1.4.2.1. Vốn tự có
Vốn tự có không chỉ quyết định uy tín của ngân hàng, là chiếc đệm giúp ngân hàng tránh được rủi ro phá sản, bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng đế quy mô hoạt động của ngân hàng nói chung và là yếu tố quyết định giới hạn tối đa của nguồn vốn[1].
1.4.2.2. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Để có hướng đi xuyên suốt, các NHTM cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể. Chiến lược kinh doanh được xây dựng theo từng thời kỳ căn cứ vào điều kiện môi trường kinh doanh của từng ngân hàng. Trong chiến lược kinh doanh, ngân hàng có thể quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, chi phí, lãi suất huy động, mạng lưới huy động,... Trong chiến lược kinh doanh tổng thể thì chiến lược khách hàng đóng vai trò quan trọng, có tác động tới sự thành công trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng[1].
1.4.2.3. Các phương thức huy động vốn
Để thực hiện tốt công tác huy động vốn, các NHTM thường đưa ra nhiều hình thức huy động vốn đa dạng. Nguồn vốn ngân hàng huy động được nhiều hay ít chủ yếu phụ thuộc vào các hình thức huy động vốn mà ngân hàng đó áp dụng. Một ngân hàng áp dụng tốt và đa dạng các hình thức huy động vốn sẽ tạo ra nhiều cơ hội để
31
khách hàng lựa chọn sản phẩm, đáp ứng các nhu cầu của họ.
Các ngân hàng ngày càng tạo được sự khác biệt hóa trong các sản phẩm huy động vốn của mình để từ đó tạo lập được nhiều nguồn vốn hơn từ cá nhân và các tổ chức. Các sản phẩm huy động vốn của NHTM gắn liền với sự phong phú về kỳ hạn, lãi suất hấp dẫn, qua đó ngày càng đáp ứng được nhu cầu cao của khách hàng, từng bước tiếp cận được nhiều khách hàng từ các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Một NHTM có sản phẩm đánh đúng vào tâm lý, sở thích của khách hàng thì càng thu hút khách hàng muốn gửi tiền vào ngân hàng hơn là tìm một kênh đầu tư khác sinh lợi nhiều hơn. Vì vậy các ngân hàng thương mại luôn thay đổi để phù hợp với nền kinh tế qua đó gia tăng năng lực cạnh tranh về các dòng sản phẩm huy động với các ngân hàng đối thủ[9].
1.4.2.4. Ảnh hưởng của lãi suất huy động
Lãi suất là giá cả sử dụng tiền tệ, do đó cả người cho vay và người đi vay đều quan tâm đến giá cả, tức lãi suất. Đã là giá thì phải tuân thủ theo quy luật cung cầu thị trường, nên về cơ bản mức lãi suất thị trường là yếu tố khách quan không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người đi vay hay người cho vay mà người ta thường gọi là mặt bằng lãi suất. Vậy, yếu tố lãi suất tác động như thế nào đến huy động vốn của ngân hàng? Chúng ta thấy rằng, nếu tăng lãi suất huy động vốn thì ngay lập tức thu hút người gửi tiền, và nếu giảm lãi suất cho vay thì lập tức hấp dẫn người đi vay. Việc tăng giảm lãi suất như vậy nhìn có vẻ như rất dễ làm, nhưng các ngân hàng không thể làm tùy tiện, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Như vậy, lãi suất rất nhạy cảm với khách hàng dù họ là người gửi tiền cũng như người đi vay. Việc tăng giảm lãi suất rất dễ làm nhưng các ngân hàng không thể làm tùy tiện bởi nó sẽ làm giảm kết quả kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được điều này các ngân hàng luôn sử dụng lãi suất là công cụ đắc lực để thu hút khách hàng gửi tiền.
Do nhu cầu của người gửi tiền là khác nhau nên để thỏa mãn nhu cầu của người gửi tiền thì ngân hàng cần phải có những chính sách lãi suất huy động vốn thích hợp với từng loại tiền gửi.
32
Đối với tiền gửi không kỳ hạn: bởi mục đích chính của công cụ này là thu hút nguồn không phải là lãi suất mà là chất lượng và các tiện ích dịch vụ của ngân hàng cung cấp.
