C cu 1915 KH đ— c x ph ng ạ 35.0%
3.2.4.1 Hoàn thiện các phương pháp đang sử dụng
Trong hệ thống VCB, phương pháp phân tích mà cán bộ tín dụng sử dụng trong phân tích chủ yếu là các phương pháp truyền thống như: Phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số, phương pháp phân tích xu hướng, phương pháp phân tích cơ cấu và kết hợp giữa các phương pháp này.
Tuy nhiên, trong phương pháp so sánh cán bộ chỉ so sánh giữa các kỳ báo cáo đối với bản thân doanh nghiệp là chính. Do vậy, cần bổ sung thêm việc so sánh với các doanh nghiệp khác có điều kiện hoạt động tương tự hoạt động trong cùng lĩnh vực. Việc so sánh này có thể thực hiện ngay đối với các doanh nghiệp cùng ngành đang có quan hệ với hệ thống ngân hàng Cơng thương. Qua đó sẽ xác định được lợi thế hay bất lợi của doanh nghiệp để có kết quả phân tích và dự đốn chính xác.
Ngồi ra, cũng cần thực hiện so sánh tình hình thực hiện với kế hoạch đặt ra của doanh nghiệp, qua đó có thể xem xét mức độ hoàn thành kế hoạch đặt ra, đánh giá được tính chính xác trong việc lập và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp. Ngân hàng thẩm định một cách độc lập và có những nguồn thơng tin riêng nhưng với một số chỉ tiêu, nhất là những chỉ tiêu kế hoạch vẫn phải dựa trên nguồn số liệu mà khách hàng cung cấp. Neu việc lập và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp trong quá khứ có độ chuẩn xác cao thì sẽ có cơ sở tin cậy hơn đối với những số liệu kế hoạch của khách hàng khi ra quyết định tài trợ vốn của ngân hàng.
Việc phân tích tài chính cịn được thực hiện qua việc tính tốn các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Sau đó, cán bộ phân tích sẽ thể hiện các số liệu đó trên các bảng số liệu. Tuy nhiên, đôi khi việc nắm bắt thông tin qua các bảng số biểu nhiều khi gặp một số trở ngại nhất định. Thể hiện các số liệu tính tốn được thơng qua hệ
thống đồ thị sẽ là một cách ghi nhận thông tin một cách nhanh nhất và dễ nhớ nhất.
Xuất phát từ điều đó, có thể thấy trong phân tích TCDN vay vốn, cán bộ phân tích nên sử dụng biểu diễn thơng qua các đồ thị. Phương pháp này cung cấp cho các đối tượng sử dụng kết quả phân tích một cái nhìn trực quan, rõ ràng, mạch lạc về sự biến đổi của các chỉ tiêu phân tích.
Để nâng cao chất lượng phân tích TCDN nhằm hạn chế rủi ro thì VCB cần từng bước chuẩn hóa cơng tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, do vậy mà việc xây dựng và áp dụng một quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng khoa học đóng vai trị rất quan trọng. Tham khảo một số mơ hình chấm điểm tín dụng đang được áp dụng phổ biến trên thế giới, để phân loại doanh nghiệp, ngân hàng cần dựa vào hai nhóm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Neu việc đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp chỉ dựa vào các chỉ tiêu tài chính thì sẽ gặp khó khăn, đặc biệt với đặc điểm của các doanh nghiệp Việt Nam khi mà các báo cáo tài chính ln được xem là khơng đáng tin cậy, chưa được kiểm tốn. Chính vì vậy mà đơi khi, các chỉ tiêu tài chính khơng được chú trọng bằng các chỉ tiêu phi tài chính, nếu phân tích chỉ hồn tồn dựa vào báo cáo tài chính thì sẽ khơng khơn ngoan. Do đó, cần kết hợp các chỉ tiêu phi tài chính và các chỉ tiêu tài chính để đưa ra một chỉ tiêu đánh giá duy nhất để kết quả đánh giá hiệu quả hơn.
Nhóm các chỉ tiêu tài chính gồm: vốn kinh doanh, doanh thu thuần, nhóm chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh tốn nhanh, khả năng thanh tốn tức thời), nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động (vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu nợ bình quân...), chỉ tiêu về hệ số nợ (nợ phải trả trên tổng tài sản, nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu.), nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh ( lợi nhuận trước thuế trên doanh thu.)
Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính gồm: năng lực điều hành của ban giám đốc, mơi trường kinh doanh, tính khả thi của phương án kinh doanh, triển vọng phát triển ngành, giá trị thương hiệu, vị thế cạnh tranh, tác động của môi trường.
Đánh giá dựa trên những thang điểm cụ thể sẽ giảm được tính chủ quan của người phân tích, khơng u cầu người phân tích có nhiều kinh nghiệm, chỉ cần thực hiện theo thang điểm hướng dẫn rồi quy về một con số cụ thể để đánh giá nó, khơng phụ thuộc vào đánh giá của từng người. Bên cạnh đó, kết quả đánh giá sẽ giảm đáng kể sự chênh lệch. Bởi việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng là quy hoạt động của doanh nghiệp từ nhiều chỉ tiêu khác nhau về một yếu tố là điểm tín dụng của doanh nghiệm, là một chỉ tiêu tổng quát, khái qt nhất.
Ngồi ra, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng và ngân hàng cũng là một tiêu chí rất quan trọng trong việc chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng. Các ngân hàng nên xem xét nhóm chỉ tiêu là tình hình phát sinh nợ quá hạn, số lần khách hàng xin gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số lần chậm trả lãi vay, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửi...
Đặc biệt lưu ý đến đặc thù và lợi thế của từng ngành kinh tế trong việc xây dựng mơ hình chấm điểm nội bộ. Neu khách hàng thực hiện kinh doanh đa ngành nghề thì sẽ phân loại theo lĩnh vực đem lại tỷ trọng doanh thu cao nhất cho khách hàng.