Chỉ tiêu đánh giá quy mô và chất lượng nguồn vốn

Một phần của tài liệu 0826 nâng cao chất lượng huy động vốn tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) – chi nhánh hà nội (Trang 28 - 33)

Để có cái nhìn tổng quan về quy mô và chất lượng nguồn vốn, cần thiết phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đo lường làm cơ sở phân tích, so sánh giữa các thời kỳ và với các ngân hàng khác, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp, chính sách nguồn vốn một cách hợp lý[1].

1.3.1. Tổng nguồn vốn của ngân hàng:

Tổng nguồn vốn phản ánh số dư nội bảng của tất cả các nguồn vốn của ngân hàng tại một thời điểm và đựợc báo cáo chính thức hàng năm trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm ngày 31 tháng 12. Khi tính Tổng nguồn vốn th

ì phải quy đổi các ngoại tệ ra nội tệ và không đề cập đến yếu tố kỳ hạn của nguồn vốn. Nhìn vào bảng cân đối kế toán cho thấy Tổng nguồn vốn đúng bằng Tổng sử dụng vốn[1]. Tại bất kỳ thời điểm nào, ta luôn có:

Tổng nguồn vốn (TNV) = Tổng sử dụng vốn = Tổng tài sản Tổng nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

Tăng trưởng TNV giữa các thời kỳ được tính theo công thức:

- Số tuyệt đối: Tăng trưởng TNV (VND) = T N Vt - T N v(t- 1 ) - Số tương đối: .A _ . , TNVt Tốc độ tăng trưởng TNV (lần) = Tốc độ tăng trưởng TNV (%) =

x 100%

1.3.2. Tỷ lệ chi phí huy động vốn

Với các nhân tố khác không đổi, giá thành của một đồng vốn càng thấp thì lợi nhuận thu được khi sử dụng một đồng vốn càng cao, làm cho hiệu quả huy động vốn cũng tăng. Vì vậy, để tăng hiệu quả của nguồn vốn, ngân hàng phải tìm cách giảm giá thành của từng nguồn, để đo lường giá thành nguồn vốn, chúng ta sử dụng

23

các chỉ tiêu sau:

a. Chỉ tiêu Chi phí lãi suất/Vốn huy động (VHĐ):

, Lãi suất trả cho VHĐ

Chi phí lãi suất/VHĐ = , __________________ x100% Số dư VHĐ bình quân

Chỉ tiêu này nói lên rằng, để có 100 đồng nguồn vốn huy động thì ngân hàng phải trả tiền lãi suất là báo nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng thấp, thể hiện giá thành huy động vốn thấp, tức ngân hàng khai thác được những nguồn vốn giá rẻ, làm tăng chất lượng nguồn vốn.

b. Chỉ tiêu Chi phí lãi suất/Vốn đi vay (VĐV):

, Lãi suất trả cho VHĐ

Chi phí lãi suất/VĐV = ■ --- --- x100%

Số dư VHĐ bình quân

Ngày nay, thị trường tiền tệ liên ngân hàng phát triển, nhiều ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh phụ thuộc đáng kể vào vốn đi vay. Do đó, chi phí tiền lãi suất đi vay cũng ảnh hưỏng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này nói lên rằng, để có 100 đồng nguồn vốn đi vay thì ngân hàng phải trả tiền lãi suất là bao nhiêu đồng. Chỉ tiêu này càng thấp, thể hiện giá thành nguồn vốn đi vay thấp, tức

ngân hàng khai thác được những nguồn vốn giá rẻ, làm tăng chất lượng nguồn vốn. c. Chỉ tiêu Chi phí lãi su ất/(VHĐ+VĐV):

Trong kinh doanh, ngân hàng không phân biệt đồng tiền này là vốn huy động, đồng tiền kia là vốn đi vay mà ngân hàng sử dụng nguồn vốn (VHĐ và VĐV) cho mục đích kinh doanh như một tổng thể. Chính vì vậy, việc tính chi phí lãi suất cho tổng VHĐ và VĐV là cần thiết và có ý nghĩạ hơn so với tính chi phí lãi suất riêng biệt cho từng nguồn.

, Lãi suất trả cho Nợ phải trả

Chi phí lãi suất/(VHĐ+VĐV) = _' ___ :_____ x100% Số dư (VHĐ+VĐV) bình quân

Với các nhan tố khác khôrig đổi, căn cứ vào giá thành, nếu nguồn vốn nào có giá thành thấp thì ngân hàng nên tập trung khai thác triệt để, còn những nguồn vốn nào có giá thành cao thì hạn chế.

