Kinh nghiệm về hoạt động huy động vốn của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu 0826 nâng cao chất lượng huy động vốn tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) – chi nhánh hà nội (Trang 40 - 84)

thương

mại và bài học đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi

34

thương mại khác.

Địa bàn Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai cả nước chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 8 triệu dân, mật độ dân cư lớn. Là thành phố có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, hội nhập và cởi mở. Tập trung gần như 100% hệ thống Trụ sở chính, chi nhánh của hơn 30 Ngân hàng TMCP trong nước, cũng như chi nhánh các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Mọi điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất của các Ngân hàng hầu như đều được tập trung tại đây, cùng với đó là sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng TMCP tại Hà Nội là rất cao, bên cạnh đặc điểm dân cư đã tiếp cận, am hiểu về tài chính và ngân hàng. Chính vì thế, việc thu hút khách hàng và huy động vốn đối với BIDV Hà Nội là vấn đề không hề đơn giản.

Ngân hàng thương mại với đặc thù là kinh doanh tiền tệ thông qua các nghiệp vụ huy động và cho vay, với những kinh nghiệm dày dặn của mình luôn luôn phải đưa ra những chiến lược kinh doanh mới mẻ và phù hợp. Nhằm thu hút nguồn vốn thì các NHTM phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng dưới nhiều hình thức tại từng thời điểm và đoạn thì trường với nhiều cách tiếp cận: phát triển theo đối tượng khách hàng, kênh phân phối, tính năng gói dịch vụ mà ngân hàng cung cấp theo thời điểm sự kiện trong năm.

Có thể nói hầu hết các ngân hàng đều chú trọng phân theo nhóm khách hàng để phục vụ công tác huy động động vốn theo nhu cầu của khách hàng, nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng doanh nhiệp. Một số ngân hàng như: Vietcombank, Vietinbank hay MB. là những ngân hàng hiện đang có chất lượng và hoạt động kinh doanh, chiếm cấu phần khách hàng khá tốt trên thị trường. Họ có cách phân loại khách hàng ưu tiên theo mức độ thường xuyên gửi tiết kiệm tại ngân hàng, định hạng khách hàng theo số dư tiền gửi. Số dư tiền gửi càng lớn, kỳ hạn gửi càng dài sẽ càng có nhiều ưu đãi về lãi suất. Bên cạnh đó, một số ngân hàng có tỷ trọng khách hàng nhỏ hơn trên thị trường khác thường phát triển các sản phẩm huy động vốn theo gói kết hợp với các ưu đãi về độ tuổi, ngành nghề hoặc kết hợp với chương trình học đường, kết hợp với bảo hiểm nhân thọ (Sacombank, Bảo Việt bank hay Techcombank.), tích lũy kiều hối (Vietcombank)

35

về chăm sóc khách hàng: Bên cạnh chiến lược cung cấp các sản phẩm đa dạng thì việc chăm sóc khách hàng được ưu tiên ngay khi khách hàng đến giao dịch, đây là bước ban đầu để tạo được hình ảnh của ngân hàng với khách hàng. Hiện nay, rất nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường đầu tư vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, tươi mới với đội ngũ nhân viên trực tiếp làm việc với khách hàng trẻ trung, có ngoại hình tốt, xử lý thông tin khách hàng một cách chuyên nghiệp, tạo ấn tượng tốt với khách hàng là những điểm cộng đáng kể mà các ngân hàng cần lưu tâm (Tiên Phong Bank, VP Bank, Á Châu...). Bên cạnh việc cung cấp sản phẩm dịch vụ và chăm sóc chuyên nghiệp khách hàng, một số ngân hàng còn triển khai hệ thống quản trị quan hệ khách hàng như: Call Center, Hotline 24/7, Khu vực phục vụ khách hàng Private riêng. nhằm mục đích thỏa mãn tối đa nhu cầu chăm sóc khách hàng trước trong và sau như: Thăm hỏi khách hàng nhân ngày lễ lớn, sự kiện nhân dịp sinh nhật qua SMS Banking, chế độ chăm sóc riêng khi khách hàng đến giao dịch.

Đặc biệt đối với chiến lược chăm sóc khách hàng trên địa bàn Hà Nội, một số ngân hàng như Techcombank, Bắc Á Bank. còn áp dụng những chính sách vô cùng linh hoạt trong khung giờ phục vụ khách hàng. Một bộ phận cán bộ giao dịch vẫn được phân công thực hiện trực trong giờ nghỉ trưa để phục vụ được tất cả các nhóm khách hàng bận rộn, không sắp xếp được thời gian giao dịch trong giờ hành chính. Đây là một trong những dịch vụ rất thiết thực và đáp ứng được nhu cầu giao dịch của một lượng khá lớn khách hàng hiện đang công tác trên địa bàn.

