Bổ sung phương pháp phân tích mớ

Một phần của tài liệu 0831 nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 115)

C cu 1915 KH đ— c x ph ng ạ 35.0%

3.2.4.2. Bổ sung phương pháp phân tích mớ

Ngồi việc sử dụng các biện pháp truyền thống với thế mạnh là dễ hiểu, dễ sử dụng, VCB nên áp dụng thêm các phương pháp phân tích mới tiên tiến và khoa học đã được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển.

Phương pháp phân tích Dupont là một phương pháp phù hợp vì nó cho

phép phân tích một chỉ tiêu tài chính tổng hợp thành một hàm số của các chỉ tiêu tài chính khác có liên quan để thực hiện việc phân tích tách đoạn. Đây là một phương pháp rất khoa học.

Đặc biệt, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, phân tích TCDN vay vốn khơng chỉ giúp lãnh đạo ngân hàng đưa ra những quyết định tín dụng phù hợp mà ngân hàng cịn có vai trị tư vấn giúp doanh nghiệp nhìn nhận thực trạng tình hình tài chính của mình để có biện pháp khắc phục những tồn tại và có định hướng phát triển đúng đắn với mục tiêu cuối cùng là hai bên hợp tác, cùng phát triển. Do vậy, phương pháp phân tích Dupont với ưu điểm là tính khoa học

và phân tích rõ được nguyên nhân, bản chất của sự biến động cùng mối liên hệ giữa các nguyên nhân đó lại càng cần thiết được áp dụng.

Phương pháp phân tích điểm số Z : Đây là phương pháp do E.I.Altman

xây dựng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Các chỉ số này có vai trị trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người đi vay trong quá khứ. Phương pháp có dạng:

Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5

Trong đó, đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: Xj là trị số của các chỉ số tài chính của người vay và tầm quan trọng của chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

X1 = Vốn lưu động ròng/ Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản

X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ tổng tài sản X4 = thị giá cổ phiếu/ giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5 = doanh thu/ tổng tài sản

Neu trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp, khoản cho vay càng an toàn, khi trị số Z thấp hoặc âm thì khách hàng sẽ thuộc nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Theo mơ hình điểm Z của Altman, bất cứ doanh nghiệp vay vốn nào có điểm Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao, do đó, các ngân hàng sẽ khơng chấp nhận cấp tín dụng cho khách hàng đến khi họ cải thiện được hệ số Z lớn hơn 1,81.

Phương pháp phân tích SWOT:

Đây là phương pháp được sử dụng để đánh giá điểm mạnh ( S ), điểm yếu (W ), cơ hội ( O ) và thách thức ( T ) của doanh nghiệp vay vốn trên các khía cạnh chủ yếu như: Thị trường; Sản phẩm dịch vụ; Thị phần sản phẩm dịch vụ. Phương pháp này nhanh chóng giúp cán bộ phân tích xác định được vị thế và sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường được đặt trong mối tương quan với doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành nghề và trên một địa bàn cụ thể.

Phương pháp tổng hợp:

Các doanh nghiệp vay vốn hiện nay thường hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, thị trường đầu vào, đầu ra rất phức tạp, tình hình cạnh tranh rất khốc liệt, doanh nghiệp hoạt động mà không lường hết được rủi ro và phần lớn báo cáo tài chính của họ chưa được kiểm tốn nên việc áp dụng riêng rẽ một phương pháp phân tích tài chính cụ thể nào cũng có những hạn chế nhất định. Vi vậy, việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nêu trên là một phương pháp được đánh giá cao trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Vấn đề quan trọng nhất đặt ra đối với phương pháp này là việc xác định thứ tự áp dụng các phương pháp khác nhau để tránh việc phân tích trùng lặp các phương pháp cho một đối tượng phân tích cụ thể. Để làm được việc đó ta cần xác định cấu trúc của một bản báo cáo phân tích TCDN vay vốn gồm các phần cụ thể như sau:

Phần thứ nhất là phần thông tin tổng quan về khách hàng: Ở phần này

chúng ta chúng ta sử dụng phương pháp thống kê thuần tuý để liệt kê những thông tin về pháp lý và lịnh sử hình thành phát triển của doanh nghiệp vay vốn; loại hình doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh; cơ cấu vốn chủ sở hữu; mơ hình tổ chức hoạt động và đánh giá năng lực nhận sự của khách hàng.

Phần thứ hai là phần năng lực cạnh tranh của khách hàng: Ở phần này

chúng ta sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh ( S ), điểm yếu (W ), cơ hội ( O ) và thách thức ( T ) của doanh nghiệp vay vốn trên các khía cạnh chủ yếu như: Thị trường; Sản phẩm dịch vụ; Thị phần sản phẩm dịch vụ thơng qua việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, tình hình ngành hàng trên thị trường, triển vọng của ngành trong thời gian tới và đánh giá các tác động của tình hình ngành, xu hướng phát triển của ngành đối với khách hàng.

Phần thứ ba là phần đánh giá năng lực tài chính khách hàng: Ở phần này

chúng ta sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số, phương pháp phân tích xu hướng, phương pháp phân tích cơ cấu, phương pháp phân tích Dupont và kết hợp giữa các phương pháp này để đánh giá tình hình tài chính

khách hàng trên các phương diện chủ yếu như Tình hình tăng trưởng; Chất lượng tài sản; Các chỉ số thanh khoản; Các chỉ số hoạt động; Các chỉ số cân nợ; Các chỉ số thu nhập; Tình hình biến động tài sản nguồn vốn.

Phần thứ tư là phần đánh giá năng lực kiểm soát rủi ro của khách hàng:

Ở phần này chúng ta sử dụng phương pháp chấm điểm và phương pháp điểm Z để đo lường mức độ rủi ro có liên quan đến việc cấp tín dụng cho khách hàng.

Phần thứ năm là phần kết luận về khách hàng: Ở phần này chúng ta đưa

ra kết quả đánh giá về tình hình tài chính khách hàng của các tổ chức khác, đồng thời đưa ra kết luận cuối cùng về tình hình tài chính của khách hàng và mức phân hạng đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu 0831 nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w