Những tồn tại và nguyên nhân 1 Những tồn tạ

Một phần của tài liệu 0831 nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 94)

C cu 1915 KH đ— c x ph ng ạ 35.0%

2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân 1 Những tồn tạ

2.5.2.1. Những tồn tại

Một là, ngân hàng chưa khai thác tối đa các nguồn thông tin. Ngân

hàng mới chỉ chủ yếu dựa vào thông tin của DN cung cấp và thơng tin có được do q trình xuống cơ sở khảo sát cũng như thơng tin từ Trung tâm tín dụng CIC, báo, đài, internet...Cịn các thơng tin từ nguồn khác như: các đối thủ cạnh tranh, các ngân hàng có quan hệ với DN, các cơ quan quản lý nhà nước thì hiệu quả khai thác chưa cao do thiếu cơ sở thẩm định chất lượng nguồn thông tin này. Ngay cả Trung tâm thơng tin tín dụng CIC cũng có độ cập nhật không cao và các chỉ số cịn chung chung. Những thơng tin cần thiết để xác định lịch sử, độ tin cậy của ban điều hành doanh nghiệp hầu như khơng có. Trong khi chưa hình thành một cơ sở dữ liệu, thông tin chung về khách hàng đầy đủ như: lịch sử hình thành và quá trình phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, đội ngũ điều hành thì hệ thống thơng tin nội bộ của VCB cịn kém cập nhật. Chính vì vậy, VCB chưa khai thác hết các nguồn thơng tin từ bên ngồi doanh nghiệp vay vốn và cũng chưa khai thác thực sự hiệu quả các nguồn thông tin bên trong doanh nghiệp. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chất lượng phân tích TCDN vay vốn chưa cao trong thời gian qua.

Hai là, cơng tác tổ chức phân tích tuy đã được quan tâm đổi mới nhưng chưa đồng bộ. Quy trình phân tích đã được VCB quan tâm đổi mới

nhưng ở một số chi nhánh chưa thể áp dụng được do chất lượng cán bộ phân tích chưa đáp ứng được với quy trình mới. Hoặc việc áp dụng quy trình phân tích mới dẫn tới kéo dài thời gian thẩm định và phát sinh chi phí khiến khách hàng khơng chấp nhận được... Từ đó địi hỏi phải có một quy trình phân tích khoa học, đồng bộ và phù hợp với trình độ năng lực phân tích của đội ngũ cán bộ để quy trình mới khơng gây phiền phức cho khách hàng mà ngược lại có thể tạo ra những giá trị gia tăng đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Ba là, việc phân tích các chỉ tiêu tài chính chưa thực sự đầy đủ và chi tiết, chưa bao qt tồn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngân

hàng cịn chưa quan tâm đến việc phân tích vốn lưu động rịng, nhu cầu vốn lưu động và việc phân tích các chỉ tiêu tài chính trong một số trường hợp cịn chưa đầy đủ. Cán bộ tín dụng mới chỉ tập trung phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và khả năng hoạt động của DN mà thiếu quan tâm đầy đủ tới nhóm hệ số phản ánh cơ cấu nợ và tỷ suất tự tài trợ. Đặc biệt là chưa đánh giá được khả năng cạnh tranh cũng như mức độ rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy mà trong q trình phân tích, cán bộ tín dụng chưa thấy hết được năng lực tài chính thực sự cũng như những rủi ro tài chính tiềm tàng của DN. Đây chính là ngun nhân dẫn đến tình trạng thơng tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng trong thời gian qua. Nghĩa là ngân hàng chưa đánh giá đầy đủ về bản chất thực sự của tình hình TCDN.

Bốn là, chưa có hệ thống chỉ tiêu tài chính trung bình ngành làm tiêu chuẩn và chưa có sự so sánh tương quan ngành.

Với bất kỳ loại hình DN nào, hoạt động sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực nào thì ngân hàng đều lấy một mức nhất định làm cơ sở, căn cứ cho việc đánh giá tài chính là tốt hay khơng tốt. Vi dụ, với hệ số thanh tốn ngắn hạn thì tiêu chuẩn đánh giá tình hình tài chính tốt là lớn hơn 2; hệ số thanh toán nhanh là lớn hơn hoặc bằng 1; hệ số thanh toán nhanh tức thời là lớn hơn hoặc bằng 0,5. Thực ra đây cũng chính là các tiêu chuẩn chung để đánh giá tình hình tài chính DN cho

mọi đối tượng. Hạn chế này trong nhiều trường hợp dẫn đến đánh giá tình hình tài chính DN một cách sai lầm bởi vì các loại hình DN khác nhau có quy mơ hoạt động khác nhau và kết quả xếp hạng cũng khác nhau. Đặc biệt, các DN kinh doanh ở các ngành nghề/lĩnh vực khác nhau cũng có tiêu chuẩn tài chính khác nhau. Thêm vào đó, mặc dù cán bộ tín dụng đánh giá tương đối đầy đủ về các nội dung phản ánh năng lực tài chính của DN, nhưng những đánh giá đó mới chỉ nêu lên được xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính qua các thời điểm nhất định mà chưa có sự so sánh với DN hoạt động trong cùng lĩnh vực. Điều này đã làm cho cán bộ tín dụng khơng thấy được tình hình tài chính của các DN vay vốn trong mối quan hệ so sánh với những doanh nghiệp cùng loại trong cùng ngành, do đó kết quả đạt được qua việc đánh giá sẽ khơng thể hiện rõ sức mạnh tài chính của DN so với những DN khác trong nền kinh tế.

Năm là, chất lượng tín dụng tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro do nợ quá hạn được xử lý từ nguồn trích lập dự phịng rủi

ro khá lớn, số nợ quá hạn được thu hồi khơng nhiều và vẫn cịn nợ quá hạn phát sinh mới. Trong những năm qua, VCB đã có nhiều nỗ lực tái cơ cấu làm mạnh hoá bảng tổng kết tài sản và tăng cường sức mạnh tài chính thơng qua việc tập trung xử lý nợ xấu, nâng vốn chủ sở hữu và tập trung trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ theo quy định. Tuy số nợ được xử lý đưa ra theo dõi ngoại bảng khá nhiều nhưng số nợ được thu hồi từ nhóm này cịn thấp đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0831 nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w