Ngoài ra, chính sách Marketing của một số ngân hàng khác như Sacombank, VIB...trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng làm rất tốt. Đem lại nhiều kinh nghiệm quý báu để BIDV nhìn vào và rút kinh nghiệm. Cụ thể là để xây dựng cho mình một chiến lược khoanh vùng khách hàng mục tiêu nhất định, các ngân hàng này đã tổ chức các đợt marketing, quảng cáo, xây dựng sản phẩm để chào bán ra thị trường nhắm tới chỉ một sản phẩm cụ thể. Khiến khách hàng dễ dàng định vị được sản phẩm “key” của ngân hàng.

36

lãi suất, được áp dụng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế theo dõi diễn biến lãi suất trên thị trường nhằm nắm bắt những tác động tích cực tới hoạt động huy động vốn. Đối với khách hàng truyền thống, khách hàng có số dư tiền gửi lớn sẽ được cân nhắc áp dụng lãi suất ưu đãi phù hợp với điều kiện của từng chi nhánh (Vietinbank, Sacombank, SHB...)

về công nghệ: Quan tâm phát triển đầu tư, hiện đại hoá công nghệ một cách đồng bộ chú trọng chất lượng dịch vụ huy động vốn để đáp ứng được các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế; không ngừng tìm kiếm và nâng cấp công nghệ áp dụng ứng dụng công nghệ hiện đại có nhiều tiện ích trong lĩnh vực ngân hàng như thanh toán, nhận và gửi tiền, hệ thống ATM thông minh...(MB, TP Bank...)

về các chương trình khuyến mại: hầu hết các NHTM trên địa bàn thành phố Hà Nội đều áp dụng nhằm thu hút khách hàng: Có thể nói đến ngân hàng Techcombank, MB hay TP Bank. hiện đang là các đơn vị đi đầu trong việc phát triển và triển khai các chương trình miễn phí chuyển tiền qua tài khoản, miễn phí phát hành thẻ, miễn phí chọn tài khoản số đẹp. nên đã thu hút được nhiều nguồn vốn vào tài khoản tiền gửi thanh toán. Bên cạnh đó các NHTM thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi cạnh tranh hấp dẫn, ấn tượng thường là vào các mốc thời gian mang ý nghĩa sự kiện trong năm như: Chúc mừng năm mới, quốc khánh, sinh nhật, thành lập ngành. Các hình thức khuyến mại cũng rất đa dạng: Thẻ chi tiêu tại siêu thị, các hệ thống hay trung tâm thương mại, bốc thăm trúng thưởng, quay số trúng thưởng, đều hấp dẫn thu hút được phần đông khách hàng tham gia gửi tiết kiệm tạo động lực cho hoạt động huy động vốn được phát triển về số lượng và chất lượng.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Nam - Chi nhánh Hà Nội

Hiệu quả hoạt động huy động vốn luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của mọi Ngân hàng. Cũng như các Ngân hàng khác, BIDV Hà Nội luôn ý thức được rằng việc ổn định, phát triển và tăng trưởng nguồn vốn là động lực tạo đà cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ khác. Từ những kinh nghiệm huy động

37

vốn của các NHTM trên địa bàn, BIDV Chi nhánh Hà Nội có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau:

Ve hình thức huy động vốn: Việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ là rất cần thiết sẽ giúp ngân hàng đáp ứng tối ưu hóa nhu cầu của khách hàng, tăng cường tiếp cận các đối tượng khách hàng. Đáp ứng được đầy đủ hơn nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Để phát triển được khách hàng tiềm năng, khách hàng mới đồng thời luôn quan tâm đến khách hàng hiện có, giữ được khách hàng truyền thống thì việc tuyên truyền quảng bá đưa ra các sản phẩm mới với nhiều tiện ích sẽ ấn tượng với khách hàng, khách hàng cảm thấy hài lòng.

Về chính sách huy động vốn: Cần có chính sách huy động vốn linh hoạt trên cơ sở cơ chế chính sách của Nhà nước. Có thể sắp xếp phân loại khách hàng khách hàng thành những nhóm theo những chỉ tiêu nhất định như: Nhu cầu, số dư tiền gửi, kỳ hạn... từ đó, giúp ngân hàng đưa ra những chính sách đặc thù nhằm định hạng và phân nhóm phù hợp với từng nhóm khách hàng, tập trung khai thác triệt để nhóm sản phẩm dịch vụ. Như vậy việc lắm bắt nhu cầu của khách hàng sẽ dễ dàng hơn, để làm được điều này ngân hàng cần phải không ngừng nghiên cứu để hiểu được sâu sắc về từng nhóm khách hàng cụ thể nhằm đưa ra những chính sách hợp lý theo từng nhóm.

Về lãi suất huy động: Chủ động thực hiện cơ chế lãi suất linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường theo từng thời điểm. Chủ động nghiên cứu thị trường để có chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, linh hoạt thu hút khách hàng đến gửi tiền.

