàng và khôi phục lại năng lực của người đi vay như:

- Cán bộ tín dụng có thể tư vấn cho người vay hoặc mời chuyên viên tư vấn

để có lời khuyên hữu ích.

- Yêu cầu khách hàng tạm dừng kế hoạch dài hạn nếu có.

- Tăng cường liên lạc với khách hàng để giám sát được tình hình thực tế của

khách hàng cũng như tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.

- Điều chỉnh thời gian trả nợ cũng như thời gian trả lãi bằng cách gia hạn nợ

hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Tuy nhiên cần phải có những tính toán chính xác về thời hạn trả nợ và tỷ lệ lãi suất phù hợp với quy định và không gây thiệt hại cho cả hai bên.

Như vậy, trong công tác quản lý và xử lý nợ cần chú ý các khoản nợ vay có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể, Ngân hàng có thể xử lý các khoản nợ có vấn đề bằng các biện pháp sau:

- Khai thác nợ: là biện pháp mà ngân hàng thực hiện bằng cách chủ động làm

việc với doanh nghiệp để doanh nghiệp trả nợ mà không cần dùng tới các công cụ pháp lý để ép buộc.

Thanh lý nợ: là biện pháp ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp vay vốn thực hiện các điều khoản về xử lý nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi áp dụng biện pháp này, ngân hàng thường sử dụng các công cụ pháp lý để thu hồi nợ.

3.2.2.3. Tăng cường truyền thông thương hiệu.

Các ngân hàng Việt Nam thiếu kinh nghiệm và chưa thực sự quan tâm đến trong quảng bá và xây dựng thương hiệu. Xây dựng và bảo vệ thương hiệu là quá trình liên tục, bền bỉ, đòi hỏi sự quan tâm thích đáng và có những chiến lược cụ thể. Các ngân hàng cũng chưa nâng cao nhận thức về thương hiệu trong việc quảng bá, bảo vệ; đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ thương hiệu không chỉ ở thị trường trong nước mà cả ở nước ngoài. Ở các ngân hàng nhà nước, do ràng buộc về cơ chế, chính sách, sự bảo hộ và ưu đãi của Nhà nước dẫn đến vấn đề thương hiệu chưa được quan tâm thỏa đáng.

Trước hết, ngân hàng Bắc Á cần nhận thức rõ ý nghĩa của việc quảng bá và xây dựng thương hiệu. Cần có nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu, xem thương hiệu là tài sản quí của ngân hàng cần phải bảo vệ, quảng bá và phát triển nó, coi việc phát triển thương hiệu là việc sống còn của ngân hàng, là hoạt động mang tính chiến lược trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chiến lược xây dựng và định vị thương hiệu bên cạnh đó còn cần phải xuất phát từ việc thấu hiểu thị trường và khách hàng.

Ngân hàng Bắc Á cũng có thể tích cực tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước nhằm quảng bá sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng, không ngừng mở rộng mạng lưới bán hàng, không ngừng bảo vệ và nâng cao uy tín thương hiệu.

Tiến hành phân đoạn thị trường theo khách hàng, ngành nghề, địa bàn để có chính sách về sản phẩm bán lẻ, về giá... phù hợp. Tăng cường tổ chức các chiến dịch marketing sản phẩm qua các dịp lễ như kỷ niệm ngày thành lập ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, các ngày lễ lớn của đất nước với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và ưu đãi bất ngờ.

Phối hợp với các thương hiệu khác để gia tăng sức cạnh tranh, tận dụng được các ưu thế tiện ích khác mà ngân hàng chưa đáp ứng được như: Phối hợp với các hiệp hội, tổ chức tài chính lớn; phối hợp giao dịch dịch vụ chuyển tiền nhanh quốc tế (Western Union...); các hiệp hội thanh toán quốc tế (VISA, Master card...); các

siêu thị lớn (Metro, BigC, Vincom...) để phối hợp thanh toán không dùng tiền mặt...; phối hợp với các hãng vận tải, taxi; các công ty bảo hiểm, công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, điện, nước...

3.3. Kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ.

Thứ nhất, tiếp tục phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, cơ chế thị trường hình

thành chưa đồng bộ, cơ cấu kinh tế vẫn chưa ổn định, môi trường cạnh tranh còn nhiều

khiếm khuyết. Do đó, Nhà nước phải phát huy vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô để kinh tế

thị trường ở Việt Nam được vận hành theo đúng quy luật. Nhà nước phải giải quyết triệt để việc cổ phần hóa các DNNN, hạn chế và dần dần đi đến xóa bỏ tình trạng độc

quyền ở một số lĩnh vực quan trọng.

Khi sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế phải chú ý mức độ và thời gian để đạt hiệu quả cao và chi phí thấp, phải lường trước các phản ứng của thị trường, nếu các phản ứng này có nguy cơ làm sai lệch những cân bằng cơ bản và

Một phần của tài liệu 0755 mở rộng hoạt động tín dụng tại NHTM CP bắc á luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w