24

Trong công tác nguồn vốn, ngoài tiền lãi suất phải trả, ngân hàng còn phải trả các khoản chi phí liên quan đến hoạt động và quản lý. Do đó, để tính được giá thành hỗn hợn của nguồn vốn ta dùng công thức:

, Tổng chi phí

Tổng chi phí/(VHĐ+VĐV) = ' ' ___ _____ ___ '__________ x100% Số dư (VHĐ+VĐV) bình quân

"Tổng chi phí" bao gồm chi phí tiền lãi suất phải trả, chi phí hoạt động và chi phí quản lý ngân hàng.

Có thể nói đây là chỉ tiêu hỗn hợp về chi phí cho nguồn vốn, ngân hàng nào có chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ nguồn vốn có chất lượng càng cao, và biện pháp quan trọng bậc nhất để nâng cao chất lượng nguồn vốn đó là giảm chi phí hoạt động và chi phí quản lý của ngân hàng.[1]

1.3.3. Tỷ lệ các nguồn vốn về kỳ hạn

a. Tỷ lệ nguồn vốn không kỳ hạn

, Vốn không kỳ hạn

Vốn không kỳ hạn (%) = _____, _ _________x 100% Tổng vốn huy động

Đặc trưng của nguồn vốn không kỳ hạn là không ổn định nhưng giá rẻ. Như trên đã trình bày, nói là không kỳ hạn, nhưng luôn tồn tại một tỷ lệ số dư thường xuyên, ngân hàng có thể sử dụng để cho vay có kỳ hạn. Chính vì điều này, mà các ngân hàng luôn ra sức thu hút nguồn vốn không kỳ hạn giá rẻ này. Tỷ trọng vốn không kỳ hạn lớn có nhiều ý nghĩa, chủ yếu là:

- Giá thành huy động vốn thấp.

- Biểu hiện chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng cao (vì tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích thanh toán là chủ yếu).

- Do tiền gửi thanh toán chủ yếu gắn với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nên khi tỷ trọng vốn không kỳ hạn lớn, thể hiện xu hướng kinh doanh bán

buôn của ngân hàng là chủ yếu.

- Dịch vụ thanh toán phát triển sẽ kéo theo hàng loạt các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng phát triển, như cho vay, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ...

25

Thực tế cho thấy, các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, cá nhân, hệ gia đình và nhà nước) có nhu cầu vốn có thời hạn (ngắn hạn đến 1 năm, trung hạn đến 5 năm và dài hạn trên 5 năm) là chủ yếu. Điều này được thể rõ ở danh mục cho vay của ngân hàng cung như khi nhìn vào tài sản của các chủ thể kinh tế. Trong khi đó ngân hàng chỉ có thể và chỉ được dùng một tỷ lệ nhất định (khoảng 30%) vốn ngắn hạn để cho; vay có thời hạn. Do đó, các ngân hàng muốn tại trợ dài hạn thì phải dựa vào nguổn vốn có kỳ hạn là chủ yếu. Nguồn vốn có kỳ hạn có ưu điểm là tính ổn định của nó, nên tỷ lệ sử dụng nguồn vốn này để cho vay có thời hạn thường cao. Tuy nhiên, để thu hút nguổn vốn có kỳ hạn, ngân hàng phải trả mức lãi suất huy động cũng cao, theo quy tắc chung là kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao, đặc biệt, trong thời kỳ lạm phát cao, thì không những lãi suất huy động cao mà ngân hàng còn rất khó huy động nguồn vốn có thời hạn dài.[1]

, , Nguồn vốn có kỳ hạn

Tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn = —,--- x 100% Tổng vốn huy động

Do kỳ hạn của nguồn vốn là rất phong phú và đa dạng, nên để phản ánh chính xác chất lượng kỳ hạn của nguồn vốn, thì phải phân tích tỷ trọng nguồn vốn của từng kỳ kỳ hạn.

, Nguồn vốn kỳ hạn (t)

Tỷ trọng nguồn vốn kỳ hạn (t) = —7---—-—— ---- x 100% Tổng vốn huy động

1.3.4. Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được xem là nguồn vốn chất lượng xét về tính ổn định số dư và ổn định về nhóm khách hàng ruột của ngân hàng. Ta có:

, , Tiền gửi tiết kiệm

Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm = —:--- x 100% Tổng vốn huy động

1.3.5. Tỷ lệ phát hành giấy tờ có giá

Ngày nay, huy động vốn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá là rất phổ biến do tính linh hoạt của nó. Ngân hàng có thể phát hành giấy tờ có giá thường xuyên hay theo đợt. Để thấy được khả năng, huy động vốn linh hoạt của ngân hàng, người ta sử dụng các chỉ tiêu:

26

Tổng vốn huy động Giá trị thực hiện

Tỷ trọng phát hành theo đợt = ---::--- x 100% Chỉ tiêu phát hành

1.3.6. Tỷ lệ ngoại tệ trong nguồn vốn

Tổng giá trị ngoai tệ quy VND

Tỷ trọng ngoại tệ = ,_______,___’--- x 100% Tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu 0826 nâng cao chất lượng huy động vốn tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) – chi nhánh hà nội (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w