Hoàn thiện và phát triển hơn nữa các dịch vụ chăm sóc khách hàng, thỏa mãn tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng, gây dựng niềm tin, hình ảnh đẹp để xây dụng một lượng khách hàng trung thành ngày càng lớn.

Thực hiện rà soát và hoàn thiện quy trình, thủ tục nghiệp vụ huy động vốn để đảm bảo cho khách hàng cảm thấy yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng: Chương trình cảnh báo rủi ro, chương trình giám sát hệ thống về các giao dịch huy động vốn an toàn bảo mật, hạn chế tối đa rủi ro hoạt động trong hệ thống nhằm gây dựng thương hiệu tạo dựng uy tín.

38

Tăng cường đổi mới công nghệ thông tin: Đây là công việc tạo nên sự phát triển của cả hệ thống của ngân hàng. Với số lượng khách hàng cũng như số lượng các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú. Do vậy ngân hàng sẽ không thể phát triển sẽ không hiện đại nếu thiếu công nghệ. Với công nghệ thông tin hiện đại ngân hàng sẽ giảm tải được rất nhiều thủ tục rườm rà, quy trình phức tạp, qua đó giúp nhà quản lý cũng như nhân viên làm nghiệp vụ giải phóng được công việc một cách nhanh chóng, tăng nâng suất lao động, tăng thời gian để tìm kiếm khách hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 của đề tài đã trình bày được các vấn đề liên quan đến Tổng quan về Ngân hàng thương mại, những vấn đề cơ bản về nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của NHTM. Đề cập cách phân loại nguồn vốn, các hình thức huy động vốn và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động huy động vốn.

“Chất lượng huy động vốn”: Là sự phản ánh trình độ, khả năng đảm bảo thực hiện công tác huy động vốn có kết quả cao với chi phí nhỏ nhất. Có nghĩa là đối với mặt lượng: hiệu quả huy động vốn biểu hiện giữa kết quả thu được (số lượng, thời hạn...) và chi phí bỏ ra.

Nói cách khác: Chất lượng huy động vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh sự chính xác, tính hiệu quả của việc lựa chọn các phương thức huy động vốn nhằm đảm bảo tăng trưởng ổn định, cân đối và phù hợp giữa nguồn vốn huy động với nhu cầu sử dụng vốn. Đảm bảo cơ cấu tối ưu với chi phí vốn thấp nhất. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của một NHTM.

Thông qua tổng quan đó thấy được huy động vốn là nghiệp vụ rất quan trọng trong hoạt động của NHTM, đây được xem là tiền đề cho sự phát triển của các nghiệp vụ ngân hàng khác như tín dụng, thanh toán,... Có thể nói, nếu làm tốt công tác huy động vốn thì ngân hàng sẽ có được chiếc “chìa khóa” quan trọng góp phần tạo nên lợi nhuận chủ yếu, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng uy tín, và phòng chống rủi ro thanh khoản trong mọi hoạt động kinh doanh của mình.

39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

- CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Nam -

Chi nhánh Hà Nội.

2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Nam - Chi

nhánh Hà Nội

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Tên chi nhánh: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

- Địa chỉ: Số 4B Lê Thánh Tông, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Điện thoại: 024.3972.5577 - Website: www.bidv.com.vn

- Năm thành lập: 1957

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Qua 60 năm trưởng thành và phát triển, đến nay BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam.

Đến năm 1981, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã đổi tên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và tách khỏi Bộ Tài Chính, trực thuộc NHNN Việt Nam theo Quyết định số 259-CP 24 tháng 6 năm 1981, trong đó nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của

40

Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, t ừng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trong thời kỳ này và với mục đích hoàn thiện hệ thống Ngân hàng cho phù hợp với cơ chế thị trường, ngày 26/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đến năm 1994 với Quyết định số 654/QĐ-TTg ngày 08/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách và tín dụng theo kế hoạch nhà nước từ BIDV về Tổng cục Đầu tư (trực thuộc Bộ Tài chính) và Quyết định 293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam cho phép BIDV được kinh doanh đa năng như một NHTM, BIDV đã thực hiện những bước chuyển đổi cấu trúc cơ bản, định hướng kinh doanh mạnh mẽ theo hướng một ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động đa ngành, kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu lợi nhuận. Những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên BIDV đã góp phần tíchcực trong sự nghiệp đổi mới kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; khẳng định vai trò và vị trí của BIDV trong hoạt động ngân hàng; và đặc biệt, đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận với danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”.

Ngày 01/09/2020 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 1974/QĐ- NHNN chuyển đổi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ doanh nghiệp nhà nước thành loại hình Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và tiến hành cổ phần hóa theo tiến trình đã được Thủ trưởng Chính phủ phê duyệt. Ngày 28/12/2020, BIDV đã phát hành thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Ngày 30/11/2020, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 2124/QĐ-TTG về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Ngày 01/05/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Một phần của tài liệu 0826 nâng cao chất lượng huy động vốn tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) – chi nhánh hà nội (Trang 40 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w