Với tiền gửi có kỳ hạn: mục đích chính của loại tiền gửi này là đầu tư lấy lãi do đó, yếu tố lãi suất rất quan trọng. Khi muốn thu hút tiền gửi có kỳ hạn thì ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất hợp lý đồng thời tìm giải pháp giảm chi phí hoạt động để duy trì lãi suất hấp dẫn đối với người gửi tiền. Ngoài mức lãi suất hấp dẫn, thì ngân hàng cũng phải áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo các tiêu chí về kỳ hạn, số dư tiền gửi, phương thức trả lãi,... và áp dụng thêm các tiện ích kèm theo như cầm cố, chiết khấu,... cùng các biện pháp khuyến khích khác như quà tặng, mở các đợt tiết kiệm dự thưởng nhằm thu hút người gửi tiền
1.4.2.5. Uy tín của ngân hàng
Uy tín của ngân hàng bao giờ cũng trở thành tiêu điểm cho khách hàng lựa chọn, ngân hàng có uy tín sẽ được nhiều khách hàng đến giao dịch bởi đối với người gửi tiền thì yếu tố an toàn cho tài sản cho họ luôn đặt lên hàng đầu sau đó mới là yếu tố lãi suất. Không có người nào lại muốn gửi tiền vào một ngân hàng không có uy tín, bộ máy quản trị yếu kém.
Ngoài ra, thâm niên của ngân hàng cũng là một trong những yếu tố để khách hàng lựa chọn gửi tiền. Vì thâm niên tạo nên uy tín, chất lượng cũng như hiệu quả của các dịch vụ được cung cấp. Hơn nữa, một ngân hàng càng lâu năm thì quy mô tài sản sẽ lớn, các sản phẩm dịch vụ và các tiện ích ngân hàng cũng sẽ đa dạng, phong phú hơn.
Để tạo dựng được hình ảnh riêng của mình mỗi ngân hàng đều chú trọng tạo dựng hình ảnh riêng của mình trong suy nghĩ của khách hàng. Một ngân hàng lớn, thường có uy tín và có lợi thế hơn trong hoạt động huy động vốn. Chính sự tin tưởng của khách hàng đã tạo ra nguồn vốn của ngân hàng được ổn định và tiết kiệm chi phí đáng kể trong hoạt động huy động. Ngay cả trong điều kiện lãi suất tiền gửi tại ngân hàng có uy tín thấp hơn so với một số ngân hàng khác, nhưng với uy tín của ngân hàng người gửi tiền vẫn lựa chọn ngân hàng đó để gửi mà không tìm
33
những nơi trả lãi hấp dẫn hơn bởi họ tin rằng khi gửi vào ngân hàng đó đồng vốn của mình sẽ được an toàn.
1.4.2.6. Mạng lưới kênh phân phối
Kênh phân phối là phương tiện đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng. Như vậy kênh phân phối là một yếu tố quyết định đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Giúp kết nối giữa ngân hàng với khách hàng, cho phép ngân hàng nắm bắt nhu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu thực tế, tăng khả năng huy động vốn. Với mạng lưới kênh phân phối hoạt động hiệu quả, hình ảnh cũng như uy tín của ngân hàng sẽ được gia tăng.
Thông thường NHTM có hai kênh phân phối sản phẩm dịch vụ là kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đai.
Vối với kênh phân phối truyền thống: ngân hàng mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch để đáp ứng sự thuận tiện cho khách hàng, giúp ngân hàng biết được mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Kênh phân phối hiện đại: kênh phân phối hiện đại ra đời trên cơ sở tiến bộ của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng hiện đại cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử online như internet banking, Mobile banking.. .giúp ngân hàng đa dạng các sản phẩm dich vu, ngoài ra ứng dụng còn cho phép khách hàng có thể gửi tiết kiệm, xem số dư tài khoản, thực hiện thanh toán và các giao dịch khác tại bất cứ nơi nào và bất cứ thời điểm nào. Đây là những tiện ích làm tăng tính cạnh tranh và gia nhập vào thị trường tài chính toàn cầu. Như vậy, với kênh phân phối hiện đại thì rào cản về không gian và thời gian đã bị xoá bỏ. Có thể khẳng định rằng, hoàn thiện và phát triển kênh phân phối hiện đại đang là xu thế cạnh tranh chủ yếu của các NHTM trên thế giới[7].